Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây dành dành có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây dành dành là loại cây dược liệu quý, thuộc họ cà phê, được nhiều người chơi cây cảnh rất ưa chuộng. Cây cao trung bình từ 1 đến 2m, có lá xanh tốt quanh năm, ít rụng lá; mùa hè nở hoa và mùa thu thu hoạch quả. Vậy, uống cây dành dành có tác dụng gì cho sức khỏe?
1. Đặc điểm chung của cây dành dành
- Tên khác: Cây dành dành có tên gọi khác là thủy hoàng chi, mác làng cương (tiếng Tày) hay chi tử…;
- Tên khoa học: Gardenia jasminoides Ellis;
- Họ: Thuộc họ Thiến thảo (Rubiaceae).
1.1. Đặc điểm sinh vật
- Rễ cây: Rễ cây thuộc rễ chùm.
- Thân cây: Cây dành dành là một loại cây bụi, thường có chiều cao trung bình từ 1 đến 2 mét. Đây là một loại cây mọc xanh quanh năm.
- Lá cây: Lá cây dành dành có màu xanh lục, hình bầu dục, cách mọc đối nhau trên nhánh cây.
- Hoa: Cây dành dành thường ra hoa vào mùa hè, khoảng tháng 6 đến tháng 10. Hoa dành dành có 6 cánh với màu trắng. Hoa thường tập trung nhiều ở đầu cành với hương thơm dịu nhẹ.
- Quả: Quả dành dành có hình bầu dục, dài chừng 3cm, chứa nhiều hạt nhỏ bên trong. Quả màu vàng, có mùi thơm nhẹ và vị đắng.
1.2. Khu vực phân bố
Cây dành dành thường mọc hoang dại ở những nơi ẩm ướt, gần rạch nước. Tại Việt Nam, cây mọc nhiều ở khu vực Nam Bộ. Ngoài ra, nhiều gia đình cũng trồng cây để làm cảnh và làm thuốc chữa bệnh.
1.3. Bộ phận thường dùng
Toàn bộ cây bao gồm lá, thân cây, rễ cây và hoa của cây dành dành đều sử dụng được để làm thuốc.
1.4. Thu hái và sơ chế
Thu hái các thành phẩm của cây dành dành quanh năm. Khi thu hoạch hoa và quả chín theo mùa vào mùa hè và mùa thu.
Sau khi thu hoạch, cách sơ chế các bộ phận của cây dành dành như sau:
- Quả cây dành dành: Giữ nguyên hoặc mang đi sấy khô, phơi khô;
- Lá, thân cây, rễ cây: Rửa sạch, sau đó phơi khô để dành sử dụng dài ngày.
1.5. Cách bảo quản
Các thành phẩm của cây dành dành sau khi thu hoạch và sơ chế cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
1.6. Tính vị
Theo Đông y, cây dành dành có tính hàn và vị đắng.
1.7. Quy kinh
Theo những tài liệu Đông y, cây dành dành quy vào các kinh tam tiêu, kinh phế và kinh tâm.
2. Cây dành dành có tác dụng gì?
2.1. Theo tài liệu của Y Học Cổ Truyền:
Cây dành dành có các tác dụng điều trị các bệnh như:
- Tiêu viêm;
- Lợi tiểu;
- Cầm máu;
- Chỉ huyết;
- Thanh nhiệt, giải độc.
2.2. Theo Y Học Hiện Đại:
Lá cây dành dành có chứa hợp chất với tác dụng diệt trừ nấm tốt. Ngoài ra, cây dành dành còn được sử dụng trong điều trị những bệnh sau:
- Điều trị viêm gan, vàng da;
- Chữa chứng bí tiểu, tiểu rắt, tiểu buốt;
- Chữa chứng chảy máu cam;
- Giải độc rượu;
- Điều trị đau bụng;
- Hạ sốt;
- Điều trị đau họng;
- Điều trị đau mắt đỏ;
- Chữa bỏng;
- Chữa bong gân, đau nhức, sưng đau do gãy xương;
- Chữa mụn nhọt.
2.3. Cách dùng và liều dùng
Các thành phần của cây dành dành có thể dùng tươi trực tiếp hoặc dùng khô. Đồng thời, vị thuốc dành dành có thể kết hợp với những vị thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Về cách thực hiện, có thể dùng tươi sống, giã nát hoặc sắc, hãm với nước sôi.
Ngoài tác dụng dùng làm dược liệu, cây dành dành còn được dùng để làm gia vị chế biến và màu nhuộm.
Về liều dùng, khi điều trị bệnh, mỗi ngày nên sử dụng dược liệu dành dành khoảng 6 – 12g. Tuy nhiên, liều dùng này chỉ có tính chất tương đối và mỗi bài thuốc sẽ có cách chia liều dùng khác nhau. Bạn nên tuân thủ theo công thức liều lượng của mỗi bài thuốc và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y. Tuyệt đối, không nên lạm dụng vị thuốc hay dùng quá liều.
3. Bài thuốc từ cây dành dành chữa bệnh gì?
- Điều trị bệnh viêm gan, vàng mắt, vàng da: Chuẩn bị: 12g dành dành và 24g nhân trần, đường kính. Thực hiện: đem sắc các nguyên liệu với khoảng 600ml nước. Sắc thuốc đến khi còn khoảng 100ml thì ngưng. Cho thêm đường vào, khuấy đều. Mỗi ngày dùng một thang thuốc và chia ra thành 3 lần uống trong ngày.
- Điều trị bỏng: Chuẩn bị: quả dành dành và dầu mè. Thực hiện: lấy nhân của quả rửa sạch, để ráo nước, đốt phần nhân dành dành. Sau đó, tán thành bột mịn. Trộn bột dành dành với dầu mè. Đắp hỗn hợp bột dành dành vừa chuẩn bị với dầu mè lên vùng da đang bị bỏng. Sử dụng băng gạc để băng vết thương bị bỏng lại.
- Điều trị bong gân, đau nhức xương: Chuẩn bị một vài quả dành dành, rửa sạch trước khi chế biến. Thực hiện: giã nát quả dành dành và tán thành bột mịn. Cho thêm một ít nước sạch vào hỗn hợp, trộn đều cho đến khi hỗn hợp sền sệt. Cuối cùng, rót thêm một vài giọt rượu trắng vào hỗn hợp. Đắp hỗn hợp quả dành dành và rượu trắng lên vùng đang bị bong gân, đau nhức. Đắp thuốc 1 lần trong ngày.
- Điều trị chứng bệnh bí tiểu, són tiểu và bệnhsỏi đường tiết niệu: Chuẩn bị: 12g rễ cây dành dành, 12g lá mã đề và 12g kim tiền thảo. Thực hiện: đem rửa sạch, loại bỏ bụi và tạp chất và để ráo nước các nguyên liệu trước chế biến. Sắc các nguyên liệu, lấy nước thuốc sử dụng hàng ngày. Mỗi ngày dùng 1 thang thuốc, một liệu trình điều trị kéo dài 10 ngày.
- Điều trị đau nóng vùng dạ dày: Chuẩn bị: 7 – 9 quả dành dành. Thực hiện: sử dụng quả sao đen, sau đó mang đi sắc với một bát nước. Khi lượng nước thuốc chỉ còn lại khoảng một nửa thì tắt lửa. Uống thuốc quả dành dành kết hợp với gừng sống có tác dụng điều trị cơn nóng ran ở vùng dạ dày.
- Điều trị bệnh đau mắt đỏ: Chuẩn bị một vài lá dành dành tươi. Thực hiện: rửa lá dành dành, dùng nước sôi để tráng qua. Sau đó giã nát lá dành dành. Cho phần lá nát vào miếng gạc mỏng và đắp lên mắt đang bị đau.
- Điều trị các bệnh nhiễm trùng, sốt, khó chịu: Chuẩn bị: liên kiểu 20g, quả dành dành sống 12g, hoàng bá 12g, phòng phong 12g, xích thược 12g, khương hoạt 8g, cam thảo sống 12g, đương quy 24g, hoàng kỳ 40 -60g, sinh địa 20g. Thực hiện: đem tất cả các nguyên liệu ở trên đem sắc nước uống trong ngày.
- Chữa chảy máu cam: Thực hiện: sử dụng quả dành dành sống đốt thành than rồi đem thổi vào mũi.
- Chữa nôn ra máu, chảy máu cam: Chuẩn bị: bạch mao căn 20g, dành dành 16g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g, trắc bách diệp 12g, xích thược 12g, cát cánh 8g, cam thảo 4g. Thực hiện: sắc thuốc vào ấm và uống trong ngày.
4. Lưu ý khi uống cây dành dành trong điều trị bệnh
Cây dành dành là một vị thuốc Đông y quý hiếm có công dụng trị được nhiều bệnh. Khi sử dụng cây dành dành để chữa bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Không tự ý bỏ điều trị các loại thuốc Tân dược đang điều trị khi dùng các bài thuốc nam chế biến từ cây dành dành. Các bài thuốc từ cây dành dành chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, do đó, chỉ được phép bỏ thuốc đang điều trị khi có sự đồng ý của bác sĩ.
- Không nên tự ý sử dụng các bài thuốc với cây dành dành. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ Đông Y khi dùng các bài thuốc từ cây dành dành để điều trị bệnh.
- Các bài thuốc Đông y nói chung và bài thuốc từ cây dành dành nói riêng thường có hiệu quả chậm hơn so với thuốc Tây. Bên cạnh đó, nếu không hợp với cơ địa người sử dụng, những bài thuốc từ cây dành dành có thể gây ra dị ứng, không có hiệu quả hoặc khiến bệnh càng trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
- Trường hợp trẻ em, phụ nữ đang mang thai, người cao tuổi cần thận trọng khi sử dụng các bài thuốc từ cây dành dành.
Tóm lại, cây dành dành là một dược liệu quý trong Đông y, có khả năng chữa trị được nhiều loại bệnh và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ cây dành dành trong điều trị bệnh bạn cần thăm khám hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.