Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây long não có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Long não là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Y Học Cổ Truyền nhằm điều trị nhiều loại bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bạn nên trao đổi với thầy thuốc trước khi bắt đầu sử dụng cây long não.
1. Cây long não là cây gì?
Cây long não (cinnamomum camphora N. et E) còn được gọi là dã hương, chương não, long não hương, mai hoa băng phiến, là cây thuộc họ long não (lauraceae).
Long não là cây thân gỗ, thuộc nhóm cây thường xanh, cao từ 10 – 15m, đôi khi có thể lên đến 20 – 30m, đường kính thân cây khoảng hơn 2m, cây phân làm nhiều cành, cành thưa, nhẵn, vỏ cây hơi thô, có nhiều đốm màu, bị nứt nẻ theo chiều dọc của thân cây.
Lá cây long não nhẵn, bóng, bề mặt có sáp, có hình bầu dục, mọc so le, mặt trên lá có màu xanh sẫm, mặt dưới lá màu nhạt hơn, cuống lá dài khoảng 2.5 – 3 cm và có mùi thơm đặc trưng khi vò nát lá. Gân lá long não hình lông chim, gân chính nổi rõ, xung quanh có gân phụ.
Hoa cây long não nhỏ, mọc thành chùm, mọc đều, thường ở ngọn cành, có màu vàng lục, lưỡng tính, đế hoa lõm mang bộ nhụy và bao hoa xếp thành từng vòng. Bao hoa gồm 3 lá đài và 3 cánh hoa, bộ nhụy gồm 3 vòng nhụy hữu và 1 – 2 nhụy lép.
Quả cây long não thuộc nhóm quả mọng, mọc thành từng cụm với đường kính quả khoảng 1cm, quả có hình cầu, to bằng hạt tiêu đen, bên dưới có cuống nhỏ hình chén.
Cây long não có nguồn gốc từ Đông Á như Đông Nam Trung Quốc, miền Nam Nhật Bản, Đài Loan. Ở nước ta, cây long não được tìm thấy ở nhiều tỉnh miền Bắc với mục đích lấy bóng mát và đuổi muỗi, côn trùng.
2. Bộ phận nào của cây long não được sử dụng làm thuốc?
Lá, vỏ thân, thân của cây long não đều được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, cây trên 40 – 50 tuổi sẽ thu được nguồn dược liệu chất lượng cao. Cách bào chế vị thuốc long não được thực hiện như sau:
- Cách 1: Cắt nhỏ cành cây, cành lá và rễ để chưng cất, thu về long não thô. Sau đó, tinh chế thêm một lần nữa để thu bột long não tinh chế, cho bột tinh chế vào khuôn để thu về những khối long não ở thể rắn.
- Cách 2: Cắt nhỏ cành, thân, rễ mang đi cất với nước sạch để thu được tinh dầu long não.
- Cách 3: Ngâm long não với cồn 600 theo tỷ lệ 1:1 sẽ thu về dung dịch dùng để xoa bóp ngoài da.
- Cách 4: Dùng lá, cành để đun sôi, dùng xông giải cảm
Sau khi bào chế thành công, long não cần được bảo quản trong lọ kín, tránh để tiếp xúc với không khí, có thể cho thêm đăng tâm để không làm mất mùi hương.
3. Cây long não tác dụng gì?
Cây long não thường được dùng trong điều trị thổ tả do hàn thấp, chứng đau vùng tim và đau ở bụng, đau dạ dày, rửa ngoài để xông hoặc rửa chữa ghẻ lở, hắc lào. Ngoài ra, nó còn được sử dụng để:
- Giảm ngứa, giảm đau
- Giảm ho, giảm sưng
- Điều trị nhiễm trùng da, nấm móng, mụn cơm, các vết lở loét
- Bệnh trĩ
- Viêm xương khớp
- Các bệnh lý đường hô hấp
- Các bệnh tim mạch
- Thuốc điều trị nhiễm trùng
- Điều trị tình trạng bỏng nhẹ
4. Cách sử dụng long não trong điều trị bệnh
Long não được sử dụng với nhiều vị thuốc khác trong điều trị các bệnh lý sau:
- Chữa lở loét ở người nằm lâu: Trường hợp chưa loét thì sử dụng long não, não sa, mỗi vị 2 g ngâm với 200 ml cồn 75%, bào chế tinctura, dùng bôi vào chỗ sắp lở loét. Nếu đã lở loét, sao mềm hoàng tố liên dùng phối hợp với thuốc thoa ngoài.
- Chữa đau bụng do uế khí do sa chứng: Dùng long não, minh nhũ hương, một dược, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 0.01 g với nước trà.
- Chữa bệnh chàm ở chân bội nhiễm hoặc lở loét: Dùng 3g long não, 2 miếng đậu hũ, trộn đều, dùng đắp bên ngoài.
- Chữa hậu môn lở ngứa: Sử dụng long não, minh phàn, mỗi vị 2g, mang tiêu 20g, hòa với 600ml nước sôi, đợi đến khi nước bớt nóng dùng ngâm mông 10 phút, mỗi ngày 2 lần.
- Chữa trẻ nhỏ ngứa, lở loét da: Dùng long não, mè đen, hoa tiêu, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, trộn đều với vaseline, dùng bôi vào vết thương.
- Chữa sâu răng, đau nhức răng: Sử dụng long não, chu sa, mỗi vị phân lượng bằng nhau, tán thành bột mịn, dùng bôi vào răng đau.
- Chữa đau khớp, bong gân: Sử dụng dầu long não trộn đều với dầu tùng tiết, trộn đều, thoa vào khu vực đau.
- Chữa giun kim: Sử dụng long não 1g, binh lang 6g, hắc bạch sửu 3g, tán thành bột mịn, trộn đều, trước khi đi ngủ hòa thuốc với 100ml nước sôi, đợi nước ấm thì dùng ống tiêm bơm thuốc vào hậu môn, liên tục trong 3 – 5 đợt.
- Chữa viêm họng, ho có đờm, khó thở khò khè: Sử dụng 1.5g long não và 7 g phèn chua, tán nhỏ, cho thêm 1 ít cồn và hòa tan với nước ấm, dùng tăm bông thấm vào dung dịch thuốc thoa trực tiếp vào cổ họng, mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Chữa bệnh hôi nách: Sử dụng long não 0.4 g hòa với nước giã một củ gừng, dùng thoa trực tiếp vào nách bị hôi, mỗi ngày 2 – 3 lần đến khi mùi hôi giảm bớt.
- Chữa hắc lào, lang ben: Dùng 12g long não, 10g rễ bạch hạc, giã nhuyễn rồi trộn với nước ép một quả chanh tươi, thoa thuốc lên vùng da bị hắc lào mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng khỏi hẳn.
5. Lưu ý gì khi sử dụng long não?
Một số lưu ý khi sử dụng long não trong điều trị bệnh gồm:
- Chống chỉ định với phụ nữ mang thai, người khí hư, người thấp nhiệt
- Liều uống từ 0.5 – 1g có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, gây kích thích và nói sảng; uống trên 2g có thể kích thích vỏ não, gây co giật, suy hô hấp và tử vong; uống 7 – 15 g và tiêm bắp trên 4g có thể gây tử vong
- Long não rất dễ nhầm với chất ở cây đại bi, bột của nó thường có màu xanh trắng, mùi thơm nhưng hăng hơn long não
- Long não có tính thông khiếu mạnh, vừa nóng vừa bốc, tính chất gần giống với xạ hương, người dương khí dễ động, âm khí dễ hao, dùng nhiều có thể động dương mà hao âm.
Long não là vị thuốc được sử dụng nhiều trong Đông y để điều trị các bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, đồng thời tránh được các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên trao đổi với thầy thuốc trước khi bắt đầu sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.