Các công dụng của cây mắc ca

Các công dụng của cây mắc ca

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các công dụng của cây mắc cacung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Hạt mắc ca được ví là “hoàng hậu của các loại quả khô”, hạt thơm ngon với vị béo bùi đặc trưng, là nguồn dinh dưỡng dồi dào phù hợp với mọi người. Công dụng của mắc ca đối với sức khỏe rất đa dạng và tuyệt vời. Cây mắc ca có tác dụng gì?

1. Cây mắc ca

Cây mắc ca có tên khoa học là Macadamia, là một cây thân gỗ có nguồn gốc từ châu Đại dương, thuộc họ Proteaceae. Hạt mắc ca được xếp nhóm hạt ngon nhất thế giới, được trồng ở vùng khí hậu nhiệt đới như Australia, Indonesia, Brazil, Kenya, New Zealand và Nam Phi. Australia là nơi sản xuất hạt mắc ca lớn nhất, nhưng hạt mắc ca ở Hawaii mới được xem là nổi tiếng, thơm ngon và tốt cho sức khỏe nhất.

Theo thống kê, có tới bảy loại cây mắc ca, nhưng chỉ có hai loại ăn được và được trồng, đó là cây mắc ca vỏ mịn (Macadamia integrifolia) và cây mắc-ca vỏ thô (Macadamia tetraphylla).

Hạt mắc ca có giá trị sử dụng cao, 90% được dùng làm thực phẩm, còn phần vỏ quả được dùng làm chất độn, phân bón và nhiên liệu. Hạt mắc ca được coi là “vị thuốc quý” được sử dụng làm thực phẩm, như bơ mắc-ca, sôcôla, kem, bánh, snacks…. và làm thuốc chữa bệnh, mỹ phẩm.

Nhờ vào giá trị dinh dưỡng nổi trội mà hạt mắc ca được đánh giá cao trong số các loại hạt. Hạt mắc ca có lượng axit béo bão hòa rất nhỏ và không chứa cholesterol, 28g hạt mắc ca cung cấp 203 kcal và các chất dinh dưỡng có giá trị như:

  • 2.2g protein
  • 2.3g chất xơ
  • 16.8g axit béo không bão hòa đơn
  • 0.43g axit béo không bão hòa đa
  • 0.20mg vitamin B1
  • 0.65 vitamin B3
  • 0.10mg vitamin B6
  • 0.20g vitamin C
  • 0.16g vitamin E
  • 20mg canxi
  • 34mg magie
  • 56mg phốt pho
  • 103mg kali
  • 0.37mg kẽm
  • 0.75mg sắt
  • 0.16mg đồng
công dụng của cây mắc ca
Công dụng của cây mắc ca có giá trị sử dụng rất cao

2. Công dụng của cây mắc ca là gì?

2. 1. Mắc ca có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ nếu bạn ăn hạt mắc ca thường xuyên cũng có thể làm giảm nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt là ở những người ăn hạt mắc ca ít nhất 8 lần mỗi tuần. Một nghiên cứu năm 2017 thực hiện trên nam giới có lượng cholesterol cao cho thấy nguy cơ mắc bệnh mạch vành giảm rõ rệt sau 4 tuần ăn hạt mắc ca.

Lợi ích đặc biệt của hạt mắc ca đối với hệ tim mạch được xác định là nhờ axit béo bão hòa đơn có trong loại hạt, trong đó axit béo palmitoleic có tác dụng:

  • Hạ huyết áp
  • Giảm nhiễm trùng
  • Giảm nồng độ lipid
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch
  • Hạ lượng triglyceride (là một nguyên nhân gây xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim).

2. 2. Mắc ca có tác dụng cải thiện hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường

Hội chứng chuyển hóa là một nhóm các tình trạng rối loạn có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và đột quỵ. Các tình trạng thường gặp của hội chứng chuyển hóa đó là tăng huyết áp, đường huyết cao, cholesterol LDL cao, lượng triglyceride cao và sư thừa mỡ bụng.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng hợp chất MUFAs (chất béo đơn không bão hòa) có trong hạt mắc ca có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa và giảm thiểu tác hại ở những người đang mắc phải hội chứng này. Một nghiên cứu năm 2016 đã cho thấy rằng chế độ ăn có hàm lượng chất MUFAs cao có thể làm giảm các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường tuýp 2 .

2. 3. Mắc ca có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư

Hạt mắc ca có chứa hàm lượng lớn tocotrienols là một dạng vitamin E có khả năng chống lại ung thư. Ngoài ra, mắc ca còn có chứa flavonoid có thể ngăn ngừa ung thư bằng cách tiêu diệt các gốc tự do trong cơ thể.

2. 4. Mắc ca có tác dụng bảo vệ sức khỏe não bộ

Ngoài chức năng bảo vệ cơ thể chống lại ung thư, tocotrienol trong hạt mắc ca còn có tác dụng bảo vệ não bộ. Một nghiên cứu đã cho thấy việc tăng cường bổ sung tocotrienol có thể giúp bảo vệ các tế bào não khỏi tác động của glutamate, đây là nguyên nhân gây bệnh Alzheimer và Parkinson.

Một nghiên cứu khác cho thấy axit oleic là một loại chất béo không bão hòa đơn có trong hạt mắc ca cũng có tác dụng giúp ngăn ngừa trạng thái căng thẳng.

2. 5. Mắc ca có tác dụng hỗ trợ giảm cân lành mạnh

Hạt mắc ca là một nguồn cung cấp dồi dào axit palmitoleic hay còn gọi là omega 7. Omega 7 có thể giúp giảm bớt lượng mỡ trong cơ thể. Đồng thời chất xơ có trong hạt mắc ca sẽ liên kết với nước có thể làm tăng cảm giác no, làm cho bạn ăn ít hơn.

Hạt mắc ca chứa ít calo, hầu hết là các loại chất béo lành mạnh. Và nhiều nghiên cứu đã cho thấy chế độ ăn thực phẩm ít calo sẽ có hiệu quả giảm cân tốt hơn hẳn so với chế độ ăn ít chất béo.

hỗ trợ giảm cân lành mạnh
Công dụng của mắc ca có thể giúp hỗ trợ giảm cân lành mạnh

2. 6. Công dụng của mắc ca đối với xương

Chất phốt pho trong hạt mắc ca giúp tăng cường quá trình khoáng hóa của xương và răng. Nếu bạn đang mắc bệnh thận, thì khả năng hấp thụ canxi và magie của bạn sẽ suy giảm, dẫn đến các bệnh về xương khớp. Hạt mắc ca có thể giúp bạn bổ sung các khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của xương.

2. 7. Công dụng của mắc ca đối với da

Axit palmitoleic có trong hạt mắc ca có tác dụng giúp giữ ẩm cho làn da của bạn, thúc đẩy quá trình liền da và củng cố màng tế bào da. Axit palmitoleic còn giúp làm chậm sự xuất hiện của nếp nhăn hay đốm màu là các dấu hiệu thường thấy của lão hóa da.

2. 8. Mắc ca có tác dụng tăng cường sức khỏe cho bà bầu

Hạt mắc ca rất tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi. Bà bầu không những được cung cấp nguồn năng lượng dồi dào, cùng với nhiều loại vitamin và omega 3 có trong hạt mắc ca.

Bổ sung hạt mắc ca trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm phong phú thực đơn cho thai phụ, giúp cho thai kỳ khỏe mạnh và góp phần cung cấp năng lượng và dưỡng chất cho thai nhi.

Hạt mắc ca có thể ăn trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn vặt đơn giản tại nhà như sữa hạt, kem, bánh quy,… có thể giúp bạn tận hưởng được tối đa các giá trị dinh dưỡng từ loại hạt quý này.

3. Một số lưu ý khi sử dụng hạt mắc ca

Hạt mắc ca được bảo quản và sử dụng đúng cách hầu như an toàn tuyệt đối, chưa có trường hợp gặp tác dụng phụ hay dị ứng được ghi nhận. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều hạt mắc ca cùng một lúc sẽ gây ra những khó chịu ở cổ họng do hàm lượng chất béo cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa, cũng như sẽ lãng phí phần dinh dưỡng mà cơ thể không kịp hấp thu.

Một người lớn có thể ăn khoảng 30 gam hạt mắc ca (tương đương 15 hạt) mỗi ngày mà không cần lo lắng bị tăng cân. Tuy nhiên, bạn không nên ăn nhiều và thường xuyên ăn hạt mắc ca rang muối vì có thể đưa vào cơ thể lượng muối nhiều hơn cần thiết sẽ gây nhiều tác hại cho cơ thể.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.