Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Uống xạ đen có giảm cân không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Xạ đen là loại dược liệu quen thuộc của người dân tỉnh Hòa Bình và một số vùng núi cao ở nước ta. Nhiều người vẫn luôn truyền miệng về công dụng làm giảm cân của xạ đen. Vậy uống xạ đen có thực sự làm giảm cân không?
1. Tổng quan về cây xạ đen
Xạ đen còn có tên gọi bách giải, bạch vạn hoa, đồng triều, thanh giang đằng hay cây ung thư. Tên khoa học của xạ đen là Celastrus hindsii, thuộc họ dây gối (Celastraceae). Cây xạ đen là loại cây thân mộc, cao khoảng 1-2 mét, mọc đơn lẻ hay cũng có thể mọc thành bụi do hạt chín rụng xuống. Cành cây xạ đen non không có lông và có màu xám nhạt. Khi trưởng thành, cây sẽ chuyển dần sang màu nâu kèm xanh thẫm và có nhiều lông. Mùa hoa thường rơi vào khoảng tháng 3-5 và mùa quả sẽ vào tháng 8-12. Cây được trồng nhiều ở vùng Hòa Bình, Thanh Hóa, vùng núi cao.
Bộ phận dùng của cây xạ đen là lá, cả cành và thân cây. Bạn có thể dùng tươi hay khô. Khi thu hoạch thân và cành, người ta thường đợi đến khi cây già mới thu hoạch để có dược tính cao. Cây trưởng thành có thể thu hái lá vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Sau khi thu hái, các bộ phận của cây xạ đen sẽ được rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó có thể cắt thành từng đoạn ngắn, phơi hoặc sấy khô. Sơ chế xong cho vào túi bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo và để sử dụng dần.
2. Thành phần hóa học trong cây xạ đen là gì?
Trong xạ đen có chứa các thành phần chính như sau:
- Flavonoid: đây là thành phần quan trọng có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ, tăng cường khả năng miễn dịch. Nó còn có vai trò đảo ngược và ngăn chặn tình trạng mất cân bằng oxy hóa trong cơ thể. Vì thế đây là hoạt chất giúp phòng chống và góp phần điều trị bệnh ung thư, đồng thời ngăn ngừa chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, lão hóa.
- Polyphenol: thành phần này có vai trò bảo vệ và phục hồi lại các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra, thành phần này còn có lợi trong việc chống lại tác nhân gây tổn thương tế bào hay làm ảnh hưởng đến các vi khuẩn có lợi trong đường ruột.
- Tanin: Tanin trong cây xạ đen có nhiệm vụ phòng ngừa bệnh ung thư, tim mạch và chống oxy hóa. Thêm vào đó, tannin còn có vai trò loại bỏ các gốc tự do và ngăn ngừa diễn biến xấu của một số bệnh.
- Saponin triterpenoid: thành phần này trong xạ đen có thể ức chế sự phát triển của tế bào bệnh ung thư, tái tạo các cấu trúc tế bào bị bệnh, đồng thời có khả năng ngăn ngừa quá trình phát triển và tốc độ di căn của các khối u ác tính.
- Acid amin: đây là thành phần có nhiều công dụng với sức khỏe như cải thiện chất lượng giấc ngủ, tăng hiệu suất hoạt động của cơ thể,…
3. Uống xạ đen có giảm cân không?
Lá xạ đen có giảm cân không là câu hỏi mà nhiều người đang thắc mắc. Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh cây xạ đen có thể làm giảm cân. Phần lớn công dụng này xuất phát từ những lời truyền miệng hay kinh nghiệm sử dụng. Một số khách hàng uống xạ đen để hỗ trợ điều trị các bệnh như ung thư, viêm gan nhận thấy cân nặng giảm sau một thời gian sử dụng. Tác dụng này có thể là do một số nguyên nhân sau:
- Xạ đen hỗ trợ tuần hoàn trong cơ thể lưu thông tốt hơn, từ đó giúp tăng cường hoạt động trao đổi chất và cải thiện hệ tiêu hóa.
- Xạ đen có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và giúp lợi tiểu nên giúp thanh lọc cơ thể và đào thải các độc tố tích tụ. Do đó nó có thể gián tiếp giúp điều chỉnh cân nặng hiệu quả đối với những người thừa cân, béo phì.
- Các thành phần dược chất trong xạ đen còn có hiệu quả trong việc giảm tình trạng căng thẳng, mệt mỏi kéo dài. Nhờ đó giúp người sử dụng bớt stress, dễ ngủ và hạn chế tình trạng tăng cân do áp lực tinh thần.
Nhìn chung, xạ đen không có tác động trực tiếp trong việc tiêu hao mỡ thừa hay ngăn ngừa hấp thụ chất béo như những loại dược liệu làm giảm cân khác theo Y Học Cổ Truyền (cây giảo cổ lam, cây chè vằng,…). Mặc dù không phải là loại thảo dược tác động trực tiếp vào mô mỡ nhưng sử dụng xạ đen đúng cách sẽ mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể và có thể phần nào giúp giảm cân do các cơ chế nêu trên. Hơn nữa, xạ đen giảm cân chỉ hiệu quả đối với người thừa cân, những người gầy hay có thể trạng bình thường sẽ không nhận thấy công dụng này. Tóm lại, bạn không nên sử dụng xạ đen giảm cân một cách bừa bãi mà nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
4. Một số bài thuốc dân gian có cây xạ đen
Bài thuốc dân gian của vùng dân tộc Mường, thuộc tỉnh Hòa Bình
Dùng xạ đen 100g, xạ vàng 100g, cây B1 30g, cây máu gà (kê huyết đằng). Tất cả đun với 1,5 lít nước uống trong ngày. Bài thuốc này có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan và hỗ trợ phòng chống ung thư.
Bài thuốc giúp hỗ trợ điều trị ung thư phổi và gan
Lấy lá xạ đen 50g, bán chi liên 10g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g, cây xương khỉ 30g, cây hoàn ngọc 50g. Đem tất cả dược liệu trên rửa sạch, rồi đun với 1 lít nước lọc đến khi cạn còn khoảng 300ml thì tắt bếp, chia làm 2 lần uống. Uống sau khi ăn 30 phút,lưu ý nên uống thuốc khi còn ấm nóng để mang lại hiệu quả cao nhất.
Đối với người bị mụn nhọt, lở loét thì có thể đun nước xạ đen uống hàng ngày. Những người khỏe mạnh vẫn có thể sử dụng nước xạ đen uống hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng, tăng cường tuần hoàn máu não và phòng ngừa ung thư. Bạn có thể uống theo nhu cầu hoặc 100g/ngày.
Xạ đen là loại cây thuốc nam quen thuộc xuất hiện trong nhiều bài thuốc Y Học Cổ Truyền. Xạ đen có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc gan, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư. Về tác dụng làm giảm cân, tuy không tác động trực tiếp vào mô mỡ nhưng sử dụng xạ đen đúng cách sẽ mang lại nhiều công dụng tốt cho cơ thể và có thể phần nào giúp giảm cân cho những người thừa cân, béo phì. Tuy nhiên trước khi sử dụng xạ đen hay bất kỳ loại dược liệu nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.