Cây trái nổ trị bệnh gì?

Cây trái nổ trị bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây trái nổ trị bệnh gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây trái nổ là một cây thuốc nam rất thường gặp mọc hoang và được trồng ở các khu vực công viên. Cây trái nổ cũng được sử dụng làm thuốc điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như mụn nhọt, sỏi đường tiết niệu.

1. Cây trái nổ là cây gì?

Cây trái nổ có được gọi với tên khác là Cây Nổ, Sâm đất, Sâm tanh tách, Tiêu khát thảo, Tam tiêu thảo….Tên khoa học của cây trái nổ là Ruellia tuberosa, Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae).

  • Đặc điểm cây trái nổ: Đây là một loại cây thân thảo sống lâu năm. Cây có hoa đẹp màu tím và nở gần như quanh năm. Cây có chiều cao trung bình khoảng 20 – 50cm, chỉ một số cây cao đến 80cm. Rễ mọc thành củ, màu vàng nâu và có hình dạng tròn dài. Thân thẳng, có lông, phình rộng ở đốt mang lá, khi thân còn non có tiết diện vuông. Lá mọc đối xứng, hình bầu dục có gốc thon và đầu tù. Hoa của cây trái nổ mọc ở ngọn hoặc nách lá, thường có 5 cánh, màu xanh tím và kích thước khá lớn. Quả nang, khi chín màu đen. Quả nổ ra các hạt tròn, dẹt sau khi tiếp xúc với nước.
  • Bộ phận sử dụng cây trái nổ: Bộ bận được sử dụng làm thuốc của cây trái nổ là toàn cây quả nổ.
  • Thu hoạch: Cây trái nổ có thể thu hoạch thời điểm quanh năm. Khi thu hái chỉ cần nhổ cả cây mang về, sau đó dùng nước rửa sạch loại bỏ bụi bẩn, thái nhỏ rồi phơi khô để sử dụng.
  • Thành phần hóa học: Cây Quả nổ bao gồm các dược chất và khoáng chất như glycine, leucine, valin, tyrosin. Ngoài ra, trong thân rễ của cây còn chứa các thành phần như campesterol, stigmasterol, lupeol, sitosterol, hentriacontane.

2. Tác dụng của cây trái nổ

Theo Y học hiện đại cây trái nổ có những tác dụng như:

  • Tác dụng chống oxy hóa: Rễ cây Nổ đã được nghiên cứu và cho thấy tác dụng chống oxy hóa, giúp chống lại các gốc tự do trong cơ thể.
  • Hoạt tính kháng khuẩn: Người ta nhận thấy nhiều chiết xuất khác nhau từ tất cả các bộ phận của cây Quả nổ đều nhận thấy tác dụng kháng khuẩn đáng kể. Vì vậy, cây được dùng trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường tiết niệu, răng miệng…
  • Tác dụng chống ung thư: Kết quả chiết xuất từ thân và lá của cây cho thấy tác dụng chống lại tình trạng ung thư gan. Bên cạnh đó, chiết xuất methanol từ thân cây trái nổ còn có tác dụng chống ung thư vú.
  • Tác dụng hạ đường huyết: Theo nghiên cứu chiết xuất methnolic từ toàn cây trái nổ có tác dụng làm giảm lượng đường huyết trên thỏ.
  • Tác dụng trên dạ dày: Kết quả nghiên cứu trên chuột cho thấy chiết xuất nước từ rễ của cây trái nổ là hoạt chất Bergenin có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống tình trạng loét dạ dày.
  • Đối với hệ tim mạch: Chiết xuất Bergenin từ cây trái nổ dùng trên chuột ghi nhận khả năng ổn định nhịp tim. Bergenin cũng có tác dụng làm giảm lipid trong máu, phòng tránh tình trạng xơ vữa động mạch ở một số con chuột thực nghiệm bị chứng tăng lipid máu.

Cây trái nổ theo Y học cổ truyền: Rễ vị ngọt, cay, tính mát; Lá có vị cay, hơi đắng, tính lạnh và có ít độc. Dùng lá của cây trái nổ với liều cao có thể gây nôn.

Theo đông y, cây trái nổ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi niệu, trừ thấp. Các bộ phận được sử dụng với tác dụng như:

  • Hạt của cây trái nổ thường được dùng bên ngoài để trị vết thương, nứt nẻ da và mụn nhọt. Thông thường sẽ đun nước rửa bên ngoài hoặc tán bột sử dụng bên ngoài.
  • Thân và rễ để dùng làm thuốc bổ, trị viêm loét dạ dày, tá tràng, sỏi thận, sỏi bàng quang. Ngoài ra, bộ phận này còn có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, đau nhức răng, cảm mạo và huyết áp cao.

3. Một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây trái nổ

  • Bài thuốc điều trị cảm sốt

Dùng cây quả nổ 12g thái nhỏ và hãm lấy nước uống hằng ngày. Dùng vị thuốc này khoảng 1 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng sốt được cải thiện đáng kể.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa tiểu đường type 2

Dùng toàn cây khô 25g hoặc dược liệu tươi 75g, thái nhỏ sau đó đem sắc uống và chia thành nhiều lần uống trong ngày.

  • Bài thuốc chữa viêm nhiễm đường tiết niệu

Dùng cây trái nổ khô 25 – 35g đem sắc lấy nước để riêng, dùng thêm 20g thuốc khô đem tán bột mịn. Uống thuốc bột của loại cây này cùng với nước sắc vào sáng sớm ngay sau khi ngủ dậy.

  • Bài thuốc trị sỏi thận

Thành phần: Cây dứa dại và rễ cỏ tranh mỗi thứ 15g, kim tiền thảo và cây trái nổ mỗi vị 20g.

Các vị trên đem sắc với 1.5l nước, còn lại khoảng 1l, đem chia lượng thuốc còn lại thành nhiều lần uống trong ngày, nên uống sau ăn.

  • Bài thuốc chữa mụn nhọt

Dùng thân của cây quả nổ. Đem đốt thành than, sau đó tán thành bột và rắc lên vết thương.

  • Bài thuốc hỗ trợ chữa chứng cao huyết áp

Dùng hoa tươi (24g) hoặc khô (12g) đều được. Thêm nước vào và sắc uống hằng ngày.

  • Bài thuốc chữa viêm lợi gây đau nhức răng

Dùng rễ cây nổ đem sắc lấy nước đặc, đem ngậm súc miệng và nhổ đi.

4. Một số lưu ý khi dùng cây trái nổ chữa bệnh

  • Nước sắc từ rễ cây trái nổ còn được dùng như một loại thuốc phá thai. Vì vậy, phụ nữ mang thai không được dùng loại thuốc này.
  • Khi dùng nước sắc từ rễ cây cần chú ý về liều lượng và thời gian để tránh việc đi tiểu nhiều lần, vì thuốc có tác dụng lợi tiểu làm ảnh hưởng đến sinh hoạt và công việc. Tránh dùng thuốc vào buổi tối, vì gây ra tiểu đêm.
  • Khi dùng thuốc mà không thấy các dấu hiệu chuyển biến bạn nên thăm khám trong trường hợp dùng điều trị cảm sốt, mụn nhọt, viêm nhiễm đường tiết niệu
  • Việc dùng thuốc này để điều trị cao huyết áp hay tiểu đường không thể thay thế các loại thuốc dùng hàng ngày của bạn, ch. Chính vì thế, bạn vẫn phải duy trì dùng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý ngưng dùng thuốc.

Hy vọng, với những chia sẻ qua bài viết bạn đã biết những tác dụng tuyệt vời của loại cây thuốc nam này. Hiện tại, cây thuốc cũng được tiến hành các nghiên cứu những tác dụng đối với khối u, tuy nhiên chưa có chứng thực chính xác, vì vậy bạn nên tham khảo ý kiến thầy thuốc khi dùng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.