Cây me đất có tác dụng gì?

Cây me đất có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây me đất có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây me đất là một loài cây mọc dại quen thuộc với nhiều người, bên cạnh đó nó còn được biết đến là một vị thuốc thường sử dụng để điều trị một số chứng bệnh rất hiệu quả. Vậy cây me đất có tác dụng gì?

1. Đặc điểm cây me đất

Cây me đất còn được người dân một số nơi gọi với một số tên gọi khác như là chua me đất, toan tương thảo, tam diệp toan, tạc tương thảo, ba chìa,…

Cây me đất có hai loại là me đất hoa vàng với tên khoa học là Oxalis corniculata L và cây me đất hoa đỏ có tên khoa học là Oxalis corymbosa DC đều thuộc họ Oxalidaceae.

Cây me đất là loại cây mọc hoang, có thể tìm thấy cây này ở những nơi đất ẩm mát như trong vườn, hay ở bãi đất hoang hoặc bờ ruộng. Cây me đất phân bố ở khắp các tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Me đất là loại cây chịu bóng, ưa ẩm, ưa sáng.

Khi sử dụng thường dùng toàn cây hoặc chỉ dùng lá ở dạng tươi, ít khi dùng phơi khô. Mùa thu hái me đất tốt nhất là vào tháng 6 – 7.

Me đất hoa vàng: Là một loại cây thân thảo, có thể sống lâu năm. Loại này thường mọc bò sát đất với thân mảnh hơi có màu đỏ nhạt và hơi có lông. Lá cây me đất hoa vàng là loại lá chét mỏng hình tim và có cuống dài, mọc so le. Hoa mọc thành tán, mỗi tán gồm có từ 2 – 3 hoa, đôi khi có 4 hoa, hoa màu vàng. Quả nang thuôn dài, khi chín sẽ nứt dọc tạo thành các mảng cong lại, tung hạt đi xa. Hạt có hình trứng, dẹt, có bướu, màu nâu thẫm, mọc thành hàng rất đều.

Me đất hoa đỏ: Cũng là một loại cây thân thảo nhỏ, cao từ 20 – 30cm. Phần dưới đất của cây có nhiều vảy xếp sít sao. Bẹ lá phình lên chứa nhiều tinh bột, làm cho thân cây trông có vẻ như một hành. Lá cây me đất hoa đỏ là loại lá kép có cuống dài, cấu tạo bởi 3 lá chét hình tim ngược, mặt dưới lá có tuyến hơi đen, uống lá mảnh, dài và có lông.

Theo nghiên cứu cho thấy thân cây me đất có chứa các hoạt chất chính như là kali, acid oxalic và oxalat kali. Ngoài ra, trong cây me đất còn có chứa các thành phần khác như là vitamin C, B2, caroten; acid tartric, citric, calci…

Cây me đất
Cây me đất là một loại cây mọc hoang thường gặp ở mọi nơi

2. Tác dụng của cây me đất là gì?

Theo Y Học Hiện Đại, cây me đất có các tác dụng sau:

  • Kháng khuẩn, kháng viêm: Cao nước sắc từ cây me đất có tác dụng kháng tụ cầu vàng, nước ép toàn cây có tác dụng kháng vi khuẩn gram dương.
  • Diệt côn trùng.
  • Thanh nhiệt, lợi tiểu.
  • Lợi tiêu hóa.
  • Dùng ngoài điều trị nhọt độc sưng hoặc nấm da.

Theo Y Học Cổ Truyền, cây me đất có tính mát và vị chua, không độc. Me đất có tác dụng thanh nhiệt, giảm ho, lợi tiểu, tiêu phù thũng, sát trùng. Thược được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Sử dụng làm thuốc thanh nhiệt, sát trùng.
  • Sử dụng làm thuốc thông tiểu tiện, chữa viêm niệu đạo.
  • Lấy lá nghiền ra hãm trong nước sôi vài giờ, hoặc dùng toàn cây sắc uống có tác dụng giải nhiệt và điều trị kiết lỵ.
  • Sử dụng lá để đánh đồ đồng sẽ bóng sáng do có chất axit oxalic.

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà có thể dùng dược liệu với nhiều cách khác nhau. Cây me đất thường được dùng dưới dạng thuốc sắc hoặc chế biến thành món ăn. Liều dùng với me đất khô là 5 – 10g và tươi là 30 – 50g.

Một số lưu ý khi sử dụng cây me đất:

  • Cây me đất có chứa nhiều acid oxalic, đặc biệt là oxalat kali có thể gây sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Vì vậy, những người đang bị sỏi thận, sỏi bàng quang không nên dùng.
  • Không nên dùng liều quá cao vì muối oxalate gây độc ở liều 20 – 30g. Triệu chứng ngộ độc muối oxalate là vô niệu, gây suy thận cấp.
  • Phụ nữ đang mang thai không sử dụng cây me đất.
Cây me đất
Cây me đất có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh lý

3. Một số bài thuốc từ cây me đất

  • Bài thuốc điều trị viêm họng: Cây me đất hoa vàng tươi 50g, muối 2g, nhai hai thứ này rồi nuốt từ từ.
  • Bài thuốc điều trị sốt cao, trằn trọc, khát nước: Lấy một nắm chua me đất hoa vàng giã nát, rồi cho thêm nước vào vắt lấy nước cốt uống.
  • Bài thuốc điều trị ho do thử nhiệt: Sử dụng chua me đất hoa vàng tươi 40g, rau má 40g, lá xương sông 20g, cỏ gà 20g, tất cả đều dùng tươi, đem rửa sạch, giã nhỏ, vắt lấy nước, cho thêm 1 thìa đường, đun sôi, sau đó chia 3 lần uống trong ngày.
  • Bài thuốc chữa ho gà: Sử dụng lá chua me đất hoa vàng 10g, rễ chanh 12g, lá xương sông 8g, lá hẹ 8g, hạt mướp đắng 5g, phèn phi 2g, sắc lấy nước đặc, thêm đường uống.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Sử dụng chua me đất hoa vàng tươi 30g, hạ khô thảo 10g, cúc hoa vàng 15g, sắc uống ngày 1 lần.
  • Bài thuốc hỗ trợ điều trị viêm gan, vàng da: Sử dụng chua me đất hoa vàng 30g, sắc lấy nước chia uống vài lần trong ngày. Hoặc sử dụng 30g chua me đất, thịt lợn nạc 30g, nấu thành canh, ăn cả nước lẫn cái.
  • Bài thuốc điều trị đại, tiểu tiện không thông: Sử dụng cây me đất hoa vàng tươi, mã đề, mỗi thứ một nắm (khoảng 20g), rửa sạch, cho thêm chút đường, giã nát, vắt lấy một chén nước cốt uống.
  • Bài thuốc điều trị chấn thương, bị ngã sưng đau: Sử dụng một nắm to cây me đất hoa vàng tươi, đem chưng nóng rồi xoa bóp vào chỗ bị thương.

Trên đây là những thông tin quan trọng về cây me đất và cách sử dụng. Bạn có thể tham khảo để lựa chọn được những bài thuốc hợp lý.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.