Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây hồng hoa dược liệucung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Hồng hoa dược liệu được xem là loại thảo dược quý hiếm, cây hồng hoa thường xuyên xuất hiện trong các bài thuốc đông y có rất nhiều tác dụng như trị đau đầu, đau mỏi toàn thân, đau tức ngực, ứ huyết thông kinh ở phái nữ.
1. Cây hồng hoa
Hồng hoa còn hay gọi với tên khác như là đỗ hồng hoa, hồng lam hoa, hồng hoa thái, kết hồng hoa, mạt trích hoa…Có tên khoa học là Carthamus tinctorius L.
Cây có kích thước nhỏ, cao khoảng chừng 0,6 – 1m, có thể đến 1,5 m. Hoa hồng hoa mọc ở ngọn thân, bao ngoài là lá, mép có gai, những lá bên trong nhỏ hơn hình trứng, hoa màu đỏ thẫm nằm dính trên đế hoa dẹt; bao hoa hình ống dạng sợi, đỉnh có 5 thùy, nhị 5, đính ở họng của bao hoa thành ống bao quanh nhụy, mào lông không thấy có. Quả nhỏ, không quá to, hình trứng, dài 5-8 mm, rộng 4-5 mm ở đỉnh có 4 cạnh lồi. Mùa hoa : tháng 6-8; mùa quả vào tháng 9-10.
2. Nơi phân bố chủ yếu của hồng hoa
Khoảng 35 loài trên thế giới, phân bố rộng khắp châu Á, châu Phi và vùng Địa Trung Hải của châu Âu. Ở nước ta, hồng hoa dược liệu được trồng nhiều ở Lào Cai, Hà giang, và một số vùng lân cận Hà nội và đều có kết quả tốt.
Hồng hoa được trồng bằng hạt, phát triển tốt với khí hậu xuân – hè ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ. Hồng hoa ưa đất cát, màu mỡ, thoát nước tốt. Đất cần bừa kỹ, nát vụn, để ải, đập nhỏ, lên luống cao 20 – 25 cm, mặt luống rộng 70 hoặc 100cm trước khi trồng hồng hoa.
3. Thành phần hóa học
Hoa hồng hoa chứa carthamin trong đó aglycon gồm 2 đơn vị carthamin và isocart hamidin. Ngoài carthamin còn có sắc tố màu vàng như là safflor yellow A, sailor yellow B và salomon A.
Hạt chứa serotonin, N-feruloyl tryptamine và N – (p.coumaroyl) – tryptarnin. Ngoài ra, hạt còn có luteolin, hồng hoa còn có polysaccharide và rất nhiều chất khác.
4. Tác dụng của cây hồng hoa
Tác dụng của hồng hoa là chủ yếu được dùng chữa ùn ứ kinh, đau kinh, ứ máu sau đẻ, khí hư, viêm tử cung, viêm buồng trứng. Đôi khi hồng hoa được sử dụng để uống cho ra thai đã chết trong bụng. Trong đó, dược liệu còn có tác dụng thanh nhiệt, ra mồ hôi, và được dùng trong bệnh viêm phổi, viêm dạ dày khi kết hợp với các vị thuốc khác.
Cây hồng hoa còn dùng để làm thuốc nhuộm màu vàng đỏ và để nhuộm màu thực phẩm. Phụ nữ có thai không nên sử dụng hồng hoa. Dịch ép từ quả được dùng xoa ngoài da chữa thấp khớp. Ngoài ra cây còn được dùng để điều trị sởi, bệnh tinh hồng nhiệt.
Chữa một số bệnh khác như là chữa viêm khớp dạng thấp kéo dài có biến dạng teo cơ, dính cứng khớp, sỏi đường tiết niệu, chữa chàm, phòng chống nổi ban, sởi,…) khi kết hợp với các dược liệu khác.
5. Một số bài thuốc có hồng hoa dược liệu
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc có hồng hoa chữa bệnh hiệu quả dưới đây:
- Loại bỏ thai lưu trong bụng: Hồng hoa đun với rượu xong uống. Hoặc kết hợp hồng hoa cùng rễ cây gấc, cỏ nụ áo, vỏ cây vông đồng, lá đào, sắc nước rồi chế thêm đồng tiện.
- Chữa huyết vận lên tim: Hồng hoa 40g, sắc cùng rượu và đồng tiện.
- Dưỡng huyết: Hồng hoa cân 2g, sắc uống.
- Ứ máu, thông kinh: Hồng hoa 6 – 8g, sắc hoặc ngâm rượu để dùng.
- Chữa đau bụng với phụ nữ sau sinh hoặc phụ nữ tắc kinh lâu ngày: Hồng hoa, tô mộc, nghệ đen, đều 8g sắc, rồi cho thêm một chén rượu.
Các bài thuốc trên chỉ mang tính chất tham khảo, không được tự ý sử dụng, việc kết hợp các dược liệu phải được sự đồng ý từ bác sĩ đông y để đạt được hiệu quả trị bệnh hiệu quả nhất
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.