Các công dụng của lá và cây é

Các công dụng của lá và cây é

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các công dụng của lá và cây écung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Trước đây, cây é được gọi là tiến thực vì ăn ngon nên thường được sử dụng để tiến vua chúa. Tuy nhiên, ngoài tác dụng làm rau ăn, lá cây é còn có tác dụng chữa bệnh. Vậy công dụng của lá é là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

1. Tác dụng của lá é là gì?

Cây é được trồng bằng hạt vào mùa xuân. Cành lá é được thu hái khi chưa có hoa hoặc đã có nụ. Có thể dùng cây é ở dạng tươi hoặc phơi khô trong bóng râm. Ngoài ra, cũng có thể sử dụng hạt é.

Thành phần hóa học trong cây é:

  • Hạt é chứa chất nhầy có các acid galacturonic, arabinose, galactose.
  • Toàn thân cây é có chứa 2,5 – 3,5% tinh dầu, cao nhất lúc cây đã ra hoa. Thành phần của tinh dầu cây é chủ yếu là citral, chiếm tới 56 – 75%, 1,4% là citronellal và 20% còn lại là các chất khác.

Lá é có mùi thơm vị cay, tính ấm, còn hạt é tính hàn. Theo y học cổ truyền, lá é có tác dụng phát hãn giải biểu, khu phong lợi thấp, tán ứ chỉ thống. Hạt é có tác dụng nhuận tràng, giải nhiệt. Cây é thường được sử dụng trong điều trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, chướng bụng, đau dạ dày, chữa phong thấp, đau nhức xương khớp, nhuận tràng, lợi tiểu.

Mỗi ngày có thể dùng 10 – 15g (cành lá phơi khô) hãm uống hoặc sắc với nhiều loại cây tươi khác để hỗ trợ điều trị.

Đau dạ dày sau khi ăn tôm và uống cà phê có sao không?
Cây é có thể sử dụng trong điều trị đau dạ dày

2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây é

Có nhiều cách sử dụng cây é để điều trị và hỗ trợ chữa cảm cúm, đau đầu, ho, táo bón, đau bụng, viêm thận, viêm bàng quang như:

  • Chữa cảm, cúm, sốt, đau đầu: Một trong những tác dụng của lá é là chữa cảm cúm, sốt hay đau đầu. Sử dụng 20 – 30g lá é tươi, có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các loại lá cây khác như bưởi, chanh, cúc tần, hương nhu mỗi thứ 10g, nấu nước để xông cho ra mồ hôi.
  • Chữa đau và chướng bụng, ăn không tiêu: Sử dụng 10 – 20g lá é phơi khô hãm lấy nước uống trong ngày.
  • Chữa táo bón: Ngâm 4 – 12g hạt é trong 100ml nước ấm cho tới khi thấy bên ngoài hạt có một lớp nhầy trắng bao quanh thì cho thêm đường, khuấy đều và uống.
  • Chữa đái buốt, viêm thận, viêm bàng quang: Cho 3 – 6 giọt tinh dầu é pha cùng với siro và nước nhũ tương uống trong ngày.
  • Chữa ho: Sử dụng 20 – 15g lá và toàn thân cây hãm hoặc sắc lấy nước uống.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi: Dùng trà ướp với lá é để uống mỗi ngày. Cách ướp khá đơn giản, bạn chỉ cần lấy vài trăm gam trà ngon chưa ướp, trộn lẫn với vài lá é phơi héo đã thái sợi nhuyễn để pha như bình thường.

3. Những lưu ý khi sử dụng cây é trong điều trị

Khi sử dụng cây é, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:

  • Nên sử dụng hạt é trước hoặc sau khi dùng các loại thuốc uống khác ít nhất 1 giờ.
  • Không dùng hạt é trong vòng 1 tuần trước khi phẫu thuật.
  • Hạt é có tính hút nước mạnh, nếu sử dụng không đủ nước có thể gây tắc ruột.
  • Không dùng hạt é cho người bị tiêu chảy, có vấn đề về đường ruột.
  • Đặc biệt, phụ nữ có thai không nên sử dụng hạt é.

Cây é là một vị thuốc mát, được sử dụng để chữa cảm cúm, ho, nhuận tràng… Tuy nhiên, cần sử dụng đúng chỉ định và liều lượng. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị hoặc mắc phải các bệnh khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng cây é.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.