Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bách bộ chữa bệnh gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây bách bộ là một trong những vị thuốc rất quý mọc hoang ở rất nhiều các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Tuy nhiên, người dân vẫn rất ít người biết sử dụng vị thuốc này. Trong Y Học Cổ Truyền, cây bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơn ôn, quy kinh vào phế. Công năng giúp nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Chủ trị ho bởi nguyên nhân hư lao, thường được sử dụng trong điều trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun kim, giun đũa. Cùng tìm hiểu kỹ lưỡng hơn về cây bách bộ chữa bệnh gì trong bài viết sau đây.
1. Thông tin về cây bách bộ
Cây bách bộ hay còn được gọi là dây ba mươi, đẹt ác, bà phụ thảo, bách nãi, dã thiên môn đông, thấu dược, bà tế, vương phú, bách bộ thảo, man mách bộ, bà luật hương, cửu trùng căn, cửu thập cửu điều căn, dây ba mươi, bẳn sam, robat tơhai, síp, chầu chàng, hiungui, sam sip lạc. Tên khoa học của cây bách bộ là stemona tuberosa lour, họ temonaceae.
Trong Y Học Cổ Truyền, cây bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơn ôn, quy kinh vào phế. Công năng giúp nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Chủ trị ho bởi nguyên nhân hư lao, thường được sử dụng trong điều trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun kim, giun đũa.
2. Đặc điểm hình thái cây bách bộ
Cây bách bộ là một cây thuốc quý nhưng ít người biết đến vì nhầm lẫn với những cây dại ven đường. Bách bộ có dạng dây leo thân nhỏ nhẵn, quấn có thể dài khoảng 10cm, lá bách bộ mọc đối nhau có khi thuôn dài thân, gân phụ của lá nổi rõ trên mặt lá từ 10-12 nhánh chạy dọc từ cuống lá đến ngọn lá, cụm hoa mọc ở kẽ lá có cuống dài từ 2-4cm, gồm có 1-2 hoa to màu đỏ hoặc màu vàng. Bao hoa gồm có 4 phận và 4 nhụy giống nhau chỉ nhị ngắn. Bầu hình nóng và quả bách bộ nặng có 4 hạt. Cây bách bộ ra hoa vào mùa hè. Rễ chùm gần tới 30 củ nên thường được gọi là dây ba mươi, có khi có nhiều củ hơn. Cây bách bộ mọc hoang dại ở nhiều nơi đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc.
Bộ rễ của bách bộ có hình dạng hình con thoi, khô với kích thước dài khoảng 6-12cm, thô khoảng 0,5-1cm, phần dưới phồng to đỉnh nhỏ dần, có xếp vết nhăn teo có rãnh dọc sâu bên ngoài màu sáng vàng hoặc màu vàng trắng. Chất củ cứng giòn chắc và ít ngọt, đắng nhiều, mùi thơm ngát, vỏ ngoài của củ bách bộ có màu đỏ hoặc màu nâu sẫm là tốt.
3. Phân bố, thu hoạch và chế biến
Củ cây bách bộ nhiều năm được sử dụng làm thuốc, củ càng để lâu năm càng dài và to. Củ bách bộ thường được thu hoạch vào đầu đông hằng năm hoặc vào đầu mùa xuân, khi chồi cây chưa hoạt động, trước khi thu hoạch cần cắt bỏ dân thân, nhổ bỏ cây choai. Khi thu hoạch cần đào toàn bộ củ lên sau đó rửa sạch và phơi khô.
Một số bộ phận của cây bách bộ được sử dụng làm thuốc bao gồm rễ củ, bộ rễ thường cong queo dài từ 5-25 cm có đường kính từ 0,5-1,5 cm. Đầu rễ trên hơi phình to và thuôn nhỏ dần ở phần đầu dưới.
4. Thành phần hóa học trong cây bách bộ
Cây bách bộ có những thành phần hóa học bao gồm:
- Trong Radix Stemonae Japonicae có chứa các thành phần hóa học như Isostemonidine, Protostemonine, Paipunine, Stemonine, Stemonidine, Sinostemonine
- Trong loại Radix Stemonae Sessilifoliae có chứa các thành phần hóa học như: Protostemonine, Tubersostemonine, Stemonine, Isostemonidine, Hodorine, Sessilistemonine (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam)
- Trong loại Radix Stemonae Tuberosae có chứa các thành phần hóa học như: Isotubersostemonine, Stemine, Hypotubersostemonine, Stemonine, Tubersostemonine, Oxotubersostemonine (Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).
- Rễ Bách bộ chứa Tuberostemonin, Stnin, Oxotuberostemonin. Ngoài ra trong cây bách bộ còn có chứa một số Alcaloid khác chưa rõ cấu trúc như: Isostemonin C22H33O4N, điểm chảy 2122160, Stmonin C22H33O4N4N, điểm chảy 1620, Isotuberostemonin C22H33O4N, điểm chảy 1231250, Setemonidin C19H31O5N, Hypotuberostemonin C19H2123O3N, Paipunin C24H34O4N, Stemotuberin, điểm chảy 77820,. Rễ bách bộ chứa Glucid 2,3%, Protid 9,25%, Lipid 0,84% và một số Acid hữu cơ (Malic, Oxalic, Acid Citric, Succinic, Acetic,…)
5. Tác dụng của cây bách bộ
Cây bách bộ có tác dụng gì? Một số tác dụng dược lý của cây bách bộ bao gồm:
- Kháng khuẩn: thành phần Radix Stemonae in vitro có chứa trong cây bách bộ có tác dụng kháng khuẩn đối với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh bao gồm Streptococus Pneumoniae, Neisseria Meningitidis, b Hemolytic Streptococus và Staphylococus aureus. Bên cạnh đó, cây bách bộ còn có tác dụng diệt vi khuẩn tại ruột già và kháng vi khuẩn của bệnh lỵ và phó thương hàn.
- Diệt ký sinh trùng: nước ngâm kiệt và dịch cồn của cây bách bộ có tác dụng diệt ký sinh trùng ví dụ như ấu trùng ruồi, chấy rận, bọ chét, rệp, muỗi,…
- Tác động lên hệ hô hấp: thuốc được sắc từ cây Bách bộ không có tác dụng làm giảm ho do chích iod nơi mèo, nhưng lại có tác dụng làm giảm độ hưng phấn của trung khu hô hấp của động vật và ức chế phản xạ ho vì vậy giúp giảm ho. Đối với những thành phần kháng histamin trong cây bách bộ gây ra tình trạng co giật, cây bách bộ còn có tác dụng giống như aminophylline nhưng hòa hoãn và kéo dài hơn.
- Sử dụng trong bệnh truyền nhiễm: khi tiến hành theo dõi hơn 100 bệnh nhân sử dụng nước sắc bách bộ cho thấy có tới 85% trường hợp có hiệu quả giảm ho. Tác dụng trị ho của stemonin có tác dụng làm giảm tính hưng phấn của trung tâm hô hấp của động vật, đồng thời ức chế phản xạ ho do vậy có tác dụng trị ho rất tốt. Bách bộ đã được nghiên cứu trong điều trị lao hạch có kết quả rất tốt.
- Tác dụng trị giun và diệt côn trùng: người ta tiến hành một thử nghiệm về tác dụng diệt giun và côn trùng của cây bách bộ bằng cách cho giun vào trong dung dịch có chứa 0,15% stemonin, giun sẽ tê liệt sau 15 phút. Nếu lấy giun ra khỏi dung dịch thì có thể phục hồi lại. Tiêm dung dịch stemonin sulfat với liều lượng 3mg vào con ếch cân nặng 25gram có thể làm cho ếch bị tê bại, sau 12 giờ thì hồi phục. Sử dụng rượu có 1/10 bách bộ trong 700 rượu, ngâm hoặc phun vào rận thì rận sẽ chết sau 1 phút. Rệp sẽ chết nhanh hơn nếu được ngâm trong dung dịch này.
6. Cây bách bộ chữa bệnh gì?
Một số ứng dụng lâm sàng khi sử dụng cây bách bộ trong điều trị một số bệnh lý như:
- Điều trị ho: sử dụng rễ của cây bách bộ cùng với gừng sống với 2 vị bằng nhau, sắc uống 2 chén. Hoặc lấy rễ bách bộ ngâm với rượu ngày uống 1 chén chia làm 3 lần. Đối với những trường hợp ho dai dẳng lâu ngày không dứt có thể lấy 20 cân rễ bách bộ, vắt nước và sắc lại cho dẻo quánh hoặc củ rễ bách bộ nướng bằng cách hơ trên ngọn lửa đến khi củ khô lại, mỗi lần lấy nước một ít ngậm và nuốt nước. Uống với liều lượng mỗi lần 1 muỗng canh, ngày uống ngày 3 lần. Với những người ho nhiều có thể áp dụng bài thuốc bách bộ cả dây lẫn rễ vắt lấy nước sắc cho quánh dẻo. Uống với liều lượng 1 muỗng canh mỗi lần, ngày uống 3 lần.
- Ho do hàn: sử dụng với bài thuốc bách bộ sao, ma hoàng khử mắt mỗi vị 30 gram và tán nhỏ thành bột. Bỏ vỏ hạnh nhân và bỏ đầu nhọn sao với lửa nhỏ, bỏ vào nước thật sôi và vớt ra nghiền bột, cho mật vào nặn thành viên bằng hạt bồ kết. Uống 23 viên mỗi lần với nước nóng.
- Trị các loại côn trùng vào lỗ tai: áp dụng bài thuốc bao gồm các vị thuốc như bách bộ nghiền nát và trộn với dầu mè bôi vào trong lỗ tai. Trị quần áo có rệp, rận, chí và bọ chét. Nghiền nhỏ bách bộ và tần giao rồi cho vào lồng tre xông khói lên, có thể nấu để làm nước giặt.
- Điều trị giun kim: các vị thuốc gồm bách bộ tươi, sắc kẹo thụt vào trong hậu môn trong một tuần.
- Điều trị giun đũa: áp dụng bài thuốc 12 gram cây bách bộ, sắc uống vào buổi sáng lúc đói, uống liên tục trong 5 ngày sau đó sử dụng thuốc xổ mỗi sáng.
- Điều trị các chứng ho do hư chứng: bách bộ, thiên môn đông, tang căn bạch bì, bối mẫu, mạch môn đông, tỳ bà diệp, tử uyển, ngũ vị tử sắc lên uống.
- Trị ho do cảm mạo, đờm ít và ngứa họng: bách bộ 16 gram, bạch tiền 12 gram, kinh giới 12 gram, cát cánh 12 gram sắc uống.
- Trị ho do phế nhiệt, lao phổi: bách bộ và sa sâm mỗi vị 640 gram, đổ 10 cân nước sắc bỏ bã và trộn với 640 gram mật ong, nấu nhỏ lửa cho thành cao. Uống với liều lượng ngày 2 lần, mỗi lần 8ml.
- Trị ho, hen suyễn và viêm khí quản mãn tính: bách bộ 20 gram, ma hoàng 8 gram, miên hoa căn 5 cái, đại toán 1 củ và sắc uống.
- Trị ho gà: bách bộ từ 10-15 gram sắc uống. Hoặc bách bộ 12 gram, cam thảo 4 gram, bạch tiền 12 gram, đại toán 2 tép. Sắc uống liên tục 3-4 ngày, mỗi ngày chia làm 3 lần.
- Trị giun kim: bách bộ, sử quân tử, binh lang, các vị thuốc tán nhỏ thành bột, trộn dầu thụt quanh hậu môn. Hoặc bách bộ 40 gram, đổ nước sắc còn 10-20ml thụt vào hậu môn trước khi đi ngủ, liên tục 23 đêm. Hoặc sử dụng bách bộ 20 gram, vaseline 100 gram, tử thảo 20 gram tán bột trộn với thanh cao bôi quanh hậu môn.
- Trị mẩn ngứa ngoài da, viêm da mề đay, vẩy nến và muỗi cắn: bách bộ xắt ra sử dụng mặt cắt đó xát vào vùng da bị bệnh, sử dụng ngày nhiều lần.
Tóm lại, cây bách bộ là một trong những vị thuốc rất quý mọc hoang ở rất nhiều các tỉnh miền núi phía Tây Bắc nước ta. Tuy nhiên, người dân vẫn rất ít người biết sử dụng vị thuốc này. Trong Y Học Cổ Truyền, cây bách bộ có vị ngọt đắng, tính hơn ôn, quy kinh vào phế. Công năng giúp nhuận phế, sát trùng và chỉ khái. Chủ trị ho bởi nguyên nhân hư lao, thường được sử dụng trong điều trị lao phổi, khí quản viêm mạn tính, ho gà, giun kim, giun đũa. Tuy nhiên trước khi sử dụng bất kỳ vị thuốc Y Học Cổ Truyền nào bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn sao cho phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.