Cách sử dụng dây thìa canh

Cách sử dụng dây thìa canh

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cách sử dụng dây thìa canhcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Thảo dược thiên nhiên nào có thể giúp bạn chống lại căn bệnh về đường huyết? Bạn đã biết đến cây thuốc nam mang tên dây thìa canh chưa? Dưới đây sẽ là một số thông tin về cách sử dụng dây thìa canh hiệu quả.

1. Một vài nét khái quát về dây thìa canh

1.1 Cách gọi tên theo khoa học và họ hàng của cây thìa canh

Dây thìa canh có 2 tên gọi khác đó là dây muôi hoặc lõa ti. Mỗi vùng miền hay vị trí địa lý sẽ có cách gọi tên khác nhau. Nhờ vậy bạn có thể tham khảo cả 3 cách gọi tên này để dễ dàng nhận biết khi đi tìm. Đặc biệt hơn là 1 trong 3 tên của dây thìa canh là vì cây này thuộc CHI lõa ti.

Dưới góc nhìn khoa học, dây thìa canh được liệt vào HỌ Apocynaceae. Ngoài những tên phổ biến chúng ta thường biết, loại dây này cũng có tên khoa học. Tên khoa học của dây thìa canh chính là GYMNEMA SYLVESTRE.

1.2 Hình thái thường gặp của dây thìa canh

Đầu tiên dây thìa canh là một loại thảo mộc thân có dạng dây. Nhờ đặc điểm này mà chúng ta có thể phân biệt chúng với dạng cây thân cứng mọc thẳng. Thông thường dây thìa canh có thể leo từ 6 đến 10 mét và phần thân tiết ra mủ màu trắng đục. Đường kính thân đo được ước chừng khoảng 3 milimet. Lá của dây thìa canh thuộc nhóm lá nhọn mặt dưới mỗi tấm lá xuất hiện nhiều đường gân phụ.

Loại thảo dược này cũng có hoa nhưng kích thước nhỏ nên thường mọc thành chùm. Quả của cây được coi là quả dại khi chín tách ra có hình dạng giống chiếc muôi. Chính vì đặc điểm hình thái đó mà một số vùng gọi dây thìa canh là dây muôi. Thời điểm cây ra hoa là tháng 7 hàng năm và kết trái cũng như chín sẽ diễn ra ở tháng 8.

1.3 Vị trí có thể tìm được dây thìa canh

Theo những thông tin hiện tại thì dây thìa canh được phát hiện lần đầu tiên là ở Ấn Độ. Một số sách y học đã nói rằng người Ấn Độ áp dụng phương thuốc từ thảo mộcnày cách đây 2000 năm. Vùng thung lũng ở miền Trung Nam của Ấn Độ chính là nơi thuận lợi nhất để dây thìa canh sinh trưởng. Ngoài ra thì Indonesia, Trung Quốc và Việt Nam là những quốc gia cũng đã tìm kiếm được dây thìa canh trên vị trí lãnh thổ.

Vào năm 2006, dây thìa canh đã được tìm thấy ở Việt Nam. Nơi mà các nhà thảo dược học tìm được chúng nằm ở miền bắc. Cụ thể là các tỉnh như Hải Phòng, Thanh Hóa, Ninh Bình. Nhờ sự am hiểu cũng như kiến thức uyên bác Nhà Thực Vật học TS Trần Văn Ơn đã kết luật được đúng giống loài và giúp cho loại thảo mộc này được quy hoạch trồng về khu vực Nam Định, Thái Nguyên.

1.4 Đặc điểm nổi bật của dây thìa canh

Dây thìa canh có thể thu hoạch bất kỳ thời điểm nào trong năm. Hơn thế nữa tất cả các bộ phận trên thần đều có dược tính và dùng làm thuốc được. Tuy nhiên dây thìa canh khô sẽ là lựa chọn tối ưu hơn. Dây thìa canh khô có thể để nguyên hoặc nghiền bột để tiện sử dụng.

tác dụng của dây thìa canh
Hình ảnh nhận dạng cây thìa canh

2. Sử dụng dây thìa canh có thể mang lại tác dụng gì?

Dây thìa canh là loại thảo mộc có dược tính khá mạnh đối với bệnh đường huyết. Đặc biệt là tiểu đường nên loại thảo mộc này đang được chú ý quan tâm. Dưới đây là một số dược tính khoa học đã kết luận và đưa vào sử dụng để điều trị:

2.1 Sử dụng dây thìa canh làm hạ đường huyết

Một số thí nghiệm trên thỏ đã cho thấy mức độ linh hoạt của enzym tạo cấu trúc phân tử đường bị giảm. Hơn nữa thảo mộc này cũng tương tác với gan khi thực hiện quá trình gây ra triệu chứng tăng đường huyết ở thỏ bằng alloxan.

2.2 Dây thìa canh có thể gây ra mất vị giác

Mất vị giác là một hiện tượng làm giảm cảm giác ăn ngon. Khi sử dụng dây thìa canh vị giác của bạn sẽ mất phản ứng với vị đắng và vị ngọt. Hiện tượng này thường kéo dài khoảng 2 – 3 giờ sau khi dùng do sự hoạt động của một dạng hoạt chất tên là Gurmarin. Sau khi chất kháng Guramin trong huyết tương nhận diện được hoạt chất này thì vị giác sẽ dần trở lại.

2.3 Sử dụng dây thìa canh ngăn ngừa tăng lipid máu

Sau khi nghiên cứu chiết xuất từ dây thìa canh, các nhà thực vật học nhận thấy rằng dịch được chiết ra có tương tác qua lại với lipid. Sự trao đổi qua lại này dẫn đến tăng sự bài tiết sterol qua phân. Ngoài ra Cholesterol cũng được hạ đáng kể cùng triglycerid trong huyết tương. Có lẽ vì lý do này mà dây thìa canh được đưa vào ứng dụng cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

2.4 Một số tác dụng của dây thìa canh

Không dừng lại với những chứng bệnh phát ra do đường huyết không ổn định. Dược lý của dây thìa canh còn khiến các nhà nghiên cứu ngạc nhiên hơn bởi có thể dùng điều trị các vết thương. Đặc biệt là khi sử dụng rễ của dây thìa canh có thể sơ cứu nếu vô tình bị rắn độc cắn. Ngoài ra trĩ hay viêm mạch máu cũng có thể dùng rễ cây để điều trị.

3. Cách sử dụng dây thìa canh

Cách sử dụng dây thìa canh khô và tươi có chút khác nhau và cũng dùng trong mục đích khác nhau.

3.1. Ứng dụng cho dây thìa canh còn tươi

Dây thìa canh tươi có thể dùng đắp trực tiếp lên vùng bị thương sau khi đem giã nát. Việc làm này cần được thực hiện đều đặn có chỉ dẫn để đảm bảo hiệu quả tốt.

3.2 Cách sử dụng dây thìa canh khô

Dây thìa canh có tác dụng gì?
Cách sử dụng dây thìa canh cần tuân theo chỉ định của thầy thuốc

3.2.1 Cách uống dây thìa canh khô

Để sắc thuốc đầu tiên chúng ta cần cân lấy 4 – 6 lạng dây thìa canh đã phơi khô. Liều lượng này phù hợp cho 1 lít nước. Sau khi cho nước vào thì đun sôi lên và dùng uống thay nước lọc để giải độc và điều trị một số bệnh đường huyết. Với rễ cây thìa canh cũng có thể làm tương tự để khắc phục các bệnh như viêm mạch máu, trĩ.

Hương vị của dây thìa canh khá dễ uống không như những vị thuốc khắc đắng. Tuy nhiên liều lượng sử dụng lại cần hết sức chú ý. Mặc dù các công dụng phát hiện khi nghiên cứu đều tích cực với sức khỏe nhưng khi quá liều có thể xuất hiện tác dụng phụ gây nguy hiểm.

3.2.2 Nghiền dây thìa canh khô thành dạng bột

Để thuận tiện xử lý các vết thương hay vết do rắn độc cắn, bạn nên nghiền dây thìa canh thành dạng bột. Chỉ cần đắp một lượng bột lên miệng vết thương thì có thể sơ cứu kịp thời. Đối với vết thương do bị rắn độc cắn bạn không nên chủ quan chỉ đắp bột mà hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra và cấp cứu. Bạn cũng không nên tự ý dùng bột dây thìa canh nếu không được chỉ dẫn từ bác sĩ.

4. Cẩn trọng khi sử dụng dây thìa canh

Phụ nữ mang thai và cho con bú là nhóm đối tượng cần thận trọng khi dùng bất kỳ loại thảo dược nào. Tuy rằng tác dụng của dây thìa canh theo nghiên cứu đang mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và chưa tìm ra độc tính nguy hại nhưng không có kết luận nào khẳng định là sẽ an toàn tuyệt đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Vì vậy phụ nữ mang thai không được tự ý sử dụng trừ khi bác sĩ yêu cầu.

Một số tính chất của dây thìa canh gây phản ứng nếu bạn đun bằng nồi làm bằng kim loại. Do đó nên chọn nồi thủy tinh hoặc sứ để đun sẽ đảm bảo an toàn hơn cho người sử dụng. Trong quá trình dùng thảo dược này nếu có biểu hiện như đau đầu, khó thở hay quay cuồng thì lập tức dừng lại và báo cho bác sĩ đồng thời nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám chẩn đoán ngay lập tức.

Dây thìa canh là một loại thảo mộc có nhiều công dụng nên khả năng bị làm giả rất cao. Do đó bạn cần chú ý kiểm tra kỹ để tránh các sản phẩm giả gây hại cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.