Vị thuốc quý ngũ vị tử: Những điều cần biết

Vị thuốc quý ngũ vị tử: Những điều cần biết

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị thuốc quý ngũ vị tử: Những điều cần biếtcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Ngũ vị tử là loại thuốc Y Học Cổ Truyền được dùng phổ biến hiện nay với nhiều công dụng khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về ngũ vị tử dược liệu và cách sử dụng sao cho hợp lý.

1. Ngũ vị tử là gì?

Ngũ vị tử dược liệu còn có tên gọi khác là ngũ mai tử, huyền cập. Đây là loại quả chín được thu hoạch rồi đem phơi hay sấy khô của cây ngũ vị (Schisandra sinensis Baill.), thuộc họ ngũ vị tử (Schisandraceae). Đặc điểm nhận dạng bao gồm:

  • Có dây leo to, chiều dài từ 5m đến 7m hoặc đôi khi có thể dài hơn. Thân cây có màu nâu xám kèm theo nhiều nốt sẩn.
  • Lá cây có hình trứng mọc so le dọc theo chiều dài dây leo, gốc thuôn hẹp, đầu có mũi nhọn, mép lá có những khía nhỏ, mặt trên màu sẫm và nhẵn, mặt dưới có lông ngắn ở gân lá non.
  • Hoa đơn tính, khác gốc: tràng có 6– 9 cánh, màu vàng trắng, có mùi thơm.
  • Cây ra quả có hình cầu với đường kính 5-7mm, khi chín màu đỏ sẫm thành từng chùm.
  • Hoa ngũ vị tử nở vào khoảng tháng 5-7 và ra quả chín vào tháng 8-9.

2. Ngũ vị tử có tác dụng gì?

2.1. Tác dụng dược lý

  • Bảo vệ gan: Đặc điểm nổi bật của ngũ vị tử có tác dụng bảo vệ lá gan của bạn. Đối với bệnh nhân viêm gan virus mạn tính, hoạt chất lignan chứa trong quả có tác dụng kháng khuẩn, phục hồi chức năng gan, làm giảm nồng độ ALT huyết thanh nhanh và kích thích cytochrom P450 thúc đẩy chức năng giải độc của cơ thể. Ngoài ra, ngũ vị tử còn làm tăng hoạt động các tiểu thể gan để giải độc và tổng hợp protein trong gan. Đặc biệt có hiệu quả trong bệnh viêm gan mạn tính có nồng độ transaminase trong huyết thanh cao, tổn thương gan, mệt nhọc, đổ mồ hôi trộm, mất ngủ.
  • Huyết áp: Ngũ vị tử có tác dụng điều chỉnh huyết áp về mức ổn định. Trong trường hợp huyết áp cao có thể điều chỉnh thấp xuống, nhưng khi cơ thể giảm tuần hoàn lại có khả năng điều chỉnh huyết áp.
  • Hô hấp: Ngũ vị tử giúp điều chỉnh hệ hô hấp, long đờm, giảm ho.
  • Hệ thần kinh: ngũ vị tử có tác dụng an thần, giảm đau, điều trị chứng mất ngủ, ngủ không ngon giấc, kích thích trí não thực hiện phản xạ có điều kiện.
  • Hệ miễn dịch: Ngũ vị tử có chức năng củng cố hệ miễn dịch, chống lại hoạt động của một số vi khuẩn như trực khuẩn thương hàn, kiết lị, phẩy khuẩn tả, tụ cầu vàng, phó thương hàn, cầu khuẩn viêm phổi và trực khuẩn mủ xanh, kháng virus và ức chế sự tạo thành của các tế bào ung thư.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211126_082405_327931_ngu-vi-tu-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]ngũ vị tử
Ngũ vị tử là loại thuốc Y Học Cổ Truyền được dùng phổ biến hiện nay

2.2. Tác dụng trong Y Học Cổ Truyền

Trong Y Học Cổ Truyền, ngũ vị tử có vị chua, tính ấm nên được chỉ định sử dụng cho các trường hợp ho lâu ngày, mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, đái dầm, niệu tần, tiêu chảy kéo dài, tự hãn, đạo hãn, tân dịch hao tổn, háo khát, mạch hư, nội nhiệt, tiêu khát, đánh trống ngực và mất ngủ.

3. Cách sử dụng vị thuốc ngũ vị tử

3.1. Các bài thuốc chữa bệnh

  • Chữa ra nhiều mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm: Bài thuốc gồm bá tử nhân 125g, bán hạ khúc 125g, đại táo 30 quả, hỗn hợp mẫu lệ, nhân sâm, ma hoàng căn, bạch truật và ngũ vị tử mỗi loại 63g. Đại táo đem nấu chín nhừ, bỏ hạt và trộn chung với các thành phần khác tạo thành hỗn hợp bột mịn, nhào thành viên hoàn bằng hạt bắp. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 20 – 30 viên.
  • Chữa chứng thận dương hư, hoạt tinh: Sắc hỗn hợp tang phiêu tiêu 12g, ngũ vị tử 8g, long cốt 12g, phụ tử 12g. Mỗi ngày uống 1 thang.
  • Chữa chứng miệng khô, khát nước: Đảng sâm và mạch động mỗi loại 12g, ngũ vị tử 6g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.
  • Bệnh viêm gan mạn tính: Ngũ vị tử rang khô tán nhuyễn đem uống với nước sôi hoặc nước cơm, ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3g.

3.2. Dùng chế biến thức ăn

  • Rượu nhân sâm ngũ vị tử: Dùng cho bệnh nhân bị suy nhược thần kinh, hồi hộp, đánh trống ngực, ngủ không ngon, mất ngủ dai dẳng. Nguyên liệu gồm rượu 500ml, nhân sâm 10-20g, ngũ vị tử và câu kỷ tử mỗi loại 30g. Ngâm 7 ngày. Uống trước khi đi ngủ 15-20ml.
  • Tim lợn hầm ngũ vị tử: Dùng cho bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật với chứng rối loạn nhịp tim, mất ngủ, thở nhanh, vã mồ hôi. Nguyên liệu gồm tim lợn rạch ra, rửa sạch, cho 9g ngũ vị tử vào rồi khâu lại và đem hầm cách thủy.
  • Ngũ vị tử hồ đào tán: Thành phần gồm ngũ vị tử 100g, hồ đào nhân 250g. Ngũ vị tử ngâm nước khoảng 12 giờ cho mềm rồi tách bỏ hạt, đem rang cùng với hồ đào rồi giã nhuyễn thành hỗn hợp bột mịn. Dùng với nước sôi hoặc nước cơm, mỗi lần uống 9g. Dùng chữa chứng di mộng tinh cho nam giới.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211126_082503_606479_ngu-vi-tu-2.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]ngũ vị tử
Có thể dùng ngũ vị tử trong bài thuốc chữa ra nhiều mồ hôi hoặc ra mồ hôi trộm

4. Thận trọng khi sử dụng ngũ vị tử

Có thể thấy vị thuốc ngũ vị tử mang lại rất nhiều hiệu quả cho sức khỏe thông qua nhiều bài thuốc khác nhau, tuy nhiên cần chú ý một số vấn đề khi sử dụng:

  • Phụ nữ đang mang thai không được sử dụng vì ngũ vị tử làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sảy thai.
  • Theo Y Học Cổ Truyền, người đang mắc phải tình trạng bên ngoài biểu tà bên trong thực nhiệt, viêm phế quản mới phát gây ho và sốt hoặc người nhiệt thịnh mới phát ban và ho không nên sử dụng.
  • Bệnh nhân động kinh: Dược liệu này kích thích thần kinh trung ương và có thể làm bùng phát các cơn động kinh.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng,trào ngược dạ dày thực quản nếu sử dụng bài thuốc này có thể làm tăng tiết acid dạ dày và làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Người đang sử dụng các loại thuốc: Tacrolimus, thuốc chuyển hóa qua trung gian Cytochrom P450 2C9, Cytochrom P450 3A4, Wafarin.
  • Bệnh nhân mới mắc viêm phế quản nếu sử dụng ngũ vị tử có thể gây sốt và ho.
  • Nếu bệnh nhân đang trong thời gian điều trị bằng các phương thức chữa bệnh khác bằng Đông y hoặc Tây y thì không nên sử dụng thêm ngũ vị tử để tránh các phản ứng tương tác thuốc có thể xảy ra.
  • Có thể gặp phải một số tác dụng phụ không quá phổ biến khi sử dụng vị thuốc này như dị ứng, phát ban, mẩn ngứa, ợ hơi, ợ chua,… ở một số người dễ mẫn cảm.
  • Theo một số nghiên cứu cho thấy, khi dùng ngũ vị tử dùng liều cao từ 10 – 15g/kg sẽ gây ra hiện tượng ngộ độc do quá liều. Do đó trong quá trình sử dụng cần tuân theo đúng liều lượng mà bác sĩ đưa ra.

Hiện nay trên thị trường, vị thuốc ngũ vị tử đang được ưa chuộng và nhiều người tin dùng. Bên cạnh đó cũng có nhiều đối tượng làm giả sản phẩm để lợi dụng lòng tin người tiêu dùng, do đó bạn nên đến các nhà thuốc Y Học Cổ Truyền uy tín hoặc bệnh viện chuyên khoa để được tư vấn và lựa chọn đúng sản phẩm.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.