Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Trùng đất (giun đất) có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Giun đất không những mang lại lợi ích trong cải tạo đất nông nghiệp mà còn mang lại những giá trị trong chữa bệnh. Vậy giun đất được sử dụng như thế nào trong chữa bệnh?
1.Đặc điểm của giun đất
Giun đất có tên khoa học là Lumbricus, là loài động vật ruột khoang, sinh sống ở trong lòng đất. Giun đất có chiều dài cơ thể khoảng 10 – 34cm, rộng từ 5 – 15mm, thân có màu nâu hồng hoặc nâu đen. Ngoài ra, đặc điểm nhận dạng khác của giun đất là hai bên thân và mặt bụng của giun đất có 4 đốt lông ngắn và cứng, thân có nhiều đốt, có thể co giãn được. Giun đất còn có các tên gọi khác là Thổ long, Địa long, Giun khoang, Trùn hổ, Khâu dẫn, Khưu dẫn, Thổ thiện, Uyên thiện, Can địa long, Trùn đất.
2. Cách sơ chế giun đất
Giun đất sau khi thu hoạch về thì được rửa sạch với nước ấm hoặc rượu để loại bỏ chất nhầy nhớt. Sau đó giun đất được mổ thân và rửa sạch tạp chất trong bụng rồi đem sấy/ phơi khô để dùng dần. Ngoài ra, giun đất còn được bài chế thành dược liệu bằng cách ngâm với nước vo gạo trong vòng 1 đêm rồi để khô sau đó tẩm rượu và sấy khô. Cuối cùng đem sao cùng với gạo nếp và xuyên tiêu. Giun đất cũng có thể tán bột dùng hoặc đem đốt tồn tính tùy theo mục đích sử dụng. Lưu ý không sử dụng giun tự trườn lên mặt đất vì những con giun này thường là những con yếu và có bệnh.
3. Thành phần hóa học và dược liệu của giun đất
Trong giun đất có các thành phần hóa học như:
- Lembrifebrin,
- Lumbritin
- Terrastro lumbrolysia
- Chất béo,
- Hypoxanthin,
- Alanin,
- Adenin,
- Tyrosin,
- Cholin,
- Lysin,
- Methionin,
- Valin
- Vitamin A, D, E.
Dược liệu giun đất có vị mặn, hơi tanh, tính lạnh, không độc, quy vào 3 kinh tỳ, vị và thận, có tác dụng thanh nhiệt, bình can, chỉ suyễn, thông kinh lạc, lợi tiểu, giải độc, hạ huyết áp.
4.Tác dụng chữa bệnh của giun đất
Theo Đông Y, giun đất có tác dụng phá huyết kết, trừ phong thấp, hành thủy, khứ nhiệt, thông đại tiện, hành thấp bệnh, đại giải nhiệt độc, trấn kinh, đờm kết, khử trùng tích. Nên được sử dụng trong điều trị các chứng sốt cao kinh giật, bồn chồn kinh động, viêm đường tiết niệu, động kinh, hen suyễn, sốt rét, hen phế quản, di chứng bại liệt nửa người, tiểu tiện không thông và phong thấp gây đau nhức.
Theo dược lý hiện đại thì Giun đất chứa hoạt chất Lumbritin có tác dụng phá huyết, có tác dụng chống co giật, kháng histamine, làm giãn mạch nội tạng và hạ áp chậm nhưng lâu dài, làm giãn phế quản và hạ cơn hen cấp, an thần và hạ thân nhiệt. Ngoài ra, giun đất chứa chiết xuất diệt tinh trùng và tăng hưng phấn thành tử cung.
5. Một số ứng dụng của giun đất trong điều trị bệnh
- Dùng giun đất trị sốt cao, sốt rét
- Giun đất trị hen suyễn, viêm phế quản cấp, mạn tính, khó thở
- Trị trúng phong, tai biến mạch máu não, bán thân bất toại, miệng, mắt méo xệch, nói ngọng
- Trị chứng cửu khiếu xuất huyết, ngũ tạng, lục phủ xuất huyết, hôn mê bất tỉnh, xuất huyết não, miệng, mắt nhắm nghiền, kéo dài nhiều ngày, phù thận, phù tim, phù toàn thân…
- Giun đất còn có thể dùng bôi ngoài để trị mụn nhọt, bệnh quai bị…
- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư
- Trị bệnh tâm thần phân biệt
- Trị động kinh do chấn thương
- Trị sỏi đường tiểu
- Trị nhọt độc đã vỡ miệng
- Trị bệnh phong cùi gây ngứa ngáy và đau
- Trị sa trực tràng dương chứng
- Trị nhện cắn bị thương
- Trị hạch lao ở cổ bị lở loét và chảy nước
- Trị điếc đột ngột
- Trị răng lung lay hoặc đau nhức
- Trị đau chính giữa hoặc một bên đầu
- Trị chứng tinh hoàn sưng đau ở trẻ nhỏ
- Trị chứng kinh phong cấp và mãn tính
- Trị chứng kinh phong mãn tính khiến cơ thể suy nhược
- Trị chứng bí tiểu ở trẻ nhỏ do huyết kiệt
- Trị chứng bí tiểu ở người lớn
- Trị táo bón, bứt rứt trong người do sốt rét
- Trị viêm quầng (chứng đơn độc)
- Trị da đầu nổi vảy trắng
- Trị cổ họng sưng nghẹt
- Trị chứng kinh phong mãn tính ở trẻ nhỏ, phiền loạn, phiền não, ruột nhiễm ký sinh trùng, vị hư, gân mạch co quắp, buồn bực
- Trị trị sâu răng
- Trị đau đầu do phong nhiệt
- Trị kinh lạc ứ tắc gây đau, ứ huyết do thấp đàm
- Trị điếc do bế khí
- Trị nhức đầu do đầu phong
- Trị côn trùng chui vào tai
- Trị ráy tai khô cứng khó lấy ra
- Trị bệnh trĩ mũi
- Trị chứng tai chảy mủ
- Trị thanh quản và họng sưng lên đột ngột gây khó khăn khi ăn uống
- Trị ngón tay đau nhức
- Trị chân răng chảy máu không cầm được
- Trị đau mắt đỏ
- Trị tay chân sưng đau, rã rời
- Trị cổ độc gây tiêu ra huyết
- Trị tinh hoàn thụt vào bụng hoặc sưng, thân thể nặng nề, bụng dưới co thắt và nóng đau, đau nhức cơ thể
- Trị thương hàn nhiệt kết 1 – 7 ngày
- Trị loét hạ chi mãn tính
- giúp cắt nhanh cơn suyễn, ho gà và ho do hỏa nhiệt
- Trị chứng trúng phong gây bại liệt, chảy nước dãi và nói ngọng
- Trị chữa sốt rét
- Trị ù tai, đau đầu, hay quên, giảm khứu giác, đờm ít nhưng quánh dính, nghẹt mũi do viêm mũi mãn tính
- Trị viêm tắc tĩnh mạch
- Trị phong thấp, cắt cơn sốt rét và giảm kinh giật
- Trị đậu sởi và người bị sốt rét từng cơn
- chữa thống kinh
- Trứng tráng địa long tốt cho người bị di chứng sau tai biến mạch máu não
- Trị cấm khẩu, tê bại
- Trị chứng liệt nửa người, sùi bọt mép và méo mồm
- Trị sốt xuất huyết và sốt phát ban
6. Lưu ý khi sử dụng giun đất
Do Giun đất có tính hàn nên tránh dùng cho những người không phải thực nhiệt. Liều khuyến cáo thường dùng khoảng 6-12g dưới dạng thuốc sắc, với 200ml nước sắc còn 50ml uống trong ngày. Hoặc dùng 2-4g dưới dạng thuốc bột.
Giun đất cũng có thể tương tác với một số thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác, vì vậy để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi dùng, bạn nên hỏi ý kiến từ các bác sĩ, thầy thuốc đông y uy tín trước khi sử dụng
Không nên tự ý phối hợp các loại dược liệu. Trong quá trình sử dụng, nếu thấy xuất hiện các triệu chứng bất thường, hãy tạm ngưng dùng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.