Cây bòng bong chữa bệnh gì?

Cây bòng bong chữa bệnh gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bòng bong chữa bệnh gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây bòng bong là loại cây leo thân rễ bò, có thể dùng toàn cây làm thuốc hoặc bào tử của cây – hải kim sa. Bòng bong thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý đường tiết niệu như sỏi thận, tiểu ra máu, tiểu ra dưỡng chất,… Dưới đây là mô tả về cây và một số bài thuốc với bòng bong.

1. Đặc điểm hình thái của cây bòng bong

Cây bòng bong còn được gọi với một số tên khác như hải kim sa, thạch vi dây, cút này( Tày), dương vong, thạch vĩ đằng. Cây thuộc chi bòng bong ( chi Lygodium), là chi duy nhất của họ Lygodiaceae, có tên khoa học là Lyofodium japonium.

Cây bòng bòng có bào tử nằm dưới lá và phân tán bào tử khi tới thời điểm để phát triển giống loài. Bòng bong xanh tốt quanh năm, với thân dạng dây leo, thân rễ mọc bò. Lá cây dài, xẻ lá 2 – 3 lần lông chim, các lá chét của cây có hình tam giác; trục lá có lông, uốn ngoằn ngoèo. Việc sinh sản của lá chét giống với lá bình thường, nhưng lá có chiều dài ngắn hơn, các lá chét này thường là lá bậc hai, mang nhiều ổ túi ngắn 2 -10 mm, trong đó có nhiều túi bào tử. Bào tử của bòng bong hình 4 mặt hay gần hình cầu với một mặt dẹt có vách khá dày, màu vàng nhạt hay xám.

Bòng bong thích thời tiết ẩm, ấm cận nhiệt đới, nên ở nước ta rất dễ tìm thấy chúng phân bố rộng khắp cả nước ta. Cây còn phân bố ở Ấn Độ, Sri Lanka, Nepal đến Trung Quốc, Nam Nhật Bản, Malaysia, Ôxtrâylia và châu Đại Dương.

Cây bòng bong thường quấn chằng chịt trên các bụi cây cỏ từ đồng bằng, đồi đến vùng núi thấp ở độ cao không quá 600m đểu có thể phát hiện bòng bong. Cây ưa sáng và thường trung sinh. Cây thường mọc thành đám trong các trảng cây bụi, trảng cỏ, cây bụi thứ sinh hay ở ven rừng rậm thường xanh và nửa rụng lá, có khi cả ở đầm lầy ngập nước ngọt theo mùa.

2. Thành phần hóa học và bộ phận dùng làm thuốc của bòng bong

Cây bòng bong chứa flavonoid và một số axit hữu cơ: driocrassol, D-p-coumaril ariocrassol, tectoquinon, kaemprefol, stigmasterol.

Bộ phận dùng toàn cây. Riêng Bào tử của bòng bong còn được thu hái chế biến riêng để dùng được gọi là hải kim sa.

Toàn cây bòng bong có thể được thu hái quanh năm. Với hải kim sa, thuốc sẽ được thu hái vào đầu màu thu, khi bào tử đã chín, đây là lúc thích hợp để thu hái cây bòng bong, việc thu hoạch quá sớm hoặc quá muộn đều khiến cho các bào tử dễ bị rơi rụng. Nên chọn lúc sáng sớm khi sương chưa khô, cắt xuống lá cọng, bỏ vào trong sọt có lót giấy hoặc vải. Sau khi thu hái về, phơi khô bòng bong, chú ý tránh gió; sau đó dùng tay xát vò, làm cho bào tử phía sau lá rơi rụng, rồi sàng loại bỏ lá cọng là được.

3. Cây bòng bong chữa bệnh gì?

Theo các tài liệu về y học cổ truyền ghi chép, bòng bong dược liệu có tính hàn, vị ngọt, quy kinh bàng quang, tiểu trường. Tác dụng chủ trị: tả thấp nhiệt ở Bàng quang, Tiểu trường và phần huyết, thông lâm, lợi thấp, giải độc, thanh nhiệt.

Dưới đây là một số đơn thuốc với cây bòng bong trong một số bệnh lý thường gặp có thể tham khảo:

  • Trị vết thương do ong vàng đốt: dùng lá bòng bong tươi rửa sạch, giã nát rồi đắp lên chỗ bị thương
  • Trị chứng mụn rộp loang vòng: dùng dây và lá bòng bong tươi rửa sạch rồi giã nhuyễn và đắp vào vùng da cần điều trị. Thực hiện 2 lần/ ngày.
  • Trị chứng đới hạ ở nữ giới: dây bòng bong 1 lạng cắt nhỏ rửa sạch rồi đem hầm với lượng thịt lợn lượng vừa đủ. Dùng thịt ăn và uống hết nước canh.
  • Trị chứng viêm tuyến vú: Hải kim sa 25 đến 30g sắc uống với nước và rượu theo tỷ lệ 1:1, dùng nước sắc chia ra uống 3 lần, dùng hết trong ngày.
  • Trị chứng đi tiểu ra máu: Hải kim sa tán bột mịn, mỗi lần lấy ra 8g uống với nước đường, ngày 3 lần.
  • Trị sỏi đường tiết niệu: Bạch mao căn, hải kim sa, hoạt thạch mỗi vị 30g, kim tiền thảo 60g, cỏ mã đề 12g, đem sắc kỹ với nước phân thành 3 phần uống, dùng trong ngày.
  • Trị đi tiểu ra dưỡng chất: Cam thảo 10g, hoạt thạch, hải kim sa mỗi vị 40g. Dùng mạch môn sắc riêng, các vị còn lại đem tán bột. Mỗi lần dùng 8g uống với nước sắc 20g mạch môn, chia 3 lần uống trong ngày.
  • Trị chứng viêm gan: Xa tiền thảo 20g, nhân trần 30g, hải kim sa 15g đem sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
  • Trị vết thương phần mềm: Dùng lá bòng bong và lá mỏ quạ tươi lượng như nhau, đem rửa sạch, giã nát, rồi đắp lên vết thương. Thay lá mỗi ngày một lần, trong 3 đến 4 ngày. Kế đó dùng lá hàn the, lá bòng bong và lá quạ tươi giã nát, đắp lên vết thương phần mềm, cứ 2 – 3 ngày thay lá một lần.
  • Trị chứng sỏi mật: Kê nội kim, uất kim, hải kim sa tùy từng trường hợp gia giảm liều, đem các vị sắc lấy nước uống.

Tuy là vị thuốc mang đến nhiều công dụng nhưng các bài thuốc trên chỉ có tính chất tham khảo, trước khi quyết định sử dụng thuốc, người bệnh cần được khám bởi người có chuyên môn để được kê đơn phù hợp với từng tình trạng riêng.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.