Hạt hồ đào có tác dụng gì?

Hạt hồ đào có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Hạt hồ đào có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây hồ đào ta gọi là cây óc chó, có tên trong vị thuốc quý, hay còn được gọi hồ đào nhục, hạch đào. Nhân của quả hồ đào có vị ngọt, tính ấm. Quả hồ đào có tác dụng tốt trong việc bổ thận, cố tinh, định suyễn, nhuận phế, nhuận tràng, trị thận hư ho suyễn, đau mỏi eo lưng đau, chân yếu, dương nuy, di tinh, đại tiện táo và bí tiểu tiện.

1. Tổng quan về cây hồ đào

1.1. Đặc điểm sinh học của cây hồ đào

  • Cây hồ đào hay trong dân gian thường gọi là cây óc chó. Đây là một cây to, cao tới 20m, sống lâu năm.
  • cây hồ đào là loại lá kép lông chim, không có lá kèm. Thông thường gồm 7-9 lá chét, mép nguyên không cuống hình trứng thuôn, khi vò có một mùi hăng đặc biệt.
  • Hoa hồ đào là loại hoa đơn tính mọc cùng gốc, kèm theo lá bắc sớm rụng. Hoa đực thành cụm giống như hình đuôi sóc rủ xuống, mỗi hoa ở một kẽ lá bắc, kèm theo có 2 lá bắc con.
  • Hoa cái mọc đơn, thưa, bao hoa gồm 4-6 vẩy, bầu hạ và vòi nhụy ngắn.
  • Bầu hoa có 1 ngăn, có tiểu noãn mọc thẳng và 4 vách giả chia bầu thành 4 ngăn giả.
  • Quả hồ đào là loại quả hạch, có vỏ mẫm, đường kính chừng 3-4cm.
  • Nhân nguyên ở phía trên, chia thành 4 thùy; phía dưới bao gồm nhiều rãnh nhăn nheo trông như óc, do đó có tên quả óc chó.
  • Mùa hoa bồ đào vào khoảng mùa hạ, quả hồ đào chín vào tháng 9 đến tháng 10 hàng năm.

1.3. Cách chế biến dược liệu bồ đào

  • Muốn thu hoạch lá, thường có thể hái suốt mùa hạ, tốt nhất vào các tháng 6-7 hàng năm. Khi thu hoạch lá nên chọn những lá xanh, tốt, thường chỉ hái lá chét, hoặc hái toàn lá sau đó lọc lấy lá chét, phơi thành lớp mỏng cho đến khô để khỏi phải đảo luôn. Tránh sử dụng những lá rụng, hoặc lá hái vào mùa thu. Thường người ta hay dùng lá bồ đào tươi làm thuốc vì hoạt chất còn nguyên vẹn, giã ép lấy nước. Lá cây phơi khô bảo quản tốt sẽ có màu lục, mùi thơm, vị đắng, chát.
  • Nếu dùng nhân quả hồ đào thì nên thu hoạch vào khoảng tháng 9-10. Thời điểm này khi quả đã chín hái về, bóc lấy vỏ ngoài, phơi khô, được gọi là thanh long y.
  • Hạch bao gồm nhân và vỏ cứng phơi khô gọi là hồ đào. Sau khi thu hoạch quả hồ đào, đập lấy nhân sau đó phơi khô gọi là hồ đào nhân và phần vách gọi là phân tâm mộc.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20220113_025904_458468_qua-ho-dao.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]quả hồ đào
Quả hồ đào cần được sơ chế cẩn thận trước khi sử dụng

2. Hạt hồ đào có tác dụng gì?

  • Quả hồ đào có tác dụng gì? Theo tài liệu của Y Học Cổ Truyền, quả hồ đào có vị ngọt, tính ôn, không độc, vào 2 kinh phế, thận; có tác dụng bổ thận gan, cố tinh, ôn phế định suyễn, nhuận tràng, ăn vào béo người, nhuận da, đen tóc, lợi tiểu tiện, chữa 5 chứng trĩ.
  • Chủ trị: Phế thận hư suy, đau yếu xương khớp, rối loạn cương dương, liệt dương, di tinh, tiểu tiện nhiều lần, đại tiện táo và ho hen suyễn.
  • Cây hồ đào được dùng trong cả Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại.
  • Theo Y Học Hiện Đại, thì tác dụng của hồ đào là do chất tanin, chất juglon có tính chất sát trùng. Ngoài ra, trong quả hồ đào còn chứa chất phenol, chất juglon có tác dụng hóa sừng các tổ chức, được dùng trong điều trị những bệnh lý ngoài da.
  • Theo tài liệu về Đông y, vị thuốc hồ đào có công dụng tốt trong bổ khí, nuôi huyết, nhuận táo, hóa đờm, ôn phế, nhuận tràng, lợi tam tiểu, ích mệnh môn, chữa hư hàn và bệnh ho suyễn (Lý Thời Trân). Liều dùng nhân bồ đào là 10-20g/ ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc viên.

3. Các bài thuốc với quả hồ đào

Bài thuốc số 1: Bổ thận làm đen râu tóc

Chuẩn bị: Hồ đào 30 quả cả vỏ, bổ cốt chỉ, đỗ trọng mỗi vị 160g đem tẩm rượu sao, tỏi to 160g trộn nước gừng sao qua, thanh diêm 40g.

Thực hiện: Đem tất cả các nguyên liệu ở trên nghiền nhỏ rồi nhào thành cao, sau đó, cho ít mật viên như quả táo ta. Liều dùng ngày uống 1 viên vào lúc đói với nước muối nhạt.

Bài thuốc số 2: Bổ huyết, tủy, mạnh gân cốt, nhuận cơ thể

Chuẩn bị: quả hồ đào 160g, bột bổ cốt chỉ 160g, tỳ giải 160g và đỗ trọng 160g.

Thực hiện, đem những nguyên liệu đã chuẩn bị tán thành viên hoàn nhỏ cỡ bằng hạt ngô. Mỗi lần uống khoảng 50 viên vào thời điểm lúc đói với nước muối nhạt.

Bài thuốc số 3: Làm chắc răng, đen tóc:

Chuẩn bị: nhân hay quả hồ đào sao qua, xuyên bối mẫu mỗi vị 160g.

Thực hiện: tán thành dạng bột nhỏ dùng hằng ngày 10 – 15g với nước ấm.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20220113_025920_315194_qua-ho-dao-1.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]quả hồ đào
Quả hồ đào được ứng dụng trong một số bài thuốc đông y

Bài thuốc số 4: Điều trị đái buốt, đái có sỏi:

Chuẩn bị: nhân hay quả hồ đào nhục 100g, gạo 100g.

Thực hiện: đem những nguyên liệu trên nấu thành cháo ăn, ăn liên tục từ 5-7 ngày.

Bài thuốc số 5: Điều trị cảm phong hàn, người nóng không mồ hôi, đau đầu:

Chuẩn bị: quả hồ đào, trà búp, hành, gừng sống, mỗi vị 15g giã dập.

Thực hiện: Sắc thành nước uống, đắp chăn ra mồ hôi là khỏi.

Bài thuốc số 6: Trị người già ho, ngủ không yên:

Chuẩn bị: quả hồ đào bỏ vỏ 40g, hạnh nhân (bỏ vỏ, đầu nhọn) 40g và gừng sống 40g.

Thực hiện: nấu các dược liệu ở trên rồi cô thành cao cho mật ong nặn thành từng viên hoàn cỡ chừng như quả táo ta. Mỗi lần nhai 1 viên, uống kèm với nước gừng.

Bài thuốc số 7: Thuốc dành cho người cao tuổi, sức khỏe yếu, ho, thở yếu, không ngủ được:

Chuẩn bị: quả hồ đào, hạnh nhân, sinh khương mỗi vị 40g.

Thực hiện: giã nát những nguyên liệu ở trên, dùng thêm mật ong hoàn thành viên to bằng hạt ngô. Buổi tối trước khi ngủ ngậm khoảng 1-2 viên.

Bài thuốc số 8: Trị chứng liệt nửa người, mạch vi tế cơ thể suy nhược

Bài thuốc “Bổ não chấn nuy”: chuẩn bị hạch quả hồ đào 15g, hoàng kỳ 60g, đương quy 24g, long nhãn nhục 24g, sơn thù 15g, giá trùng 3 con, địa long 9g, nhũ hương 9g, một dược 9g, lộc giác giao 6g và mã tiền 0,9g.

Thực hiện: Các vị thuốc trên sắc ký bỏ bã, cho lộc giác giao vào hòa tan, chia 2 lần uống, mã tiền chế tán thành bột. Mỗi lần uống khoảng 0,45g và uống ngay sau khi ăn sáng và ăn tối 15 phút khi thuốc còn ấm.

Trên đây là những công dụng của quả bồ đào với sức khỏe, bạn có thể tham khảo để sử dụng sao cho đúng cách và hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.