Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng cây ngũ trảocung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây ngũ trảo (cây chân chim) là một loại cây thân gỗ mọc hoang ở những vùng đất ẩm nhiều ánh sáng. Lá ngũ trảo có mùi thơm, cây ngũ trảo được dùng làm cảnh và làm thuốc. Vậy cây ngũ trảo là cây gì? Cây ngũ trảo trị bệnh gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Cây ngũ trảo là cây gì?
Cây ngũ trảo hay còn gọi là mẫu kinh, cây chân chim, hoàng kinh, ngũ trảo phong, ô liên mẫu hay ngũ trảo răng cưa,…
Cây ngũ trảo có tên khoa học là Folium Viticis negundo, thuộc họ cỏ roi ngựa.
Ngũ trảo là một loại cây mọc hoang, được tìm thấy nhiều ở Trung Quốc, Lào, Ấn Độ, Malaysia và Việt Nam. Vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe nên hiện nay, ở nước ta, cây được trồng khá nhiều ở một số tỉnh như Thái Bình, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Tiền Giang… Cây ngũ trảo không chỉ được dùng làm cảnh mà còn được thu hái về làm thuốc chữa bệnh.
Đặc điểm cây ngũ trảo:
- Ngũ trảo là loại cây thân gỗ sống lâu năm. Bề mặt thân thường nhẵn, có thể có ít lông mỏng. Thân lớn hình trụ, cành non màu xám hoặc xám nâu, thường có hình vuông.
- Lá ngũ trảo hình giống như 5 cái móng của con chim nên người ta gọi tên là cây ngũ trảo chân chim. Lá thường mọc kép, đối xứng 2 bên. Gốc lá ngũ trảo tròn, phía đầu nhọn, phần mép có răng cưa, bề mặt phía trên nhẵn màu xanh lục, phía dưới có lông mịn màu trắng bạc.
- Hoa ngũ trảo nhỏ, màu tím (tím nhạt hoặc lam tím), mọc phía đầu cành thành chùm, bên ngoài được phủ một lớp lông màu xám trắng hay xám nâu. Mùa hoa ngũ trảo rơi vào tháng 11. Hoa và lá ngũ trảo rất thơm.
- Quả ngũ trảo mọng nhiều nước (quả non thì nước xanh nhạt, quả chín nước vàng đen, đen), trong thường có 4 hạt, phía đỉnh lõm nhẹ. Quả ngũ trảo thường có vào tháng 5 đến tháng 7 mỗi năm.
Cây ngũ trảo rất ưa sáng và ưa ẩm nên thường mọc ở các vùng đất ẩm, sinh trưởng phát triển mạnh vào mùa hè. Việc thu hoạch dược liệu từ cây ngũ trảo có thể thực hiện quanh năm. Khi dùng làm thuốc, có thể dùng toàn bộ cây ngũ trảo. Trong đông y, quả ngũ trảo được gọi là hoàng kinh tử. Rễ và lá cây ngũ trảo được dùng trực tiếp khi còn tươi hoặc dùng khô đều cho tác dụng tốt.
2. Cây ngũ trảo trị bệnh gì?
Mặc dù xuất hiện khá nhiều trong đời sống hàng ngày nhưng cây ngũ trảo trị bệnh gì thì không phải ai cũng biết.
Khi tiến hành các nghiên cứu về những bộ phận của cây ngũ trảo, người ta thấy rằng trong lá ngũ trảo tươi có chứa 0,05% tinh dầu còn khi ở trạng thái khô, lá ngũ trảo chứa một lượng vừa phải alcaloid.
Ở rễ ngũ trảo, người ta thấy sự xuất hiện của tanin, alcaloid, crom, tinh bột và nhựa.
Vỏ của quả ngũ trảo chứa một số hoạt chất như del philippin 3 coumaroyl sophoroside 5 monoglucoside.
Do đó, cây ngũ trảo có tác dụng giảm đau hiệu quả, rất tốt cho sức khỏe.
Theo một bài báo khi nói tới công dụng giảm đau chống viêm của cây ngũ trảo trên tạp chí Journal of Ethnopharmacology có trình bày về một thí nghiệm chứng minh tác dụng của chiết xuất từ lá ngũ trảo trên chuột bị phù chân do mắc Carrageenan. Kết quả thí nghiệm cho thấy lá ngũ trảo có đặc tính chống oxy hóa, khả năng tiêu viêm giảm đau và cắt cơn ngứa tương đối hiệu quả.
Ở một bài báo khác của tạp chí Bioorganic & Medicinal Chemistry Letters lại nói rằng, etanolic trong lá ngũ trảo có hoạt tính chống nấm trichophyton rất tốt.
Theo đông y, lá cây ngũ trảo có tính bình, vị the đắng, mùi thơm. Còn rễ ngũ trảo lại có tính hàn, quả thì ấm, vị đắng hơi cay. Ngũ trảo có công dụng hạ sốt long đờm, lợi tiểu, trừ thấp, hoạt huyết tán ứ, giải độc tiêu thũng, tiêu sưng giảm đau, kích thích tiêu hóa.
Cây ngũ trảo được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Đau nhức xương khớp, đau đầu, bị tê thấp, đau lưng do gai cột sống.
- Sưng đau tuyến vú, chữa đau bụng kinh ở phụ nữ.
- Người bị viêm tiết niệu, tiểu tiện ra máu.
- Người bị cảm mạo, sốt, viêm họng, ho, hen suyễn…
- Dùng cho những người tiêu hóa kém, khó tiêu.
- Ngoài ra ngũ trảo còn có tác dụng giảm ngứa, cải thiện triệu chứng mày đay, táo bón,…
Khi dùng làm thuốc, ngũ trảo được sử dụng theo cả đường uống, đường bôi (thoa ngoài) hoặc xông rửa đều có hiệu quả. Khuyến cáo, liều dùng thích hợp không quá 30g mỗi ngày đối với các bộ phận như lá, rễ và vỏ cây ngũ trảo; riêng với phần hạt ngũ trảo, liều sử dụng không quá 4g/ ngày.
Một số bài thuốc tham khảo dùng cây ngũ trảo để trị bệnh:
- Lá ngũ trảo trị nhức đầu sổ mũi, cảm mạo với sốt: lấy 100g lá ngũ trảo với lá bưởi lá cam mỗi thứ 40g; lá chanh, sả, ngải cứu mỗi loại 20g đem đun với 5 lít nước dùng để xông giúp ra mồ hôi, giảm triệu chứng bệnh rất nhanh.
- Cây ngũ trảo giảm đau chống viêm:
- Nếu dùng lá ngũ trảo: lấy lá tươi đem giã nát đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp giảm đau rất tốt. Ngoài ra, khi dùng chung với cà độc dược, đem bọc bởi lá chuối non hơ nóng rồi đắp chườm lên những khớp bị sưng đau ở những bệnh nhân bị thấp khớp sẽ giúp người bệnh thấy dễ chịu hơn, khớp nhanh đỡ đau.
- Mặt khác, cũng dùng lá ngũ trảo tươi giã nát trộn với rượu, thêm vài lát gừng rồi lấy dịch uống giúp chữa viêm đường tiết niệu, cải thiện triệu chứng đái ra máu.
- Nếu dùng rễ cây ngũ trảo: lấy rễ tươi giã nát đắp lên vú bị sưng giúp giảm đau giảm sưng rất nhanh. Đối với rễ và thân cây ngũ trảo khô, đem sao vàng rồi dùng khoảng 20g dược liệu sắc với nước uống trong ngày để điều trị bệnh tê thấp cũng cho hiệu quả cải thiện rất tốt.
- Vỏ cây ngũ trảo giúp kích thích hệ tiêu hóa, tạo cảm giác ăn ngon miệng hơn: dùng 12g vỏ ngũ trảo cắt nhỏ rồi cho sắc cùng với nước, uống khi còn ấm. Để được tác dụng tốt nhất, nên dùng trước ăn 30 phút.
- Lá ngũ trảo chữa đau bụng kinh ở phụ nữ, tốt cho những người bị bế kinh mà đau bụng: dùng 16 đến 40g lá ngũ trảo sắc với 500ml đến khi còn 200ml thì chia 2 lần uống trong ngày. Dùng như vậy trong 10 ngày liên tiếp, triệu chứng đau sẽ cải thiện rõ rệt.
- Dùng lá ngũ trảo chữa ngứa, nổi mày đay: lấy lá ngũ trảo tươi nấu với 2 lít nước, để nguội rồi đem rửa trực tiếp hoặc tắm mỗi ngày.
Trên đây là một số bài thuốc tham khảo về cách sử dụng của cây ngũ trảo trong trị bệnh. Ngoài những tác dụng như đã nói ở trên, theo kinh nghiệm dân gian truyền lại thì ngũ trảo còn rất nhiều tác dụng chữa bệnh khác. Hãy liên hệ đến bác sĩ chuyên khoa nếu bạn muốn sử dụng dược liệu này để trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.