Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác hại của lá bạc hàcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây bạc hà không chỉ được sử dụng để làm rau sống và làm gia vị cho một số món ăn mà nó còn ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong ngành chế biến thực phẩm, mỹ phẩm. Ngoài ra, lá bạc hà còn là một loại thảo dược có tác dụng chữa khó tiêu, chống cảm cúm và cải thiện các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích… Tuy nhiên, nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng thì có thể gây ra một số tác hại. Dưới đây là một số tác hại của lá bạc hà khi dùng sai cách mà mọi người có thể tham khảo.
1. Tìm hiểu về cây bạc hà
Trước khi tìm hiểu về tác hại của lá bạc hà thì mọi người nên nắm rõ những thông tin tổng quát về loại cây này dưới đây.
Cây bạc hà còn được gọi với một số tên gọi khác như: Băng hầu úy, bạc hà ngạnh, liên tiền thảo, hay tô bạc hà và có tên khoa học là Mentha arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae).
Cây bạc hà là một loại cây thân thảo sống lâu năm, có thân và cành hình vuông, xốp và dáng thẳng đứng hoặc đôi khi bò lan trên mặt đất. Cây cao nhất có thể dài từ 50 – 60 cm.
Lá bạc hà mọc đối từng lá đơn, có hình bầu dục, đầu nhọn và xung quanh mép lá có hình răng cưa. Khi đưa lên mũi ngửi thì lá cây bạc hà thường có mùi thơm, vị cay và tê nhẹ.
Cây bạc hà thường ra hoa và quả từ tháng 7 – tháng 10 hàng năm. Hoa bạc hà có kích thước nhỏ và có thể có màu trắng, hồng, tím hay màu tím hồng, còn quả cho 4 hạt.
Bạc hà được chia thành nhiều loại khác nhau và được trồng phổ biến nhất là các loại:
- Bạc hà Nam: Được trồng nhiều ở nước ta
- Bạc hà Âu: Có nguồn gốc từ các nước Trung và Nam châu Âu.
- Các loại bạc hà di thực: Bạc hà Nhật, bạc hà Đài Loan, bạc hà 974, bạc hà 976…
Bạc hà tập trung chủ yếu ở các vùng châu Âu và châu Á có khí hậu ôn đới. Ở Việt Nam, cây được trồng nhiều ở các tỉnh thành như: Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Nghệ An…
2. Thành phần hóa học của bạc hà
Các nghiên cứu, phân tích ghi nhận trong bạc hà có chứa một số thành phần hóa học như:
- 40,7 % menthol
- 23,4% methone
- Sodium
- Protein
- 1,8-cineole
- Limonene
- Beta-caryophyllene
- Beta-pinene
- Vitamin A, B6, C, D
- Canxi
- Cobalamin
- Magnesium…
Lá bạc hà có thể được dùng để chế biến thức ăn hoặc làm trà dưới dạng tươi hoặc phơi khô. Còn tinh dầu bạc hà để dùng để thoa, hoặc được dùng trong ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, hóa mỹ phẩm, các loại kem đánh răng….
Bạc hà cũng có thể được sản xuất dưới dạng viên nang bọc ruột dùng theo đường miệng.
3. Tác dụng của bạc hà
Khi nhắc về tác dụng của lá bạc hà thì rất nhiều người thắc mắc muốn biết uống lá bạc hà có tốt không hay ăn nhiều lá bạc hà có tốt không? Bạc hà là một loại thảo dược được xem như một phương thuốc tự nhiên mang đến nhiều tác dụng cho sức khỏe của người dùng như là:
3.1. Trị chứng khó tiêu
Các hoạt chất trong bạc hà có khả năng xoa dịu cơ bụng và làm tăng lưu thông của dịch mật. Điều này giúp cho thức ăn được tiêu hóa nhanh hơn, cải thiện các triệu chứng khó tiêu.
Cách sử dụng: Lấy 10g lá bạc hạ rửa sạch, vò nát và hãm với 500ml nước sôi rồi chia làm nhiều lần uống trong ngày.
Tuy nhiên, những người bị trào ngược dạ dày thực quản được khuyến cáo không nên sử dụng thảo dược này có thể khiến bệnh phát triển trầm trọng hơn.
3.2. Làm dịu kích ứng và giảm mẩn ngứa trên da
Tinh dầu được chiết xuất từ lá bạc hà được dùng để làm dịu kích ứng da và khắc phục tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa trên da. Tuy nhiên bạn nên pha loãng nó với một số loại tinh dầu khác trước khi bôi lên da.
Trước khi áp dụng trên diện rộng thì hãy thoa một ít tinh dầu ra cổ tay để kiểm tra xem bạn có bị dị ứng với tinh dầu bạc hà không rồi mới dùng trên diện rộng.
3.3. Chữa cảm lạnh, cảm cúm
Lá bạc hà có tác dụng làm co các màng sưng trong mũi, giúp cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, khó thở do cảm lạnh hay cảm cúm gây ra.
Bên cạnh đó, menthol trong lá bạc hà còn giúp kháng khuẩn và làm lỏng dịch nhầy trong phổi, giúp giảm ho.
Cách thực hiện: Lấy 20g toàn cây bạc hà với lá chanh, lá tre, lá bưởi, sả, hương nhu, cúc tần mỗi thứ 30g và 3 nhánh tỏi đập dập cho vào nồi nấu nước xông.
3.4. Trị hội chứng ruột kích thích (IBS)
Một số nghiên cứu cho thấy, bạc hà đem lại những lợi ích tương tự như một loại thuốc chống co thắt thường được dùng trong điều trị hội chứng ruột kích thích. Sử dụng có thể giúp làm giảm các dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích như: Đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…
3.5. Phòng ngừa loét dạ dày
Theo nghiên cứu, hoạt chất menthol được chiết xuất từ lá bạc hà có khả năng giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi tác hại của indomethacin và ethanol. Do vậy, bạc hà có khả năng ngăn ngừa bệnh viêm loét dạ dày.
3.6. Bảo vệ sức khỏe răng miệng
Một trong những tác dụng của lá bạc hà đó chính là có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Nhờ có đặc tính kháng nấm, diệt khuẩn mà lá bạc hà có thể hữu ích cho người bị sâu răng, hôi miệng và nhiễm trùng nướu… Vì thế, tinh dầu bạc hà cũng được sử dụng nhiều trong các loại kem đánh răng giúp ngừa hôi miệng, sâu răng.
Cách sử dụng: Pha 2 -3 giọt tinh dầu vào trong cốc nước ấm và dùng nước này để súc miệng 2-3 lần mỗi ngày.
3.7. Giảm căng thẳng, đau đầu
Một số nghiên cứu cho thấy, lá bạc hà cũng có tác dụng giảm đau, tinh dầu bạc hà làm giảm triệu chứng đau đầu do stress khi được thoa lên trán và kết hợp với massage.
Bên cạnh đó, mọi người cũng có thể đưa lọ tinh dầu bạc hà lại gần mũi và hít thật sâu để giúp xoa dịu thần kinh.
3.8. Thúc đẩy chữa lành vết thương
Tinh dầu trong lá bạc hà đã được chứng minh là có tác dụng chống lại một số chủng vi khuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp kích thích các nguyên bào sợi phát triển, thúc đẩy tổn thương nhanh lành.
3.9. Giảm buồn nôn và nôn sau điều trị ung thư
Buồn nôn và nôn mửa là một trong những tác dụng phụ sau khi hóa trị ung thư. Một nghiên cứu cho thấy việc hít tinh dầu bạc hà có thể giúp cho người bệnh giảm bớt triệu chứng khó chịu này.
3.10. Tăng cường khả năng miễn dịch
Với đặc tính kháng khuẩn, chống nấm và tiêu diệt virus, bạc hà giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể, tăng sức đề kháng trước các tác nhân gây bệnh.
3.11. Ngăn ngừa hội chứng đa nang buồng trứng
Dầu cây bạc hà có thể giúp cân bằng nội tiết tố trong cơ thể, từ đó giúp chống lại sự phát triển của hội chứng buồng trứng đa nang và nhiều vấn đề khác về sức khỏe liên quan đến thay đổi nội tiết.
3.12. Giảm nứt nẻ và đau ở núm vú khi cho con bú
Nhiều chị em phụ nữ gặp phải tình trạng bị nứt nẻ và đau ở núm vú trong quá trình cho con bú. Nghiên cứu cho thấy việc thoa một ít tinh dầu bạc hà lên vùng da bị ảnh hưởng có thể giúp cải thiện tình trạng này.
Tuy nhiên khi áp dụng thì các chị em nên lau sạch ngực trước khi cho con bú trở lại. Đồng thời, tránh lạm dụng quá nhiều lần vì nó có thể làm giảm tiết sữa.
4. Lưu ý khi dùng bạc hà
Để tránh các tác hại của lá bạc hà khi sử dụng thì người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tác dụng của lá bạc hà dù rất hữu ích, tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể dùng được vị thuốc này. Bạc hà không nên dùng cho trẻ em, bệnh nhân tiểu đường, phụ nữ mang thai, trào ngược dạ dày thực quản, bị sốt do âm hư, bị suy nhược, táo bón, huyết áp cao, có bệnh lý tim mạch
- Việc thoa tinh dầu cây bạc hà nguyên chất lên da có thể gây kích ứng, vì thế cần pha loãng tinh dầu với dầu nền (dầu dừa, dầu oliu) trước khi sử dụng, đặc biệt là khi bôi lên mặt.
- Không dùng tinh dầu bạc hà trên những vùng da đang bị lở loét, trầy xước và cẩn thận tránh để tinh dầu dính vào mắt.
- Mỗi ngày không nên thoa hay hít tinh dầu bạc hà quá 3 – 4 lần để tránh nguy cơ bị sung huyết da và khô niêm mạc đường thở.
- Ngưng sử dụng bạc hà và các chế phẩm từ bạc hà khi các triệu chứng đã được cải thiện, không được dùng liên tục trong thời gian dài.
- Bạc hà có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược, vitamin hoặc các loại thảo dược khác. Vì thế, khi có ý định sử dụng bạc hà trong thời gian dài thì bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn. Một số loại thuốc có thể tương tác với bạc hà như: thuốc chống thải ghép Cyclosporine, giảm axit dạ dày (Pepcid, Zantac), thuốc hạ đường huyết, thuốc Omeprazole, Lansoprazole hay Carisoprodol…
5. Những tác hại của lá bạc hà khi dùng sai cách
Vì mang lại nhiều tác dụng cho sức khỏe, có khả năng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh thường gặp. Vậy ăn nhiều lá bạc hà có tốt không? Việc lạm dụng sử dụng lá bạc hà sai cách có thể gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe như:
- Nổi phát ban trên da
- Dị ứng da
- Ợ nóng
- Mụn nước trong miệng và mũi
- Làm chậm nhịp tim
- Nhức đầu và chóng mặt
- Co giật
- Hạ đường huyết
- Ngộ độc do dùng quá liều
Hy vọng thông qua những thông tin này đã giúp mọi người biết được việc uống lá bạc hà có tốt không hay ăn nhiều lá bạc hà có tốt không? Cũng như công dụng và các tác hại của lá bạc hà khi dùng sai cách. Để từ đó sử dụng thảo dược này đúng cách nhằm đạt được mục đích, hiệu quả tốt nhất, an toàn nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.