Tác dụng của vị thuốc ngưu bàng tử

Tác dụng của vị thuốc ngưu bàng tử

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của vị thuốc ngưu bàng tửcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Văn Đức – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông

Ngưu bàng tử là quả chín hoặc quả đã phơi khô của cây ngưu bàng. Đây là dược liệu dùng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng trị mụn nhọt, phát ban, phù thận cấp, bệnh sởi, ho, hen suyễn…

1. Vị thuốc ngưu bàng tử là gì?

Vị thuốc ngưu bàng tử còn có các tên gọi khác như đại đao tử, á thực, hắc phong tử, lệ thực, mã diệc danh thử nêm, đại lực tử, tiện khiên ngưu… Tên khoa học của ngưu bàng tử là Arctium lappa Linn thuộc họ cúc Asteraceae.

Cây ngưu bàng được xếp vào những loài cây thuốc quý, cây sống hằng năm hoặc 2 năm, có thể phát triển đến độ cao khoảng 1 – 1,5m. Phần thân cây ngưu bàng phía trên được phân thành nhiều cành. Lá cây ngưu bàng to rộng, có hình tim đường kính 40 – 50cm, mọc thành hình hoa thị ở gốc, lá mọc so le ở phần trên của thân. Cuống lá ngưu bàng dài, mặt dưới lá có nhiều lông trắng.

Hoa tự của cây ngưu bàng có hình đầu, mọc ở đầu cành, đường kính từ 2 – 4cm, cánh hoa có màu hơi tím và thường nở hoa vào tháng 6 – 7 hàng năm. Quả ngưu bàng bé, có màu xám nâu, hơi cong, mùa quả vào khoảng tháng 7-8.

Cây ngưu bàng mới được di thực từ Trung Quốc sang Việt Nam trong những năm gần đây (1959), nguồn cung cấp chủ yếu từ Trung Quốc cũng do trồng mà có, ít khi có được nguồn cây ngưu bàng mọc hoang trong tự nhiên. Trong đợt điều tra dược liệu ở dãy Hoàng Liên Sơn vào tháng 7 năm 1967 đã tìm thấy ở vùng cao nguyên Bát Xát có cây ngưu bàng mọc dại.

Vào khoảng tháng 8 – 9, khi quả ngưu bàng chín thì hái về, đập lấy quả và đem phơi khô. Khi thu hái quả ngưu bàng cần đeo găng tay để tránh gai quả đâm vào. Khi hái quả cần gieo hạt ngay để hạt mọc tốt. Nếu sử dụng rễngưu bàng thì cần thu hái vào mùa xuân năm tuổi thứ 2 của cây (sau khi gieo hạt khoảng 18 tháng), hái trước khi ra hoa nếu không rễ ngưu bàng sẽ bị xơ hóa nhiều, mất hết tác dụng, đào rễ về rửa sạch sau đó thái thành từng miếng dài 2cm, phơi hoặc sấy cho thật khô.

Bộ phận dùng làm thuốc của cây ngưu bàng là quả và rễ. Khi nói đến vị thuốc ngưu bàng tử tức là quả chín phơi hay sấy khô của cây ngưu bàng, còn ngưu bàng căn là chỉ rễ ngưu bàng thu hái vào mùa xuân năm thứ hai. Ngưu bàng tử hay ngưu bàng căn đều được phơi hay sấy khô ở 70 độ C và bảo quản ở nơi khô thoáng.

2. Thành phần hóa học của vị thuốc ngưu bàng tử

Khi chiết suất quả ngưu bàng (ngưu bàng tử) người ta thu được chất béo và glycosid là actin – C27H34O11.H2O, ngoài ra còn lappin (một loại alkaloid). Khi thủy phân actin bằng axit nhẹ sẽ thu được acetogenin – C21H24O6 và glucose. Các chất béo trong vị thuốc ngưu bàng tử có thành phần chủ yếu là các dạng của axit panmitic, axit stearic và axit oleic.

ngưu bàng tử
Ngưu bàng tử là quả chín hoặc quả đã phơi khô của cây ngưu bàng

3. Ngưu bàng có tác dụng gì?

Người ta thường dùng lá ngưu bàng hái vào mùa xuân để làm thuốc thông tiểu, trị ra mồ hôi và dùng trong các bệnh tê thấp, đau-sưng khớp, trị một số bệnh ngoài da (như hắc lào, mụn trứng cá, lở loét…).

Cao làm từ rễ ngưu bàng (vị đắng, cay, tính hàn) có tác dụng làm hạ glucose trong máu cho bệnh nhân đái tháo đường, lợi tiểu (loại được acid uric), diệt trùng và chống nọc độc, chống giang mai, lợi mật, nhuận tràng.

Trong khi đó nếu dùng cuống và thân cây ngưu bàng làm thức ăn sẽ có tác dụng làm tăng lượng glycogen trong gan. Quả ngưu bàng có tác dụng trừ phong, tán nhiệt, thông phổi, tiêu thũng, giải độc và sát trùng rất hiệu quả. Một số người dân còn dùng lá non và thân cây ngưu bàng, có khi dùng cả rễ ngưu bàng đem giã nhỏ rồi đắp vào nơi bị rắn độc, sâu, bọ, ong, muỗi, rết cắn để giải độc.

4. Các bài thuốc ngưu bàng tử

Ngưu bàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh nhờ tác dụng dược lý đa dạng:

  • Chữa đậu chẩn mọc trong cổ họng: 8g ngưu bàng tử, 3g cam thảo, 6g cát cánh 6g đem sắc uống mỗi ngày 1 thang cho đến khi khỏi bệnh;
  • Trẻ con nóng sốt, tắc cổ họng, đậu mọc không thuận: 1g kinh giới tuệ, 5g ngưu bàng sao vàng, 2g cam thảo đem sắc với 200ml nước đến khi còn lại 50ml;
  • Trị cảm mạo phong nhiệt, sợ lạnh, ho, phát sốt, miệng khô, họng rát, khạc đờm vàng: 5g bạc hà, 12g ngưu bàng tử, 6g thuyền thoái đem sắc nước uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc có thể áp dụng bài thuốc cầu kì hơn gồm các vị như: 40g kim ngân, 24g cát cánh, 20g cam thảo, 16g hoa kinh giới, 24g ngưu bàng tử, 40g liên kiều, 24g bạc hà, 20g đạm đậu xị, 4g lá tre đem tán bột, mỗi lần dùng 24g rồi hãm với nước sôi uống như trà, 3 – 4 lần/ngày tùy thể bệnh;
  • Giảm đau rát họng: 16g ngưu bàng tử, 12g đại hoàng, 12g phòng phong, 8g kinh giới tệ, 4g bạc hà, 4g cam thảo đem sắc uống mỗi ngày 1 thang;
  • Thủy thũng, cảm mạo, chân tay phù: 80g ngưu bàng tử sao vàng đem tán bột, mỗi ngày sử dụng 8g chia 3 lần uống;
  • Phù thận cấp: 6g phù bình, 6g ngưu bàng tử đem tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g, ngày 3 lần;
  • Phát ban, mụn nhọt, sởi chưa mọc: 8g kinh giới tuệ, 4g bạc hà, 8g tiền hồ, 12g hạnh nhân, 16g ngưu bàng tử, 12g cát căn, 12g liên kiều, 8g cát cánh đem sắc uống;
  • Dịu cơn hen, trừ đờm: 12g kinh giới, 12g ngưu bàng tử, 4g cam thảo đem sắc uống.
ngưu bàng tử
Ngưu bàng được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh trẻ con nóng sốt

5. Kiêng kỵ khi sử dụng vị thuốc ngưu bàng tử

  • Không dùng vị thuốc ngưu bàng tử cho người có tâm tỳ hư, tiêu chảy;
  • Người yếu sinh lý cần thận trọng khi dùng vị thuốc ngưu bàng tử;
  • Arctiin trong ngưu bàng tử có thể gây thở yếu, co giật, tê, khó khăn khi cử động;
  • Khi áp dụng bài thuốc có ngưu bàng tử cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác và những rủi ro không đáng có.

6. Rễ ngưu bàng được dùng trong các món ăn làm thuốc

  • Gà hầm ngưu bàng căn: trị suy nhược, 2 chân yếu mỏi;
  • Ngưu bàng căn, lô căn hầm ruột lợn: trị trĩ,trĩ xuất huyết, viêm nứt hậu môn;
  • Bánh bột ngưu bàng: tán mịn 15g rễ ngưu bàng và 80g bột gạo tẻ với rồi nặn thành bánh, thả vào nước đậu phụ để nấu và nêm thêm gia vị, nên ăn khi đói rất tốt. Món ăn này rất tốt cho bệnh nhân lớn tuổi có tăng huyết áp, di chứng tai biến mạch máu não, nghẽn mạch tạm thời, liệt mặt, động kinh…;
  • Canh dưỡng sinh gồm rễ ngưu bàng (khoảng 30g/ngày), cà rốt, nấm đông khô: ngăn ngừa và trị một số bệnh ung thư;
  • Nước ép rễ ngưu bàng 20ml, uống sau khi ăn: trị kích ứng, bồn chồn, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ.

Có thể thấy, ngưu bàng tử đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất lành tính khi được sử dụng đúng cách. Để tăng hiệu quả khi sử dụng vị thuốc này, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.