Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tìm hiểu về sâu ban miêucung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Sâu ban miêu là một loại bọ có hình dáng giống bọ xít thường được dùng để thoa ngoài da để điều trị mụn nhọt, ung độc, phồng rộp da. Tuy nhiên, nó cũng có độc tính cao có thể dẫn tới ngộ độc sâu ban miêu nếu dùng sai cách.
1. Tìm hiểu về tên gọi, đặc điểm của sâu ban miêu
1.1. Tên gọi
Sâu ban miêu còn có các tên gọi khác như Ban mao, Ban manh, Sâu đậu, Nguyên thanh… và có tên khoa học là Lytta vesicatoria Fabr, thuộc họ Ban miêu – Meloidae.
1.2 Đặc điểm hình thái
Sâu ban miêu là tên chỉ chung cho những loài bọ gây phồng rộp da người và một số loại động vật khác để tự vệ mình. Ban miêu ở Việt Nam thường được tìm thấy trên thân của cây đậu nên còn được gọi là Sâu đậu.
Ban miêu là một loại bọ cánh cứng, có màu đen, thân màu đen, thân hình nhỏ, chiều dài khoảng 1,5 – 3cm, chiều ngang khoảng 0,4 – 0,6cm. Đầu của Ban miêu hình tim, có một rãnh nhỏ dọc ở giữa đầu, có 11 đốt và râu đen hình sợi.
Nơi tiếp nối giữa đầu và ngực của Ban miêu có một chỗ thắt lại, ngực có một rãnh dọc, bụng tròn dài. Bên hông Ban miêu là hai cánh mềm được bao bọc bởi 2 cánh cứng ở bên trên. Chân Ban miêu gầy, nhỏ và có cạnh sắc nhọn dùng để tự vệ, chân con đực sẽ có xu hướng nhỏ hơn chân con cái. Ban miêu có mùi hăng, khó ngửi, gây khó chịu và không có vị gì đặc biệt. Tuy nhiên, nếu phần da của bạn chạm phải Sâu ban miêu thì rất có thể bị phồng rộp lên.
1.3. Phân bố
Ở Việt Nam, Sâu ban miêu thường sống hoang ở nhiều vùng gồm cả đồi núi và đồng bằng. Sâu thường được tìm thấy ở trên thân cây đậu nên còn được gọi là sâu đậu.
Ngoài ra, Ban miêu còn được tìm thấy ở một số nước như Trung Quốc, Pháp, Ý, Anh. Ở Trung Quốc và một số nước khác thì Ban miêu thường được tìm thấy trên cây táo, cây liễu, thân màu đen, còn các điểm màu vàng, đỏ nhạt, đôi khi sâu có thân màu hơi vàng với các dải ngang có màu đen.
1.4. Bộ phận dùng làm thuốc
Thân của sâu ban mao (bỏ đầu, nội tạng và chân) thường được dùng để làm dược liệu.
1.5. Thành phần hóa học
Theo nghiên cứu thì trong Sâu ban mao chủ yếu chứa chất Cantharidin (đây là chất độc có thể gây phồng rộp da), chất béo và nhựa. Cantharidin là một thành phần hóa học không có trong hệ thống tiêu hóa và các bộ phận cứng của sâu mà chủ yếu xuất hiện trong máu và bộ phận sinh dục.
Ngoài ra, sâu đậu cũng chứa một số thành phần hóa học khác như: Axit Uric, Photphat, dầu béo màu xanh lục không chứa độc.
2. Tác dụng của sâu ban miêu
Theo nghiên cứu, sâu ban miêu có tác dụng trong cả Y học cổ truyền và Y học hiện đại, cụ thể như sau:
2.1. Theo Y học cổ truyền
Theo Y học cổ truyền, sâu ban miêu tính nhiệt, vị cay, có chứa độc, quy vào kinh đại trường, tiểu trường, dạ dày, gan và thận.
Sâu ban mao có thể làm phá vỡ máu ứ và hỗ trợ loại bỏ một số bệnh tật, làm lành các vết loét và hỗ trợ tạo màng bảo vệ bên ngoài cho vết thương. Ngoài ra, Ban miêu cũng được dùng để điều trị ho có đờm, đờm lâu năm không khỏi, đau rát cổ họng có nhiều đờm.
2.2. Theo nghiên cứu Y học hiện đại
Theo nghiên cứu Y học hiện đại, Ban miêu có tác dụng chống lại các khối u và có thể kích thích tổng hợp DNA bạch cầu, làm tăng các tế bào bạch cầu và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Ngoài ra, Ban miêu cũng được dùng để chống viêm, chống vi khuẩn, virus.
3. Vậy sâu ban miêu có hại không?
Theo nghiên cứu thì sâu ban miêu có độc tính rất cao, có thể gây hại cho người dùng nếu dùng sai cách.
Chất cantharidin của sâu ban miêu chính là chất gây độc tố, nó gây phồng rộp da khi bị dính lên cơ thể người. Còn người uống hoặc ăn phải sâu ban miêu sẽ có biểu hiện như đau và xót ở dạ dày và ruột, viêm các bộ phận sinh dục và tiết niệu. Người bệnh sẽ có biểu hiện tiểu tiện ít và có máu, dương vật cương cứng trong thời gian dài và cuối cùng là các biểu hiện rối loạn thần kinh, hôn mê và tử vong trong 24 giờ.
Với liều 0,03g cho 1 lần ăn hoặc uống phải hay liều 0,06g bột sâu ban miêu trong 24 giờ, hoặc 0,2mg chất cantharidin trong 24 giờ đủ để làm chết người. Vì vậy, tuyệt đối không được tự sử dụng trong chữa bệnh để tránh ngộ độc sâu ban miêu.
4. Cách dùng – liều dùng
Sâu ban miêu có chứa độc tố, do đó thường được sử dụng bên ngoài để làm lành các vết mụn nhọt, lở loét. Tuy nhiên, đôi khi ban miêu có thể sẽ được chỉ định dùng trong để cải thiện một số bệnh lý nhưng với liều lượng phù hợp và do bác sĩ, thầy thuốc chỉ định.
Liều lượng sử dụng Ban miêu an toàn được khuyến cáo là:
- Bột Ban miêu: Thường dùng 0.02 – 0.03g mỗi ngày và tối đa là 0.03g cho mỗi lần và 0.06g trong vòng 24 giờ.
- Cồn Ban miêu 10% có thể dùng 6 – 10 giọt để xoa bóp hoặc uống trong khi được chỉ định.
Lưu ý: Khi sử dụng bột Ban miêu thì chỉ dùng trên một diện tích nhỏ, không được dùng trên các khu vực lớn.
5. Bài thuốc dùng sâu ban miêu
Sâu ban miêu thường được dùng trong các bài thuốc điều trị một số bệnh lý sau đây:
5.1. Điều trị bệnh lao
Bị bệnh lao có thể dùng ban mao 1 con, cùng với 7 hạt đậu đen đã nảy mầm đem nghiền thành bột mịn và vo thành viên thuốc kích thước bằng hạt ngô. Mỗi lần sử dụng một viên uống cùng với nước lọc hoặc trà xanh.
5.2. Điều trị vết bọ cạp cắn
Sử dụng 3 con sâu ban miêu sao vàng cùng 15g gạo nếp và dùng ăn khi còn nóng.
5.3. Chữa đau thắt lưng
Sử dụng 2 – 4 con sâu ban miêu nghiền thành bột và thoa lên các điểm đau trên cơ thể rồi dùng băng gạc để cố định trong khoảng 5 – 6 giờ.
5.4. Điều trị sốt rét
Khi bị sốt rét, có thể sử dụng 7 con sâu ban miêu, cùng với 3,6g Ma hoàng, 1,5g Quế rồi nghiền thành bột mịn và làm thành viên hoàn. Mỗi ngày sử dụng 0,3 – 0,9g cùng với nước lọc.
5.5. Chữa đau tim cấp tính
Sử dụng 7 con sâu ban miêu đem sao cùng 49 hạt tiêu. Hâm nóng một chén rượu nếp, rồi sau đó thả Ban miêu sao với tiêu vào chén rượu và dùng uống khi còn nóng.
5.6. Trị đau nửa đầu
Sử dụng 1 con sâu ban miêu nghiền thành bột mịn. Nếu đau nửa đầu bên trái thì đắp bột Ban miêu vào bên phải và ngược lại, rồi băng kín trong 5 – 6 giờ.
6. Lưu ý khi sử dụng Ban miêu
Để đảm bảo an toàn khi dùng sâu ban miêu trị bệnh thì người dùng cần lưu ý thêm một số vấn đề sau:
- Ban miêu độc tố cao, với liều dùng 3 – 4g bột hoặc 20 – 30g cồn ban miêu hoặc lớn hơn 0.03g Cantharidin thì có thể làm chết người. Vì vậy, cần sử dụng dược liệu này theo đúng hàm lượng được chỉ định.
- Sử dụng Ban miêu ngoài da quá liều có thể gây kích thích lên niêm mạc da, gây bỏng rát da, phồng rộp và thậm chí là thối rữa. Ngộ độc sâu ban miêu gây ra các biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong sau 24 giờ nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, không được tùy tiện sử dụng nếu chưa có chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc.
- Phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em, cùng với người cao tuổi và người có hệ thống miễn dịch kém không được sử dụng sâu ban miêu.
Sâu ban miêu là một vị thuốc đã được sử dụng khá rộng rãi trong Y học cổ truyền. Tuy nhiên, vì có độc tính cao nên mọi người không được tự ý thu bắt và sử dụng nhằm tránh các trường hợp đáng tiếc. Hãy trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn khi cần sử dụng Ban miêu. Ngoài ra, nếu ngộ độc Ban miêu thì hãy đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.