Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng của vỏ quýt trong đông ycung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Quýt là một loại trái cây rất phổ biến và được nhiều người ưa thích bởi hương thơm và vị chua thanh mát dễ chịu. Bên cạnh đó, vỏ quýt trong đông y có tác dụng chữa bệnh rất tốt như điều trị viêm khí phế quản, ăn kém chậm tiêu, đầy hơi chướng bụng,… Ngoài ra, tinh dầu trong loại quả này còn là một vị thuốc điều trị bệnh đường hô hấp và tiêu hóa rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu vỏ quýt có tác dụng gì qua bài viết sau.
1. Vỏ quýt có tác dụng gì?
“Vỏ quýt có tác dụng gì?” Trong Đông y, vỏ quýt có vị cay đắng, tính ôn, tác dụng vào tỳ và phế. Loại vỏ này có tác dụng làm ấm dạ dày, lý khí, hóa đờm, kiện tỳ, chỉ khái và tiểu tích. Thường được sử dụng trong những trường hợp đầy tức bụng ngực, ăn kém chậm tiêu và nôn, viêm khí phế quản và ho có đờm nhiều.
Vỏ quýt phơi khô có tác dụng gì? Ngoài chứa nhiều tinh dầu để quýt có mùi thơm độc đáo thì vỏ quýt còn là một vị thuốc bệnh đường tiêu hóa và đường hô hấp rất hữu hiệu.
1.1 Giảm ho
Ho là một phản xạ có điều kiện của cơ thể giúp loại bỏ các dị vật trong đường hô hấp. Tuy nhiên, những cơn ho dai dẳng sẽ làm cho bạn mệt mỏi do hệ hô hấp bị kích thích liên tục khiến cho việc sinh hoạt bị gián đoạn. Để giảm tình trạng này, bạn có thể cảm nhận được tác dụng của vỏ quýt trong việc trị ho bằng cách:
- Thái nhỏ vỏ quýt tươi, bỏ vào ly và cho thêm vào 300ml nước nóng. Đồ uống này sẽ giúp bạn trị ho mà còn hỗ trợ long đờm hiệu quả.
- Phơi khô 5 gram vỏ quýt, rửa sạch và sau đó đun sôi vỏ quýt khô với khoảng 400ml nước lọc, bạn có thể cho thêm một chút mật ong hoặc gừng băm. Hãy bảo quản dung dịch nước uống này trong bình giữ nhiệt để sử dụng dần trong ngày.
1.2 Giảm buồn nôn
Vỏ quýt có tác dụng làm giảm cảm giác buồn nôn khá tốt. Trong trường hợp bạn cảm thấy khó chịu hoặc say xe có thể sử dụng vỏ quýt để ngửi hoặc uống nước ấm ngâm cùng với vài lát vỏ tươi.
1.3 Phòng ngừa táo bón, giảm đầy hơi
Nước ngâm vỏ quýt khô hoặc tươi đều mang lại tác dụng tích cực, giúp giảm táo bón hiệu quả cũng như gặp khó khăn trong khi đi vệ sinh. Ngoài ra, trong trường hợp đầy hơi chướng bụng, khó tiêu do ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, nước vỏ quýt còn giúp cải thiện tình trạng trên, đồng thời tăng cường lưu thông khí huyết và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
1.4 Giảm hôi miệng
Vỏ quýt có chứa tinh dầu có khả năng làm giảm thiểu các vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng. Do đó, nếu hơi thở của bạn có mùi hãy nhai một vài lát vỏ quýt và nhấm nháp sau khi ăn những món khiến hơi thở có mùi khó chịu.
1.5 Giúp giấc ngủ ngon hơn
Nếu bạn mắc chứng khó ngủ hãy thử lấy vỏ của 3 quả quýt tươi sau đó đun sôi với nước trong khoảng 1 giờ để lấy tinh chất. Sau đó, hòa cùng với nước tắm và ngâm mình trong khoảng thời gian từ 15-30 phút. Biện pháp này tuy đơn giản nhưng nó mang lại hiệu quả cao.
1.6 Làm mềm gót chân
Ngoài công dụng giúp ngủ ngon giấc, vỏ quýt còn có tác dụng làm mịn gót chân bằng cách nghiền nhỏ vỏ quýt tươi và trộn cùng với tinh dầu, dầu nền mà bạn ưa thích, ví dụ như dầu dừa, dầu hạt nho. Sau đó bôi hỗn hợp lên bàn chân, gót chân, hỗn hợp này sẽ giúp làm sáng mịn làn da khu vực đó. Qua đó, bạn sẽ không còn lo lắng về chứng nứt nẻ gót chân nữa.
Vỏ quýt có nhiều tác dụng trong việc dưỡng da gót chân là bởi vì trong vỏ quýt có chứa rất nhiều dưỡng chất khác nhau như vitamin A, vitamin C, vitamin E,… Những loại vitamin này giúp phục hồi lớp biểu bì đồng thời tăng cường sức khỏe cho làn da.
1.7 Giảm thiểu các vấn đề về da đầu
Vỏ quýt không những tốt cho da mà còn có thể sử dụng để dưỡng tóc từ bột nghiền vỏ quýt khô. Trong trường hợp vảy gàu còn vướng trên quần áo làm cho bạn mất tự tin hãy sử dụng vỏ quýt tươi. Trước khi gội đầu, hãy ủ tóc bằng nước đã được đun với vỏ quýt ít nhất 30 phút sẽ giúp cho tóc sáng bóng cũng như loại bỏ gàu hoặc các vấn đề về da đầu.
2. Món ăn vị thuốc từ vỏ quýt
Trong đông y vỏ quýt là một vị thuốc có rất nhiều tác dụng. Một số bài thuốc từ vỏ quýt bao gồm:
- Cháo trần bì: chuẩn bị 150 gram gạo tẻ và 15-20 gram vỏ quýt. Sắc hoặc hãm vỏ quýt lấy nước và bỏ bã, sau đó đem nước dắc nấu với gạo để thành cháo. Bạn có thể thêm một chút muối gia vị hoặc đường tùy theo khẩu vị. Sử dụng cháo trần bị cho những trường hợp buồn nôn, nôn, đầy bụng đau quặn,ho nhiều đờm,…
- Cháo trần bì, đại táo, phục linh: chuẩn bị 100 gram gạo tẻ, 10 gram vỏ quýt, 10 quả đại táo và 15 gram phục linh. Vỏ quýt và phục linh gói vào trong vải xô, đem nấu cháo cùng với gạo tẻ và đại táo. Khi cháo nấu chính nhừ, lấy bỏ gói dược liệu và chia làm 2 lần ăn trong ngày cho người bệnh. Sử dụng món cháo trần bì phục linh và đại táo cho các chứng trầm uất,…
- Gà kho trần bì hương phụ: chuẩn bị nguyên liệu bao gồm 20 gram vỏ quýt, thịt gà 800 gram và hương phụ 15 gram. Vỏ quýt và hương phụ nấu lấy nước và bỏ bã. Thịt gà rửa sạch và chặt thành miếng, sau đó đem nước vỏ quýt sắc khô với thịt gà đến khi cạn nước, cho thêm một ít gừng tươi đập vụn, hành và gia vị rồi khuấy đều. Sử dụng món ăn này cho những bệnh nhân có hội chứng đau loét dạ dày tá tràng, đầy hơi trướng bụng, đau tức vùng ngực, đau thần kinh liên sườn và đau vùng thượng vị.
- Gà hầm trần bì nhục quế: chuẩn bị nguyên liệu gà 1 con, vỏ quýt 10 gram và nhục quế 6 gram. Làm sạch thịt gà sau đó chặt thành miếng, vỏ quýt rửa sạch thái mỏng, quế tán thành bột hoặc đập vụn. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước, hầm chín và cho muối gia vị. Cho người bệnh ăn trong ngày và liên tục đợt 5 ngày. Sử dụng cho những bệnh chứng lưu đàm (tương đương các chứng bệnh lao xương, lao khớp).
- Canh cá diếc trần bì: Cá diếc (hoặc cá chép) 1 con (khoảng 500 gram), vỏ quýt 12 gram, quyết minh tử 10 gram. Cá đánh vảy và bỏ ruột; trần bì và quyết minh tử gói vào trong vải xô nấu cùng với cá. Khi cá đã chín nhừ lấy bỏ gói bã thuốc, sau đó thêm gia vị phù hợp. Mỗi ngày cho người bệnh ăn 1 lần và ăn liên tục một đợt 5 – 10 ngày. Sử dụng canh cá diếc trần bì cho các trường hợp đau đầu đau nhức mắt, buồn nôn.
- Nước hãm trần bì: vỏ quýt 30 gram. Nướng phồng vỏ quýt, tán mịn pha nước uống, hoặc uống với nước nóng. Sử dụng nước hãm vỏ quýt cho các trường hợp nấc sau khi ăn.
Trên đây là những thông tin về vỏ quýt có tác dụng gì? Tóm lại, vỏ quýt trong đông y khi được sử dụng đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và rất lành tính. Để có thể áp dụng vỏ quýt khô hiệu quả nhất, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.