Cây sa nhân tím có tác dụng gì?

Cây sa nhân tím có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây sa nhân tím có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Sa nhân tím có tác dụng gì? Sa nhân tím dùng để chữa bệnh gì? Cách dùng sa nhân tím ra sao?… Cùng Vinmec tìm hiểu về dược liệu sa nhân tím trong bài viết sau đây.

1. Sa nhân tím là gì?

Tên khoa học: Amomum longiligulare T.L. Wu

Thuộc họ: Zingiberaceae (Gừng)

Tên gọi khác: mè tré bà, co nẻnh, mác nẻng, sa ngần, …

Sa nhân tím là loại thảo dược thân thảo sống lâu năm, cao từ 1.5-2.5m. Thân rễ của sa nhân tím bò lan trên mặt đất. Lá sa nhân tím mọc so le thành dãy, hình mác dài từ 23-30cm, rộng 5-6cm, đầu nhọn, nhẵn 2 mặt.

Cụm hoa sa nhân tím mọc từ thân rễ thành bông, hoa màu trắng, không có nhị lép, chỉ nhị dài hơn bao phấn màu vàng, bầu hoa hình trụ tròn, phình ở giữa, có lông tơ trắng. Quả sa nhân tím có hình cầu màu tím, đường kính từ 1.3-2cm, mặt ngoài có gai ngắn. Hạt sa nhân tím có áo, đường kính từ 3-4cm.

Có nhiều loài khác nhau cũng có tên sa nhâm như:

  • Sa nhân thầu dầu;
  • Sa nhân khế;
  • Sa nhân sung;
  • Sa nhân hồi;
  • Sa nhân đỏ;
  • Sa nhân 2 hoa;
  • Sa nhân trúc sa;
  • Sa nhân cánh.

2. Phân bổ sa nhân tím

Sa nhân tím phân bố chủ yếu ở các khu rừng nhiệt đối thuộc Đông Nam Á, Nam Á như Trung Quốc, Lào… Ở nước ra, sa nhân tím phân bổ tập trung ở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi… Ở các khu vực này, sa nhân tím mọc tập trung, xen lẫn với các loài sa nhâm trắng tại các khu rừng.

Ở phía Bắc, sa nhân tím mọc nhiều ở các tỉnh như Phú Thọ, Hoà Bình, Thái Bình, Hải Dương,… Trữ lượng cây tự nhiên còn ít, do tính kinh tế cao nên ngày nay, sa nhân tím được trồng ở trong vườn nhiều.

Cây sa nhân tím thuộc loại cây ưa ẩm, chịu bóng, mọc thành quần thể lớn sau các nương rẫy. Quả thu hoạch thường vào tháng 6-9 sẽ đạt được chất lượng tốt nhất. Người ta thường dùng quả sa nhân tím phơi khô để làm thuốc.

3. Thành phần hoá học của sa nhân tím

Sa nhân tím có chứa tinh dầu, với các thành phần như:

  • A pinen;
  • Camphor;
  • P pinen;
  • Caren-3;
  • Iimonen-borneol.

Các thành phần hoá học này được sử dụng trong chữa nhiều bệnh lý.

4. Sa nhân tím có tác dụng gì?

Sa nhân tím có công dụng kháng khuẩn. Theo y học cổ truyền, sa nhân tím có vị cay, tính ấm, mùi thơm. Sa nhân tím được quy vào kinh tỳ, vị, thận, công dụng tán hàn, hành khí, tiêu thực, kích thích tiêu hoá.

Quả sa nhân tím tác dụng trong việc chữa các bệnh như:

  • Tả;
  • Lỵ;
  • Nôn mửa;
  • Ăn khó tiêu;
  • Đầy bụng;
  • Chướng bụng.

Trong thực phẩm, dân gian thường dùng sa nhân tím để làm gia vị và chế rượu mùi.

5. Bài thuốc hay từ sa nhân tím

Có nhiều bài thuốc hay từ sa nhân tím được sử dụng như:

  • Thai phụ bị lạnh bụng, đầy hơi chữa bằng sa nhân tím

Chuẩn bị: sa nhân tím, hương phụ

Cách làm: Phơi khô sa nhân tím và hương phụ rồi đem tán mịn. Mỗi lần lấy 3-4g để uống cùng nước ấm 3 lần/ ngày. Hoặc bạn cũng có thể đem 2 vị thuốc này để sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

  • Trẻ bị cam tích, nôn, đau bụng, khó tiêu bằng sa nhân tím

Chuẩn bị: sa nhân tím, bạch truật, chỉ thực, mộc hương

Cách làm: Dùng nguyên liệu là dược liệu khô tán mịn thành bột. Lấy nước gạo và hạc hà trộn với hỗn hợp bột hoặc làm thành viên hoàn. Mỗi ngày dùng 2-3 lần, mỗi lần từ 2-3 viên.

  • Chữa phong tê thấp bằng sa nhân tím

Chuẩn bị: rễ sa nhân tím.

Cách làm: rửa sạch rễ sa nhân tím và cắt từng khúc nhỏ. Ngâm rễ sa nhân tím với 100ml rượu trắng trong nửa tháng. Dùng rượu này để bóp lên vùng đang bị đau nhức do phong tê thấp.

Hoặc bạn cũng có thể dùng với rễ sa nhân tím đun với lá hồng bị dại và ngâm chân khi còn ấm để giảm các cơn đau do phong tê thấp gây ra.

  • Chữa đau răng bằng sa nhân tím

Chữa đau răng bằng sa nhân tím bạn cần chuẩn bị: sa nhân tím (hạt khô)

Cách làm: tán mịn hạt sa nhân tím thành bột rồi chấm vào vùng răng đang bị đau nhức. Hoặc ngâm hạt sa nhân tím với rượu rồi ngậm ngày 1-2 lần.

6. Lưu ý khi dùng sa nhân tím

Sa nhân tím tác dụng trong chữa nhiều bệnh lý khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hiệu quả khi dùng sa nhân tím chữa bệnh bạn cần chú ý:

  • Sa nhân tím không dùng với người có thể trạng âm hư nội nhiệt;
  • Tìm mua sa nhân tím đúng vì có nhiều loại dược liệu có hình dáng tương tự;
  • Không tự ý dùng sa nhân tím khi chưa có hướng dẫn của thầy thuốc;

Sa nhân tím là loại dược liệu được sử dụng trong việc chữa các chứng đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy, kiết lỵ… theo hướng dẫn. Sa nhân tím khi dùng để chữa bệnh có thể dùng đơn liều hoặc kết hợp với các thảo dược khác theo hướng dẫn. Nếu còn băn khoăn nào khác về sa nhân tím, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.