Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Công dụng ít người biết của hành lácung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Công dụng hành lá
Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Nguyễn Thùy Trang – Trung tâm Y học cổ truyền Vinmec Sao Phương Đông
Hành lá có rất nhiều tên. Nơi thì gọi là hành hương, hành hoa, vùng lại gọi là hành xanh, hành non, hay để phân biệt với hành tây thì người ta sẽ gọi là hành ta. Hành lá thường có vị hăng, cay nhẹ nhờ chứa tinh dầu, phần củ liền rễ thường nhỏ, không phát triển lớn, có vị ngọt.
1. Quan điểm của đông y về hành lá
Theo Đông y, hành lá được xem như một vị thuốc có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe, bao gồm sát trùng, hoạt huyết, cải thiện hệ tiêu hóa, hoặc lợi tiểu. Do có tính cay nóng nên nó thường được sử dụng để điều trị các triệu chứng như đầy hơi, cảm lạnh, nhức đầu, sổ mũi, lạnh bụng. Đặc biệt, trong hành lá có chứa chất Allicin có công dụng diệt khuẩn mạnh mẽ, ngăn ngừa được bệnh bạch hầu, thương hàn hoặc bệnh tả.
2. Hành lá có hàm lượng dinh dưỡng bất ngờ
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, hàm lượng dinh dưỡng và tác dụng từ cây hành lá bé nhỏ có thể khiến bạn bất ngờ:
- Giàu chất xơ: Hành lá giúp cung cấp khoảng 10% lượng chất xơ hàng ngày giúp tăng cảm giác no, giảm mức cholesterol, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch và các bệnh lý khác.
- Giúp chống ung thư: Hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển ung thư, đặc biệt là trong dạ dày. Theo kết quả của các nghiên cứu, hợp chất allicin – nguyên nhân tạo ra hơi thở có mùi tỏi, có tác dụng ngăn cản các tế bào khỏe mạnh bị ung thư hóa và làm chậm quá trình phát triển của khối u.
- Ngăn ngừa nhiễm trùng: Chiết xuất hành, tỏi có thể tiêu diệt vi khuẩn, nấm và virus. Các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm trên một số giống hành tây cho thấy ở nồng độ đủ cao, một số có thể giết chết hoặc làm chậm sự phát triển của vi khuẩn Salmonella và E. coli.
- Giảm quá trình lão hóa: Hành lá chứa chất dinh dưỡng thực vật (phytonutrients), bao gồm các chất chống oxy hóa như flavonoid và polyphenol giúp loại bỏ các gốc tự do là nguyên nhân gây ra ung thư, viêm và các bệnh liên quan đến tuổi tác. Hàm lượng các chất chống oxy hóa giảm dần trong khi nấu, vậy nên tốt nhất là bạn nên ăn hành lá khi còn tươi.
- Đông máu: Hành lá chứa nhiều vitamin K, có tác dụng chống lại thuốc làm loãng máu, giúp bảo vệ tim mạch. Nó cũng ngăn ngừa xơ cứng động mạch bằng cách ngăn chặn sự hình thành cặn canxi trên thành động mạch.
Tuy nhiên, những trường hợp sau thì cũng không nên ăn hành:
- Đang dùng warfarin để ngăn ngừa đột quỵ, đau tim hoặc cục máu đông thì cần hỏi bác sĩ tư vấn về hàm lượng hành lá có thể ăn.
- Hành lá có tính cay nóng, có thể tác động xấu tới gan huyết, dẫn tới những tổn hại về mắt, nhất là đối với người có tiền sử bệnh về mắt như viêm giác mạc, khô mắt, tăng nhãn áp,…
- Những người mắc bệnh hôi nách nên hạn chế ăn hành, tỏi, bổ sung nhiều nước thanh lọc cơ thể.
- Người cao huyết áp, phụ nữ có kinh nguyệt sớm, ra kinh nhiều cũng không nên ăn nhiều hành lá.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.