Tác dụng của cây nưa

Tác dụng của cây nưa

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây nưacung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây nưa hay cây khoai nưa từ lâu đã được sử dụng làm lương thực tuy nhiên củ nưa còn có tác dụng như một vị thuốc với tác dụng kháng khuẩn, hỗ trợ tiêu hoá, điều trị liệt nửa người. Vậy thực sự cây nưa có tác dụng gì?

1. Tác dụng của cây nưa

Cây khoai nưa được tìm thấy nhiều ở các vùng nhiệt đới với đặc điểm củ to hình cầu dẹt, đường kính có thể lên tới 25 cm, vỏ màu nâu, thịt màu vàng nhạt, ăn hơi ngứa. Thành phần của khoai nưa có thể chứa:

  • 100g củ khô có 75g tinh bột, 0,98g lipid, 12,5g protein, 3,67g cellulose. Trong đó tỷ lệ tinh bột nhiều gấp đôi khoai sọ.
  • Thành phần gây ngứa của khoai nưa là konjac glucomannan với hàm lượng cao.

Các nghiên cứu đã chỉ ra tác dụng của khoai nưa gồm có:

  • Kháng khuẩn các loại vi khuẩn như B typhi, Bacillus diphtheriae,…
  • Chống viêm: ức chế phù do albumin.
  • Chống oxy hoá: cây khoai nưa có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, kích hoạt chất glutathione. Ngoài ra còn phá huỷ các gốc tự do ngoài cơ thể và bảo vệ các tổn hại đến gen.
  • Giảm đường huyết: konjac glucomannan có chứa chất xơ không bị hệ thống tiêu hoá hấp thu đồng thời không có calo và tạo cảm giác no bụng vì vậy làm giảm sự hấp thu đường glucose.
  • Hỗ trợ rối loạn lipid máu: hàm lượng konjac glucomannan có trong khoai nưa có thể làm giảm nồng độ của cả cholesterol và glyceride.
  • Bảo vệ niêm mạc ruột: bổ sung konjac glucomannan có thể làm cho độc tố trong huyết tương (plasma) cùng độ thấm của niêm mạc ruột cũng như tỷ lệ di chuyển vị trí của vi khuẩn giảm rõ rệt. Còn độ dày của niêm mạc ruột cùng khổ lông tơ và số lượng tế bào IgA trong dịch đường ruột cũng như hàm lượng Siga tăng lên rất nhiều.
  • Ngoài ra theo Đông y, khoai nưa còn có khả năng trị chứng liệt nửa người, rắn độc cắn, mụn nhọt, đinh độc

2. Sử dụng cây khoai nưa như thế nào?

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà khoai nưa có thể dùng ăn trực tiếp hoặc dưới dạng thuốc sắc, đắp ngoài da, cụ thể như sau:

  • Dùng làm thực phẩm: nấu canh, muối dưa.
  • Dùng thay thế cho tinh bột khác trong nấu chè, làm bánh, làm miến hoặc sử dụng trong công nghiệp vải, lụa.
  • Nước tươi được giã nát từ củ có thể giảm sưng tấy của mụn nhọt, nhanh lành da.
  • Trị liệt nửa người: củ nưa 10g (ngân vôi và nước vo gạo để xử lý), phụ tử khô 1g, ô đầu khô 1g,. Đun với 600ml nước, đun cạn còn 100ml chia 2 lần uống trong ngày, uống sau ăn 15 phút. (thuốc có vị ngứa và hơi độc nên cần đun kỹ và theo dõi trong quá trình bệnh nhân sử dụng).
  • Tăng cường tiêu hoá: dùng củ nưa (đã xử lý) nấu canh ăn hàng ngày.
  • Điều trị rắn độc cắn, mụn nhọt: lấy củ tươi giã nát đắp vào vết rắn cắn, mụn nhọt.

3. Một số bài thuốc sử dụng cây khoai nưa để chữa bệnh khác

Vị thuốc khoai nưa được dùng phổ biến trong các bài thuốc trị bệnh sau:

Chữa sốt rét có báng, ăn không tiêu, đờm trệ, dày da bụng:

  • Nguyên liệu: 12g khoai nưa, 10g trần bì, 10g nam mộc hương, 10g rễ cây bá bệnh, 10g ý dĩ sao vàng, 10g xạ can, 10g nga truật.
  • Cách dùng: đem tất cả vị thuốc cho vào ấm sắc lấy nước uống trong ngày, dùng đúng 1 thang/ ngày. Trường hợp tán thành bột thì mỗi ngày chỉ uống 24g chung với nước ấm.

Bài thuốc chữa u não:

  • Nguyên liệu: 30g khoai nưa, 30g thương nhĩ tử, 30g quán chúng, 15g thất diệp nhất chi hoa, 15g rễ bồ hoàng.
  • Cách dùng: cho khoai nưa vào ấm sắc với nước trong 2 giờ. Tiếp đến thêm các vị thuốc còn lại vào sắc tiếp khoảng 30 phút, cuối cùng lọc bỏ phần bã thuốc đi, lấy nước uống trong ngày. Chỉ dùng liều lượng mỗi ngày 1 thang.

Nhìn chung, cây khoai nưa không chỉ là món ăn quen thuộc trong dân gian mà với sự đa dạng và phong phú về tác dụng mà dược liệu này còn được dùng để trị nhiều bệnh. Tuy nhiên không nên sử dụng cây khoai nưa cho người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong dược liệu, phụ nữ có thai và cho con bú, nên xử lý bằng nước vo gạo, vôi trước khi dùng để bớt ngứa.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.