Cây cỏ nến có tác dụng gì?

Cây cỏ nến có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây cỏ nến có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây cỏ nến là vị thuốc quen thuộc trong dân gian. Loại dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y để điều trị tiểu tiện khó khăn, đau bụng kinh, ghẻ lở, ngứa da,…

1. Đặc điểm cây cỏ nến

Cây cỏ nến còn được gọi là bồ thảo, bồ hoàng, hương bồ hoàng, thủy hương bồ, bồn bồn, hương bồ, bông nên, bồ đào, cam bố, sao bồ hoàng, bồ hoàng thái, tiếu thạch sanh bồ hoàng, bông liễng,… Tên khoa học của loại dược liệu này là Typha angustata Bory et Chaub, thuộc họ hương bồ (Typhaceae).

Cây cỏ nến là loại cây thân thảo, cao khoảng 1.5 – 3m, lá cây mọc từ gốc, dài khoảng 6 – 15cm, hình dải. Cây có nhiều hoa, mọc dày đặc, hoa hình trụ với nhiều lông tơ, dài 0.6 – 5.5 cm. Quả cỏ nến nhỏ giống quả hạch, hình thoi.

Cỏ nến mọc hoang ở những nơi ẩm ướt, đầm lầy tại Trung Quốc, Ấn Độ và Nhật Bản. Ở nước ta, cỏ nến mọc ở Hà Nội, Lào Cai,… ít thấy ở các tỉnh miền Nam.

Phấn hoa cỏ nến được dùng làm thuốc (đông y gọi là bồ hoàng, tây y gọi là Pollen Typhae). Người ta thường thu hái hoa cỏ nến vào khoảng tháng 4 – tháng 6 hằng năm. Khi thu hái sẽ cắt phần trên của hoa đực, mang hoa về phơi khô. Sau đó, giã nát, nghiền nhỏ, sàng lọc phần lông và tạp chất, rây lọc mịn để lấy bột, phơi khô rồi bảo quản dùng dần.

Dược liệu bồ hoàng là chất bột nhẹ có màu vàng tươi, khi bào chế cần bọc 3 lần giấy nước cho sắc vàng rồi để yên nửa ngày cho khô. Khi dùng sống thì không cần bào chế, nếu dùng chín thì sao qua lửa nhỏ. Vì bồ hoàng dễ hút ẩm, sinh ra nấm mốc nên khi bào chế xong cần bọc lại trong giấy mỏng, đặt ở nơi có nắng, đựng trong lọ kín để đảm bảo chất lượng.

Cây cỏ nến
Cây cỏ nến là vị thuốc quen thuộc trong dân gian

2. Cây cỏ nến có tác dụng gì?

Vị thuốc cỏ nến có vị ngọt, tính bình. Cây cỏ nến công dụng theo Y Học Hiện Đại là giúp cầm máu. Theo Y Học Cổ Truyền, cỏ nến có tác dụng hành, hoạt ứ và lợi tiểu, khi sao đen có thể thu về sáp cầm máu.

Bồ hoàng chủ trị: Thống kinh do huyết ứ; xuất huyết ngoài da do va chạm; làm lành vết ghẻ ngứa, lở loét da; trị đau bụng hoặc rong kinh sau khi sinh con; trị ứ máu, bầm tím, viêm đau, sinh mủ do té ngã, chấn thương,… Liều lượng khuyến nghị là sử dụng 3 – 9g/ngày dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.

3. Các bài thuốc chữa bệnh từ cây cỏ nến

Cây cỏ nến được ứng dụng trong điều trị một số bệnh lý sau:

  • Hỗ trợ cầm máu: Chuẩn bị 5g bồ hoàng, 2g cam thảo, 4g cao ban long, sắc với 600ml nước cho tới khi còn 200ml nước thuốc, chia uống 2 – 3 lần/ngày;
  • Trị nôn ra máu: Dùng một lượng bồ hoàng vừa phải tùy theo độ tuổi người dùng và chỉ định của thầy thuốc đông y, tán thành bột mịn, uống với nước sắc sinh địa;
  • Trị lở loét ở hạ thân, bộ phận sinh dục: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa phải, bôi vào vùng da lở loét với tần suất 3 – 4 lần/ngày;
  • Trị xuất huyết tiêu hóa: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa đủ, tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng 1 thìa canh bồ hoàng, sắc uống 3 lần/ngày;
  • Trị mủ trong tai hoặc chảy ra khỏi tai: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa đủ, tán thành bột mịn rồi rắc vào tai;
  • Trị đau tức bụng do bí tiểu: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa đủ, dùng vải bọc vào, để lên vị trí thắt lưng – chỗ có thận rồi cúi đầu xuống, đưa 2 chân lên trời, từ từ sẽ thông tiểu;
  • Trị ứ huyết do bế kinh, hậu sản chảy máu nhiều, đau nhiều vùng bụng dưới: Chuẩn bị 9g bồ hoàng, 9g ngũ linh, tán mịn rồi trộn đều. Mỗi lần dùng 6g dược liệu với dược nóng, dùng 2 lần/ngày;
  • Trị sa trực tràng: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa đủ, trộn với mỡ lợn rồi dùng thoa vào trực tràng 3 – 5 lần/ngày;
  • Trị rong kinh, băng huyết: Chuẩn bị bồ hoàng, a giao, bạch giao, xa tiền tử, mạch môn, xích phục linh, đỗ trọng, nhân sâm, xuyên tục đoạn, đem thuốc sắc uống;
  • Trị sưng lưỡi: Chuẩn bị bồ hoàng sống, đặt dưới lưỡi liên tục tới khi hết sưng;
  • Trị thống kinh, máu hậu sản không xuống sau khi sinh: Chuẩn bị 6g bồ hoàng, 15g hắc đậu, 3g gừng lùi cháy, sắc uống khi thuốc còn nóng;
  • Trị thống kinh do ứ huyết: Chuẩn bị 5 chỉ bồ hoàng, 5 lượng ngũ linh chi, 1 lượng đơn sâm, đem sắc thuốc uống;
  • Trị xuất huyết tử cung: Chuẩn bị 15g bồ hoàng sao cháy thành than, 15g liên phòng sao cháy thành than, đem sắc thuốc uống. Nếu cơ thể bị suy nhược nặng thì thêm 30g hoàng kỳ, 24g đảng sâm, đem sắc thuốc uống;
  • Trị vết thương chảy máu liên tục: Chuẩn bị bồ hoàng, cốt phấn, ô tặc cốt với lượng bằng nhau, tán thành bột mịn rồi rắc vào nơi chảy máu và băng lại;
  • Thúc đẻ: Chuẩn bị bồ hoàng, địa long, quất bì, trần bì với lượng bằng nhau, đã rửa sạch, sấy khô, tán thành bột mịn. Mỗi vị để riêng, khi có dấu hiệu sinh thì sao 1 chỉ từng vị thuốc, uống chung với nước mới lấy từ dưới lòng sông lên để hỗ trợ sinh mau;
  • Trị hậu sản, ra máu nhiều và cơ thể ốm yếu: Chuẩn bị 2 lượng bồ hoàng, sắc thuốc và dùng uống;
  • Trị ứ huyết thành cục ở bụng dưới: Chuẩn bị 3 lượng bồ hoàng rồi dùng uống với nước cơm;
  • Trị chấn thương, ứ huyết do té ngã: Chuẩn bị lượng bồ hoàng vừa đủ, tán thành bột mịn, mỗi lần uống 3 chỉ với rượu nóng;
  • Trị đau nhức xương khớp: Chuẩn bị 8 lượng bồ hoàng, 1 lượng chế phụ tử, tán thành bột, uống 1 chỉ thuốc với nước, ngày uống 1 lần;
  • Trị các bệnh lý thuộc máu huyết sau sinh: Chuẩn bị bồ hoàng sao đen, càn khương sao đen, đậu đen sao, đương quy, ngưu tất, sinh địa, xuyên khung, trạch lan, đem thuốc sắc uống;
  • Trị tiểu ra máu: Chuẩn bị bồ hoàng, mạch môn, xa tiền tử, sinh địa, ngưu tất, đem thuốc sắc uống; hoặc bài thuốc 9g bồ hoàng, 9g đông quỳ tử, 15g sinh địa, đem sắc thuốc uống trong ngày;
  • Trị nôn ra máu, thổ huyết: Chuẩn bị 80g bồ hoàng sao cháy, dùng uống 4 – 8g/lần;
  • Trị chảy máu mũi nhiều: Chuẩn bị 4g bồ hoàng, 4g thanh đại, dùng đường uống;
  • Trị đại tiện ra máu: Chuẩn bị lượng vừa đủ bồ hoàng sao chát, cải củ, lá sen tươi, đem tán thành bột mịn. Mỗi lần uống khoảng 4 – 8g dược liệu với nước cơm;
  • Trị kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, rong kinh: Chuẩn bị bồ hoàng sao cháy, lá lốt tẩm nước muối sao qua, đem tán nhỏ, thêm mật làm thành viên có kích cỡ như hạt đậu xanh. Mỗi lần dùng đem uống 30 viên với nước cơm.
Cây cỏ nến
Cây cỏ nến là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, hành huyết, tán ứ, cầm máu,…

4. Lưu ý khi sử dụng vị thuốc cây cỏ nến

Người dùng cần nhớ những điều sau khi sử dụng vị thuốc đông y này:

  • Không dùng bồ hoàng cho người âm hư, không bị ứ huyết;
  • Cần phân biệt cây cỏ nến với cây cỏ nến nam (Typha javanica Graebn) là loài cây thân thảo cao khoảng 1.3 – 2.2m, thân cứng và lá hẹp đầu thuôn. Cây có nhiều ở miền Nam của nước ta;
  • Cần phân biệt bồ hoàng của cây cỏ nến với vị thuốc thạch xương bồ (xương bồ) vì dược liệu này cũng được gọi là bồ hoàng.

Cây cỏ nến là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, hành huyết, tán ứ, cầm máu,… Dù có nhiều công dụng nhưng bệnh nhân cũng không nên lạm dụng vị thuốc này, mà cần tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của thầy thuốc đông y.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.