Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây dâu rượu có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây dâu rượu được trồng phổ biến trong vườn nhà của người Việt Nam. Loại cây này có tác dụng nuôi tơ, dệt lụa từ lá, quả, thân và rễ. Đồng thời, đây cũng là loại dược liệu quý được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc khác nhau.
1. Tổng quan về cây dâu rượu
Cây dâu rượu còn gọi là dâu tiên hay thanh mai theo tiếng Trung Quốc hoặc ko mak ngam theo cách gọi của người Lào.
Tên khoa học là Myrica rubra Sieb, et Zucc và thuộc họ dâu rượu Myricaceae.
Đặc điểm sinh học:
- Cây dâu rượu nhỏ cao trung bình khoảng 0,4 – 0,5m nhưng cũng có thể cao tới 10m, cành cây tương đối nhỏ thường có phủ nhiều lông tơ;
- Lá cây thường xanh tươi quanh năm. Khi lá còn non thì những phiến lá to và hơi mềm, nhưng trên những cành lá đã già thì phiến lá nhỏ hơn và khá dai cứng;
- Phiến lá to dài 5 – 12cm, rộng khoảng 2 – 3cm, phiến lá nhỏ chỉ dài 2 – 3cm, rộng 8 – 10cm.;
- Mép phiến lá non có dạng hình răng cưa rõ, tuy nhiên, với phiến lá già thì răng cưa không rõ. Cuống lá không rõ hoặc rất ngắn chỉ dài khoảng 2 – 10mm;
- Hoa khác gốc: Hoa đực gầy và thưa hoa. Hoa cái mọc thành hình đuôi sóc có chiều dài trung bình 1 – 5cm;
- Quả cây dâu rượu có đường kính 0,5 – 1cm. Khi quả còn xanh có màu xanh, khi chín có màu tím đỏ, trên bề mặt quả có rất nhiều gợn giống như quả kép của quả dâu tằm;
- Hạch hay phần thịt quả dày và mọng nước, có màu tím đỏ rất đẹp;
- Mùa hoa tháng 10 – 11 và mùa quả kéo dài từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.
Phân bố thu hái và chế biến:
- Cây dâu rượu mọc hoang dại trên nhiều tỉnh thành ở nước ta, tập trung chủ yếu ở một số tỉnh miền Trung như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, hiện nay chỉ có ở Quảng Bình là nhân dân khai thác dùng trong nước và xuất khẩu.
Cách chế biến:
- Vào mùa quả dâu rượu chín, người dân thu hoạch về bằng cách đặt nón vào phía dưới cây. Sau đó, tuốt quả cho rụng vào nón phơi khô và đem đồ cho chín rồi phơi khô lại lần thứ 2. Việc phơi khô quả có tác dụng nhằm tránh được nấm mốc không mong muốn có thể xảy ra.
Ngoài ra, người ta còn sử dụng cây dâu ngâm rượu. Quả dâu rượu chín hái về rửa sạch cho thêm ít đường, men rượu vào. Để trong vài ngày, rượu dâu hòa tan các chất trong quả, trong đó có các sắc tố anthocyanin làm cho rượu có màu tím đỏ đẹp, vị hơi chua và ngọt. Khi uống cây dâu ngâm rượu có vị tương tự như rượu vang. Một số người khác có thể sử dụng dâu rượu để chế thành mứt.
2. Cây dâu rượu có tác dụng gì?
Tác dụng dược lý của cây dâu rượu:
- Vỏ trong rễ cây dâu rượu có tác dụng làm giảm huyết áp, gây chấn tĩnh. Cao được chiết xuất từ methanol ở vỏ rễ cây dâu rượu với nước có công dụng tốt trong làm giảm nồng độ đường trong máu;
- Lá cây dâu rượu có tác dụng hạ huyết áp yếu và gây ngủ dễ dàng, ngon giấc;
- Cao nước của thân cây dâu rượu có tác dụng ức chế các vi khuẩn gram dương và các men.
Tính vị quy kinh:
- Theo những tài liệu Y Học Cổ Truyền, cây dâu rượu có vị đắng ngọt, tính hàn vào kinh can, phế, thận.
- Trong dân gian thì vị thuốc giang mai hay dâu rượu có vị chua, ngọt, tính bình, có tác dụng lý khí, tán ứ, thanh thấp nhiệt.
3. Các bài thuốc từ cây dâu rượu
Điều trị ra mồ hôi trộm ở trẻ em, mồ hôi tay ở người lớn:
- Chuẩn bị: Lá cây dâu rượu non nấu canh với tôm, tép. Cách dùng khác là dùng lá cây dâu rượu bánh tẻ 12g; cúc hoa 12g, liên kiều 12g, hạnh nhân 12g, bạc hà 4g, cam thảo 4g, cát cánh 8g kèm theo lô căn 20g.
- Thực hiện: Sắc các vị thuốc đã chuẩn bị ở trên và uống trong ngày.
Cây dâu tằm chữa đau mắt, viêm kết mạc:
- Chuẩn bị: Lá Dâu nấu nước xông vào mắt.
- Thực hiện: Đem lá cây dâu rượu bánh tẻ rửa sạch và giã nát đắp, có thể làm tan huyết khi đau mắt đỏ xung huyết.
Điều trị viêm khớp sưng phù, cước chân tay vào mùa đông:
- Chuẩn bị: Cành Dâu, kê huyết đằng và uy linh tiên, mỗi vị 12g.
- Thực hiện: Sắc những vị thuốc đã chuẩn bị ở trên thành nước uống trong ngày.
Chữa thiếu máu, da xanh, mất ngủ, chóng mặt:
- Dùng quả dâu rượu chế thành dạng siro hay đem cây dâu ngâm rượu. Cách dùng khác là sử dụng quả dâu rượu kèm theo câu kỷ tử, hà thủ ô đỏ, nhân hạt táo, mỗi vị 10g, sắc thuốc uống hàng ngày.
4. Ứng dụng của cây dâu ngâm rượu
Theo những tài liệu về Y Học Cổ Truyền cho rằng, cây dâu rượu là loại dược liệu quý với rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị bệnh đau nhức xương khớp, mất ngủ dài ngày… Ngày nay, theo các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu rượu đã chứng minh rằng những kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Cây dâu ngâm rượu có nhiều công dụng, trong đó mỗi vị thuốc có một công dụng riêng biệt đó là:
- Lá dâu (Tang diệp): Điều trị cảm mạo, sốt, tiêu đờm, trị bệnh tăng huyết áp, đồng thời giúp sáng mắt;
- Quả dâu (Tang thầm): Có tác dụng tốt trong bổ thận, sáng mắt, tăng cường khả năng tiêu hóa, điều trị mất ngủ và chứng tóc bạc sớm;
- Vỏ (thân rễ) cây dâu (Tang bạch): Giúp lợi tiểu, điều trị phù thũng và ho có đờm;
- Tang ký sinh: Giúp bổ gan thận, điều trị đau nhức xương khớp và hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm;
- Tổ bọ ngựa trên cây dâu rượu (hay còn gọi là tang tiêu phiêu): Điều trị di tinh, liệt dương, bạch đới và tiểu tiện nhiều lần nguyên nhân do thận yếu.
Tóm lại, Y Học Cổ Truyền cho rằng cây dâu rượu có rất nhiều công dụng như bồi bổ can thận, điều trị đau nhức xương khớp, mất ngủ… Ngày nay các nghiên cứu chuyên sâu về cây dâu rượu cho thấy, kinh nghiệm dân gian hoàn toàn chính xác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.