Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bạch tật lê có thể giảm nhức đầu không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bạch tật lê là một vị thuốc Y Học Cổ Truyền, được cho là có tác dụng giảm đau đầu, điều trị các bệnh về mắt. Trong chữa bệnh, vị thuốc này thường được dùng với liều lượng từ 12–16g/ngày ở dạng sắc hay thuốc bột.
1. Công dụng của bạch tật lê là gì?
Bạch tật lê là một loại cây thân thảo, mọc bò lan dưới mặt đất. Thân và cành mảnh, lá hình bầu dục, mọc đối, mặt trên nhẵn còn mặt dưới lá phủ lông trắng. Hoa có màu trắng, mọc riêng lẻ ở kẽ lá, cuống hoa dài có lông cứng. Quả bạch tật lê có 5 cạnh, có gai nhọn và lông dày. Mùa ra hoa kết quả thường vào khoảng tháng 5–8.
Vị thuốc bạch tật lê là quả chín đã phơi hay sấy khô của cây, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc dân gian từ lâu. Quả bạch tật lê có thể được dùng sống hoặc sao qua cho cháy gai rồi sàng bỏ gai, sau đó giã nát vụn dùng.
Theo Y Học Cổ Truyền, vị thuốc bạch tật lê đắng, để sống có tính bình nhưng khi sao lên sẽ có tính ấm, đi vào 2 kinh can và phế. Vị thuốc này có tác dụng bình can, tức phong, thông huyết, trừ thấp, sáng mắt, tả phế, cường dương, giải độc.
Trong dân gian, vị thuốc bạch tật lê được dùng để chữa đau mắt đỏ và ngứa, chảy nhiều nước mắt, đau cổ họng, nhức đầu, sưng vú hay tắc tia sữa ở phụ nữ, các chứng khí kết hoặc huyết kết trong bụng, phong ngứa. Ngoài ra, bạch tật lê còn được sử dụng làm thuốc bổ thận, chữa đau lưng, xuất tinh sớm, chảy máu cam, lỵ, sử dụng làm nước súc miệng có thể chữa loét miệng.
Theo Y Học Cổ Truyền Ấn Độ, bạch tật lê có công dụng lợi tiểu và bổ, dùng trong điều trị các bệnh sỏi và đau khi tiểu tiện. Lá bạch tật lê được cho là có tác dụng bổ tỳ. Bột nhão làm từ lá bạch tật lê có thể được dùng để điều trị sỏi bàng quang. Rễ cây tật lê có tác dụng nhuận tràng và bổ. Bạch tật lê còn được sử dụng làm thuốc tăng trương lực tử cung.
Vị thuốc bạch tật lê thường được dùng với liều lượng từ 12–16g/ngày ở dạng thuốc sắc hay thuốc bột.
2. Bài thuốc bạch tật lê giảm đau đầu
Sử dụng các vị thuốc bạch tật lê, ngưu tất, câu đằng, mỗi vị 12g; cúc hoa 14g; bạch thược 16, sắc uống ngày 1 thang có thể giúp giảm đau đầu. Ngoài ra, một số bài thuốc sau từ bạch tật lê có hiệu quả trong điều trị bệnh:
- Bạch tật lê điều trị đau mắt lâu ngày, giảm thị lực: Sử dụng quả bạch tật lê phơi khô trong râm, tán bột, mỗi lần uống 4g, ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
- Bạch tật lê chữa loét miệng, viêm họng, sưng lợi, viêm chân răng có mủ, mụn lở: Cách thứ nhất là dùng bạch tật lê tán bột 20–30g, nấu với 3 lần nước rồi đem cô thành cao, trộn với một ít mật ong. Sử dụng cao này để bôi lên vết thương nhiều lần trong ngày. Cách thứ 2 là sử dụng bạch tật lê, mộc tặc, ngũ bội tử, hắc phàn, khô phàn, tế tân, sinh địa, nhục quế, mỗi vị 20g; thanh phàn, hoàng bá, mỗi vị 4g. Các vị thuốc trên tán thành bột mịn. Lấy một ít bột trên bôi vào chỗ viêm loét trong 5–10 phút sau đó súc miệng, làm vài lần trong ngày.
- Bạch tật lê điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều: Sử dụng bạch tật lê, đương quy, mỗi vị 12g, đem sắc uống 2 lần/ngày.
- Chữa thận hư di tinh, hoạt tinh, tiết tinh, liệt dương: Sử dụng bạch tật lê 16g; kỷ tử, hạt sen, nhị sen, củ súng, thỏ ty tử, quả ngấy hương, ba kích, kim anh tử, mỗi vị 12g, sắc lấy nước uống.
- Chữa trẻ em đái dầm: Sử dụng bạch tật lê 8g; hoàng kỳ 12g; bạch thược, phục linh, đương quy, sơn thù, tang phiêu tiêu, ích mẫu, ích trí nhân, thăng ma, mỗi vị 8g, sắc lấy nước uống mỗi ngày một thang.
- Chữa suy nhược thần kinh: Dùng bạch tật lê 8g; uất kim, hương phụ, chỉ xác, mỗi vị 8g; phục linh 12g, sắc uống một thang mỗi ngày.
- Chữa di chứng sau tai biến mạch máu não: Dùng bạch tật lê 12g; thiên ma, ngô đồng, cương tằm, mỗi vị 12g; câu đằng, hy thiêm, mỗi vị 16g; địa long 10g, nam tinh 8g, sắc uống 1 thang/ngày.
- Chữa khí hư (nội bổ hoàn): Sử dụng bạch tật lê 8g; phụ tử chế, tử uyển, hoàng kỳ, kim anh, liên nhục, khiếm thực, mỗi vị 8g; thỏ ty tử 12g; nhục quế 4g; lộc nhung 2g.
- Chữa chàm: Sử dụng bài thuốc tứ vật tiêu phong ẩm gia giảm bao gồm bạch tật lê 8g; sinh địa, thục địa, kinh giới, mỗi vị 16g; đương quy, thương truật, bạch thược, phòng phong, mỗi vị 12g; khổ sâm, thuyền thoái, bạch tiên bì, mỗi vị 8g, sắc uống.
- Chữa lở ngứa ngoài da: Dùng bạch tật lê, thổ phục linh, mỗi vị 12g; ké đầu ngựa, kinh giới, mỗi vị 8g; ý dĩ 6g, sắc uống 2 lần/ngày.
Những người huyết hư, khí yếu không nên sử dụng vị thuốc bạch tật lê. Để đảm bảo hiệu quả và an toàn, việc sử dụng bạch tật lê cần tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa Y Học Cổ Truyền.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.