Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Vị thuốc xích thược có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Xích thược là vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền có tính hàn, vị chua đắng, quy vào kinh Tỳ, Can và được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh với công dụng kháng viêm, giảm đau, cầm máu…
1. Đặc điểm cây
Xích thược còn được gọi là mẫu đơn đỏ, thược dược hay xuyên xích thược, có tên khoa học là Paeonia liacliflora Pall – thuộc họ Hoàng Liên (Ranunculaceae). Đây là loại thực vật sống lâu năm và có những đặc điểm như sau:
- Cây thân thảo, chiều cao trung bình khoảng từ 50 – 80cm;
- Lá cây màu xanh, mọc so le và kiểu lá kép lông chim. Trong đó một lá có thể chia thành 9 – 12 phần không đều nhau, nhọn ở đầu, hình ngọn giáo và phía dưới cuống có màu sắc hơi hồng;
- Hoa cây mọc đơn độc 1 bông, không tạo thành chùm. Hoa có khoảng 8 cánh, nở to và có mùi hương tương tự như hoa hồng. Một thân cây có thể mọc từ 1 – 7 hoa. Hoa chưa nở rộ thường có màu hồng thịt, sau khi nở chuyển dần qua màu trắng tinh. Phần trong hoa chứa bao phấn màu da cam;
- Quả cây thược dược chứa 3 – 5 lá noãn.
Rễ cây xích thược là bộ phận được sử dụng làm dược liệu trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền, trong đó ưu tiên sử dụng các rễ kích thước lớn, dài và nhiều bột. Rễ cây hơi cong, có hình trụ và chiều dài từ 5 – 40cm, đường kính rễ khoảng từ 0,5 – 3cm. Vỏ rễ có màu nâu hơi nhăn và các rãnh dọc, có rễ con. Bên trong rễ màu hồng nhạt hoặc màu trắng phấn, rễ cứng giòn nên có thể bẻ gãy dễ dàng bằng tay. Mặt cắt rễ cho thấy vân xuyên tâm, vỏ cây hẹp và mỏng, một số rễ cây có khe nứt.
Dược liệu được thu hái chủ yếu từ những cây xích thược từ 4 năm tuổi trở lên. Mùa thu hái chủ yếu vào tháng 6 – 10 hàng năm, rễ cây sau khi được đào lên đem cắt bỏ rễ con, gọt bỏ vỏ và đem rửa sạch. Tùy thuộc vào bài thuốc và kinh nghiệm tại các vùng miền, dược liệu xích thược được bào chế theo nhiều phương pháp như sau:
- Đồ rễ cho chín, dược liệu trong quá trình đồ nên được chỉnh sửa cho thẳng, sau đó đem sấy khô hoặc phơi;
- Đồ rễ đến khi chín rồi đem phơi trong thời gian khoảng 1 – 2 ngày, sau đó đem tẩm nước đến khi mềm ra để dễ lăn tròn. Cuối cùng, dược liệu được phơi ngoài nắng tiếp cho đến khi khô hoàn toàn;
- Ủ mềm dược liệu rồi thái mỏng thành từng lát, dược liệu có thể được dùng ở dạng sống hoặc sao tẩm với giấm hoặc rượu;
- Dược liệu tươi được rửa sạch, ủ mềm rồi bào thành lát mỏng có thể dùng tươi hoặc sấy khô/phơi khô;
- Dược liệu được ủ mềm, bào mỏng hoặc thái mỏng rồi đem phơi khô, sau đó tẩm chung với rượu hoặc giấm trong thời gian 2 giờ. Tránh sấy ở nhiệt độ cao hoặc phơi ngoài nắng to sẽ khiến rễ bị nứt, cong queo.
2. Tác dụng của xích thược
“Xích thược có tác dụng gì đối với sức khỏe?” Theo đó, tác dụng của vị thuốc này đã được chứng minh cả theo Y Học Hiện Đại và Y Học Cổ Truyền:
Tác dụng trong Y Học Hiện Đại:
- Giảm đau, chống co thắt cơ trơn: Nghiên cứu của các nhà khoa học được thực hiện trên động vật cho thấy, dịch chiết từ xích thược có công dụng ức chế, giảm hoạt động co thắt cơ trơn tại các cơ quan như tử cung, ruột, dạ dày;
- Kháng nấm, vi khuẩn và rirus: Dược liệu có công dụng kháng khuẩn và kháng virus tốt đối với các tác nhân gây bệnh như herpes, virus cúm, ho gà, tụ cầu, trực khuẩn lỵ, phế cầu…;
- Tác dụng giảm áp lực tĩnh mạch cửa, tăng lưu thông tuần hoàn máu, tăng khả năng co giãn của động mạch vành, từ đó giúp ngăn ngừa thiếu máu cơ tim;
- Hạ sốt, kháng viêm: Hoạt chất Paeniflorin trong dược liệu có công dụng hạ sốt và kháng viêm;
- Một số nghiên cứu cũng cho thấy vị thuốc xích thược khi dùng độc vị có thể gây kích thích, làm các tế bào ung thư di căn nhanh. Tuy nhiên, vị thuốc khi dùng cùng các loại thuốc điều trị ung thư giúp làm tăng hiệu quả của thuốc. Cần thêm nhiều nghiên cứu để chứng minh tác dụng này của xích thược.
Tác dụng theo Y Học Cổ Truyền: Trong Y Học Cổ Truyền, vị thuốc xích thược có tính hơi hàn, vị chua đắng, quy vào kinh Tỳ và một phần huyết của kinh Can. Tác dụng của xích thược như sau:
- Giảm đau, thanh nhiệt, kích thích lưu thông khí huyết, điều kinh;
- Dược liệu dùng tươi có công dụng tán tà, hàm huyết;
- Dược liệu sao tẩm rượu giúp cầm máu, chữa chảy máu cam, chống thổ huyết;
- Dược liệu sao tẩm giấm có công dụng trị bế kinh, đau bụng.
Ngoài ra, xích thược còn được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác giúp điều trị các chứng bệnh như đau thắt ngực do bệnh mạch vành, đau nhức xương khớp, nhọt sưng ở vú, loét dạ dày, mắt đỏ do nóng gan, chấn thương tụ máu, đau mắt đỏ có kéo màng…
Liều lượng dược liệu xích thược trong các bài thuốc phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thông thường khoảng từ 6 – 12g/ngày. Dược liệu có thể được sử dụng dưới dạng thuốc sắc tươi hoặc khô, chế thành cao bôi ngoài da hoặc tán bột làm thành viên hoàn.
3. Xích thước trong các bài thuốc trị bệnh
Từ những công dụng của xích thược đối với sức khỏe con người, dược liệu này được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh như sau:
3.1. Bài thuốc giảm đau bụng, trị khí hư, băng huyết
Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 12g củ ấu và 20g xích thước bỏ vào ấm, thêm 3 chén nước, một ít muối và sắc đến khi cạn. Dùng nước thuốc uống 1 – 2 lần mỗi ngày, người bệnh nên dùng thuốc khi nóng để đạt được hiệu quả cao.
3.2. Bài thuốc trị đau nhức xương khớp, lịch tiết phong, phù tay chân
Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 80g lá vông, 80g xích thược, 20g đào nhân, 80g sơn ô qui, 80g xuyên quy, 40g bạt kế, 40g phụ tử, 120g quế tâm và 40g xuyên khung. Tất cả dược liệu đem tán thành bột mịn, dùng 20g bột mỗi ngày sắc với 6g gừng và uống khi thuốc còn ấm, lúc đói bụng.
3.3. Bài thuốc trị đau nhức do ứ thương, đau nhức do gãy xương
Dùng 8g mỗi vị thuốc gồm thuật dược, mạt trích hoa, xích thược, địa miết, đào nhân; 4g mỗi vị thuốc gồm mai thực, nghệ và quy vĩ. Hỗn hợp dược liệu đem sắc lấy nước đặc uống, kết hợp với phương pháp bó bột cố định xương bị gãy.
3.4. Bài thuốc chữa đau thắt ngực dưới ảnh hưởng của bệnh mạch vành
- Bài thuốc 1: Dùng 20g xích thược, 40g huyết căn, 20g đinh hương, 20g hồng hoa và 20g hương thảo. Tất cả các vị thuốc được tán thành bột mịn và hòa trong 200ml nước, chia làm 3 lần uống trong ngày. Sử dụng liệu trình điều trị trong thời gian 4 tuần.
- Bài thuốc 2: Dùng 40g xích thược, sắc với nước và chia làm 3 lần uống mỗi ngày.
3.5. Bài thuốc trị tiểu buốt, tiểu đau và viêm tuyến tiền liệt ở nam giới
Chế biến bài thuốc như sau: Dùng 8g huyết căn, 16g xích thược, 16g đào nhân và 8g hồng hoa. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước uống mỗi ngày 1 thang. Trong trường hợp triệu chứng nhẹ chỉ cần dùng 2 vị dược liệu là đào nhân và xích thược.
3.6. Bài thuốc trị chứng chứng tích khối, khi nằm bụng sa xuống, đau ở một chỗ
Sử dụng 8g mỗi vị thuốc gồm ngũ linh chi, huyền hồ, xích thược và ô dước; 12g mỗi vị thuốc gồm đương quy, hồng hoa, xuyên khung, đan bì, cam thảo và đào nhân; 6g dược liệu chỉ xác; 10g củ ấu. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước thành một thang thuốc uống mỗi ngày.
3.7. Bài thuốc trị đau do huyết ứ, trị bệnh loét dạ dày
Dùng 12g mỗi vị thuốc gồm diên hồ sách và xích thược; 8g đào nhân; 20g mai mực; 20g xuyên luyện tử và 4g bồ hoàng. Hỗn hợp dược liệu đem với nước thành một thang thuốc, chia 2 – 3 lần uống mỗi ngày.
3.8. Bài thuốc giúp kiện tỳ, ôn dương, cầm máu, trị nôn ra máu và bệnh thương hàn
Dùng 40g mỗi vị dược liệu gồm sơn liên, xích thược, xuyên quy, a tỉnh lư bì giao, đỗ phụ và hắc phụ; 160g sinh địa. Hỗn hợp dược liệu được tán thành bột mịn, dùng 20g bột mỗi ngày đem uống chung với rượu ấm khi bụng đói.
3.9. Bài thuốc giúp làm sáng mắt, gan nóng đỏ và chữa bệnh đau mắt đỏ kéo màng
Dùng 12g mỗi loại dược liệu gồm hồi vân, xích thược, quảng phòng kỷ, nữ tiết, kinh giới và xuyên quy; 4g cam thảo tươi. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với một thể tích vừa đủ nước và rượu trắng (Tỷ lệ nước và rượu là 1:1), chia làm 3 – 4 lần uống trong ngày.
3.10. Bài thuốc trị lương huyết, mụn nhọt sưng đau
Dùng 10g huyết căn, 16g xích thược và 12g bạch chỉ. Hỗn hợp dược liệu được tán thành bột mịn, thêm 1 ít mỡ lợn, sáp ong vàng và trộn đều thành cao. Bài thuốc thu được dùng bôi lên vùng dạ bị mụn nhọt khoảng 3 lần mỗi ngày.
3.11. Bài thuốc trị nhọt sưng ở vú, nhọt vào mùa hè
Dùng 12g mỗi loại dược liệu gồm kim ngân, xích thược, đạm trúc diệp và đại liên tử; 16g liên diệp và 10g thạch cao. Hỗn hợp dược liệu được tán thành bột, mỗi lần dùng 8g sắc với đại táo và gừng tươi uống trong ngày.
3.12. Bài thuốc trị bế kinh
Dùng 8g xích thược, 8g diên hồ sách, 8g tần quy, 8g củ ấu và 8g hương thảo đem sắc với nước uống trong ngày.
3.13. Bài thuốc trị chảy máu cam
Dùng xích thược đem tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 6 – 8g dược liệu uống với nước sôi để nguội.
3.1.4. Bài thuốc trị viêm tắc động mạch
Dùng 20g hoàng kỳ, 12g xích thược, 12g nhũ hương, 12g quế chi, 20g đan sâm, 12g hồng hoa, 12g hắc lục hương, 12g nghệ, 12g một dược, 12g đào nhân và 12g vang nhuộm. Hỗn hợp dược liệu đem sắc với nước thành một thang thuốc uống trong ngày.
4. Lưu ý khi sử dụng xích thược trong điều trị
Bên cạnh những tác dụng của xích thược đối với sức khỏe, vị thuốc này cũng có những chống chỉ định và tác dụng phụ riêng. Vì vậy, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi sử dụng xích thược trong điều trị như sau:
- Chống chỉ định sử dụng xích thược trong điều trị ở những đối tượng sau: Người bị huyết hư, dị ứng với các thành phần trong xích thược, người bệnh bị cảm hàn dẫn đến đau bụng đi ngoài.
- Vị thuốc xích thược và lê lô tương kị nhau, vì vậy tránh sử dụng hai vị thuốc chung với nhau.
- Thận trọng khi sử dụng xích thược trong điều trị ở những đối tượng sau: Người cao tuổi, phụ nữ có thai, người bệnh đang dùng các thuốc trị bệnh khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng.
Xích thược là vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền có tính hàn, vị chua đắng, quy vào kinh Tỳ, Can và được sử dụng trong nhiều bài thuốc điều trị bệnh với công dụng kháng viêm, giảm đau, cầm máu… Để đảm bảo hiệu quả điều trị bệnh và tránh được các tác dụng phụ, người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ có chuyên môn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.