Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây vuốt mèo có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây vuốt mèo hay còn gọi là cây vuốt hùm, là một vị thuốc dân gian có mặt trong nhiều bài thuốc y học cổ truyền chữa bệnh. Vậy cây vuốt mèo có tác dụng gì?
1. Cây vuốt mèo là gì?
Cây vuốt mèo là loài cây mọc hoang dại ở nước ta, tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh miền núi. Đây là loài cây thuộc họ đậu nhưng lại có hình thức to hơn những giống đậu khác. Cây vuốt mèo có nhiều gai, quả to dài có nhiều gai nhỏ và cong như móng mèo.
Cây vuốt mèo còn mọc nhiều ở các khu vực các nước Trung Mỹ và Nam Mỹ, đặc biệt là ở khu vực Amazon. Việc thu hoạch cây vuốt mèo khá đơn giản và thuận lợi nên người dân có thể hái lá và đào rễ cây làm thành thảo dược quanh năm.
2. Cây vuốt mèo có tác dụng gì?
Có khá nhiều nghiên cứu khoa học tìm thấy khả năng hỗ trợ điều trị bệnh của cây vuốt mèo. Nhưng hầu hết các nghiên cứu vẫn đang dừng lại ở quy mô phòng thí nghiệm chứ chưa được thử nghiệm và theo dõi cụ thể trên con người. Chính vì vậy, để sử dụng cây vuốt mèo thì người bệnh cần đến sự theo dõi, kê đơn của bác sĩ chứ không được tùy ý sử dụng.
- Điều trị bệnh viêm khớp: Trong một nghiên cứu nhỏ sử dụng các thành phần hóa học cụ thể của cây vuốt mèo đã có tác dụng tốt với bệnh nhân viêm khớp dạng thấp đang hoạt động. Tuy nhiên vẫn cần nghiên cứu thêm ở quy mô lớn hơn trước khi đưa vào sử dụng trong việc chữa bệnh.
- Hạn chế phản ứng phụ của thuốc ung thư: nghiên cứu nhỏ đã chỉ ra rằng cây vuốt mèo có khả năng giúp tỷ lệ giảm bạch cầu ở những bệnh nhân được điều trị bằng một số loại thuốc chống ung thư xuống thấp hơn và cải thiện chất lượng cuộc sống của những bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối.
- Hỗ trợ điều trị ung thư: Trong một vài nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chứng minh cây vuốt mèo có thể ức chế sự phát triển của một số tế bào ung thư. Nhưng dữ liệu cho nghiên cứu trên con người vẫn còn thiếu.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh về hệ tiêu hóa: Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra rằng móng vuốt của mèo có thể làm giảm viêm nhiễm và kích thích hoạt động của tế bào miễn dịch.
- Cây vuốt mèo có thể được sử dụng để giúp đẩy mạnh quá trình lành vết thương, chống sự phát triển của ký sinh trùng,hen suyễn, ung thư đường tiết niệu hay tác dụng làm sạch thận.
- Tác dụng của cây vuốt mèo còn ở khả năng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa như viêm ruột già, viêm đại tràng,hội chứng ruột kích thích và bệnh Crohn.
Vậy nên câu trả lời cho câu hỏi cây vuốt mèo có tác dụng gì thì có rất nhiều đáp án. Theo các nghiên cứu, phần lớn thành phần có trong cây vuốt mèo có khả năng chống viêm, kích thích hệ miễn dịch. Nhưng hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chắc chắn hiệu quả và ứng dụng trên con người. Chính vì vậy người bệnh cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ứng dụng tác dụng của cây vuốt mèo.
3. Những lưu ý khi sử dụng cây vuốt mèo?
Không sử dụng cây vuốt mèo nếu người bệnh đang sử dụng một số loại thuốc đặc trị như:
- Warfarin hay các loại thuốc chống đông máu: Cây vuốt mèo có thể làm cho chảy máu nhiều hơn và tăng nguy cơ bị bầm tím.
- Thuốc là cơ chất của cytochrome: Tuy chưa có bằng chứng cụ thể nhưng theo một số nghiên cứu thì cây vuốt mèo có thể làm ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của thuốc là cơ chất của enzym này.
- Thuốc kháng virus: Có một số báo cáo chỉ ra cây vuốt mèo sẽ làm tăng nồng độ trong huyết thanh của atazanavir, saquinavir nên sẽ làm tăng tác dụng phụ của các loại thuốc này.
- Chưa có nghiên cứu nào chứng minh sự an toàn của cây vuốt mèo đối với phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú. Chính vì vậy, tránh sử dụng cây vuốt mèo cho bà bầu.
- Cây vuốt mèo có thể kích thích hệ miễn dịch khiến cho những người mắc bệnh miễn dịch có triệu chứng mạnh hơn.
- Một số trường hợp theo dõi khi sử dụng cây vuốt mèo đã thấy khả năng làm giảm huyết áp. Do đó những người bị bệnh huyết áp thấp cũng không nên sử dụng dược liệu từ cây vuốt mèo.
Một số phản ứng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc từ cây vuốt mèo như:
- Hạ huyết áp
- Tiêu chảy
- Buồn nôn
- Nôn nao khó chịu trong dạ dày
- Kéo dài thời gian đông máu và dễ bị chảy máu
- Suy thận ở bệnh nhân mắc lupus
- Với người bệnh Parkinson có thể cử động kém đi
Khi sử dụng cây vuốt mèo thường sẽ dùng với lượng 1gr vỏ rễ cây hoặc 20gr đến 30gr chiết xuất vỏ cây mỗi ngày. Tuy nhiên, đó không phải là lượng cố định với tất cả mọi người. Với mỗi mục đích sử dụng khác nhau, tình trạng sức khỏe khác nhau, độ tuổi, nam hay nữ đều cần một lượng phù hợp. Tác dụng của cây vuốt mèo đến đâu, có lợi hay có hại đều tùy thuộc vào cách sử dụng của người bệnh. Cần phải có đơn thuốc của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.