Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Tác dụng của cây chành rànhcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây chành rành được sử dụng nhiều trong chữa trị các bệnh thấp khớp, thống phong, bỏng hay các vết sưng phù,.. lá của cây chành rành còn có tác dụng điều trị sốt bằng cách hãm lấy nước uống. Ngoài ra, có thể tận dụng vỏ gỗ của cây để nấu nước tắm.
1. Cây chành rành là gì?
Cây chành rành hay còn được biết đến với tên gọi khác là chằn rằn. Tên khoa học của cây là Dodonaea viscosa (L.) Jacq.,. Loại cây này thuộc họ bồ hòn – Sapindaceae.
Cây chành rành thuộc nhóm cây gỗ nhỏ hoặc cây bụi, có vỏ màu trắng. Cây chành rành phát triển thường cao khoảng 1m, màu xanh. Thân cây mọc đứng, có vỏ mỏng, cây non thường có lông ở thân. Cành cây chành rành có hình trụ hoặc chia làm 3 cạnh.
Lá của cây chành rành có đặc điểm màu so le, cuống ngắn, hình ngọn giáo. Kích thước của lá gồm chiều dài từ 5 đến 15cm, chiều rộng từ 15 đến 25 mm. Hoa của cây chành rành thường mọc thành chùm ở ngọn thân và đầu cành. Hoa dành dành không có cánh hoa, có 8 đến 12 nhị, có 3 đến 5 lá đài. Hoa của cây chành rành có dạ Lan hình tròn hạt màu đen kích thước từ 15 đến 22 mm có 2 đến 3 cánh nguyên.
Ở nước ta, cây chành rành phân bố nhiều tại các tỉnh phía Nam, kéo dài từ Phú Lộc của tỉnh thừa Thiên Huế đến đảo Phú Quốc và tỉnh Kiên Giang. Cây chành rành có thể phát triển ở những nơi khô hạn hoặc đất nghèo dinh dưỡng như đất cát, đất đồi, đất khô ven biển. Chúng là loại cây ưa sáng.
2. Tác dụng của cây chành rành đối với con người
Cây chành rành ra quả hàng năm, quả của loại cây này có cánh, do đó có thể nhờ gió để phát tán ra xung quanh.
Theo viện dược liệu của Việt Nam, lá cây chành rành có vị chua, hơi đắng mùi thơm. Hãm lá lấy nước uống có tác dụng hạ nhiệt, làm ra mồ hôi. Ngoài ra còn có tác dụng điều trị bệnh thống phong, vết bỏng, vết thương sưng tấy, thấp khớp. Vỏ của cây chành rành có khả năng làm hạ sốt.
Lấy lá tươi và khô giã nát để đắp lên vết thương còn sưng tấy, từ đó có thể làm chín các mụn nhọt, vết lở loét. Cây chành rành được sản xuất thành nhiều loại thuốc giảm đau, thuốc chống co thắt, chống viêm, kháng virus, thuốc trị rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp, vết thương hoặc các bệnh ngoài da.
Có thể bạn chưa biết, ở Indonesia người dân sử dụng bột gỗ của cây chành rành hòa với nước để trị đầy hơi. Ở Philippines, người dân sử dụng vỏ của cây chành rành sắc với nước để trị các vết loét đơn thuần hoặc eczema ướt. Ở Ấn độ, cây chành rành ngoài tác dụng làm hạ nhiệt còn được sử dụng để điều trị bệnh gút, thấp khớp. Ở Papua New Guinea, người ta sử dụng lá và cỏ cây chành rành sắc với nước uống để chống tiêu chảy, lỵ.
Trong ngành y học cổ truyền người ta chỉ ra rằng lá của cây chanh dành nhai lấy bã đắp lên vết thương có thể loại bỏ độc do cá đuối đuôi mảnh cắn.
Đối với mụn nhọt hoặc áp xe có thể lấy lá cây chành rành sắc lấy nước, sau đó tắm vào băng gạc để đắp lên vùng cần điều trị. Người dân ở vùng Vân Nam Trung Quốc còn tận dụng hoa, lá, gốc của cây chành rành để chữa viêm họng, lở ngứa ngoài da, ho gà, mụn nhọt, chàm lở, mẩn mụn, mày đay.
3. Một số bài thuốc cây chành rành
- Đối với các trường hợp bí tiểu, tiểu buốt rát: Sử dụng lá cây tươi với khối lượng từ 30 đến 60g, sắc lấy nước pha uống cùng mật ong.
- Bệnh vai sưng mạn tính: chuẩn bị nguyên liệu gồm 60-90 lá cây chành rành tươi, 4-5 con dế dũi, 30g đậu xị, cơm nguội vừa đủ. Trộn đều các nguyên liệu vừa chuẩn bị giã nhuyễn, sau đó đắp bó khớp vai.
- Mụn nhọt: bạn chỉ cần lấy lá cây chành rành giã nát đắp tại chỗ.
- U nhọt vùng âm hộ hoặc dưới háng: chuẩn bị lá niệt gió tươi lá và lá cây chành rành tươi với khối lượng bằng nhau, thêm một lượng vừa đủ cơm nguội, đường đỏ. Sau đó trộn đều giã nhuyễn để đắp.
- Các vết bỏng do lửa: sử dụng bột của cây chành rành hòa với mật ong để đắp lên vết bỏng.
- Chữa trị các trường hợp nhức răng: Sử dụng rễ cây chành rành tươi để sắc uống. Mỗi lần sắc dùng 30-60g rễ cây.
Mọi bộ phận của cây chành rành đều được tận dụng trong các bài thuốc y học cổ truyền. Ngoài tác dụng về y học cây chành rành còn được sử dụng để làm thành các vật dụng phục vụ đời sống hàng ngày.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.