Cây thùn mũn có tác dụng gì?

Cây thùn mũn có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây thùn mũn có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây thùn mũn là một loại cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao khoảng 1-2m. Thân cây có màu tía tím và thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn nhìn như hơi mốc. Chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức nào về cây thùn mũn trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, người dân thường sử dụng làm thuốc chữa giun sán, không có hiện tượng độc mà chỉ hơi say. Vậy cây thùn mũn có tác dụng gì?

1. Cây thùn mũn là cây gì?

Cây thùn mũn hay còn được gọi là cây chua meo được người dân vùng Lạng Giang, Bắc Giang gọi, hoặc cây phi từ, cây chua ngút- vốn vén, xớm mun hay tấm cùi. Tên khoa học của cây thùn mũn đó là Embelia ribes Burm, thuộc họ đơn nem Myrsinaceae.

Cây thùn mũn là một loại cây mọc hoang ở các đồi thành rừng bụi cao chừng khoảng 1-2 mét. Thân cây có màu tía tím hoặc thỉnh thoảng có cành màu đỏ tươi hơn và trông như hơi mốc. Có vạch dọc rất rõ và bì khổng nhỏ như hạt kê. Lá cây thùn mũn mọc so le nhau, dài khoảng 4,5-5 cm và rộng 1,5-2 cm có hình lưỡi mác, mặt dưới của lá màu nhạt hơn. Phiến lá ở phía cuống hẹp nhọn, cuống ngắn 5-6 mm. Quả cây thùn mũn được hái về khi chín, làm sạch vỏ và phơi khô, khi dùng tán nhỏ. Vị của quả thùn mũn lúc đầu ngọt sau đó hơi chua và tê tê.

cây thùn mũn
Người dân thường sử dụng cây thùn mũn làm thuốc chữa giun sán

2. Tác dụng của cây thùn mũn

Quả thùn mũn có chứa các thành phần hóa học như tanin, tinh dầu và acid embelic hay còn được gọi là embelin hay embelon dihydroxy 2- 5- lauryl 3-benzo quinon 1-4, là một chất có cấu tạo quinonic. Cây thùn mũn để làm gì? Cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức về công dụng của cây thùn mũn. Tuy nhiên, người dân thường sử dụng làm thuốc chữa giun sán và người bệnh không có hiện tượng độc mà chỉ hơi say.

Nhân dân lấy hạt thùn mũn trị giun đũa, sán xơ mít và giun kim. Trước khi dùng hạt thùn mũn thì cần phải nhịn ăn từ tối hôm trước và sáng sớm hôm sau uống 5 gram bột trộn với đường hoặc mật. Trẻ con uống với liều lượng khoảng từ 2-2,5 gram.

Tóm lại, cây thùn mũn là một loại cây mọc hoang ở các đồi thành từng bụi cao khoảng 1-2m. Thân cây có màu tía tím và thỉnh thoảng có cành đỏ tươi hơn nhìn như hơi mốc. Chưa có tài liệu nghiên cứu chính thức nào về cây thùn mũn trong điều trị bệnh. Tuy nhiên, người dân thường sử dụng làm thuốc chữa giun sán, giun đũa,giun kim và sán xơ mít, khi uống không có hiện tượng độc mà chỉ hơi say. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có sự tư vấn của bác sĩ, lương y có chuyên môn y học cổ truyền.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.