Cây tơ mành có tác dụng gì?

Cây tơ mành có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây tơ mành có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây tơ mành là dược liệu quý, dạng cây nhỏ, mọc thành bụi ở vùng rừng núi một số tỉnh miền Bắc nước ta. Vậy cây tơ mành có tác dụng gì?

1. Mô tả cây tơ mành

Cây tơ mành có tên khoa học là Hiptage sp, thuộc họ Malpighiaceae. Một số tên gọi khác của cây tơ mành như dây chỉ, Mạng nhện.

Đây là loại cây nhỏ, mọc thành bụi. Cành màu xám, có lông mịn. Lá mọc đối, chóp có đuôi, cả hai mặt đều có lông, gân phụ 5-6 cặp, cuống dài khoảng 9mm. Cụm hoa mọc ở nách lá, có lông trắng. Quả có 3 cánh mỏng, màu vàng nhạt, cánh giữa thường dài hơn. Thân và lá cây tơ mành khi bẻ ra có những sợi nhỏ như sợi chỉ.

Cây tơ mành ra hoa quả vào tháng 9-11.

Bộ phận dùng: Thân, cành và lá

Nơi sống và thu hái: Dây tơ mành thuộc dạng cây bụi, mọc phổ biến ở một số tỉnh miền núi phía Bắc từ Nghệ An trở ra, thường gặp mọc hoang ở rừng núi, ở ven rừng, rừng thứ sinh và đôi khi thấy ở các bờ nương rẫy. Thân lá cây tơ mành có thể thu hái quanh năm, thường dùng tươi hay phơi khô.

Cây tơ mành
Lá cây tơ mành khi bẻ ra có những sợi nhỏ như sợi chỉ

2. Cây tơ mành có tác dụng gì?

Theo Đông y: Tơ mành có vị chát, hơi đắng, tính ôn, quy vào kinh Thận. Tác dụng ôn thận ích khí, sáp tinh chỉ di, được dùng trong chữa thận hư, di tinh, tiểu nhiều lần, mồ hôi trộm, phong thấp đau nhức.

Ở nước ta, người dân thường dùng lá tơ mành tươi, giã nát để đắp lên vết thương. Tại Ấn Độ, người ta dùng lá tơ mành tươi làm thuốc dùng ngoài chữa những bệnh ngoài da.

Một số bài thuốc từ cây tơ mành như:

  • Chữa di tinh, cơ thể suy kiệt, ra nhiều mồ hôi, đái rắt, thấp khớp: Lá và thân cây tơ mành sắc nước uống
  • Thuốc bó gãy xương: Cành non và lá tơ mành, lá dâu tằm, tất cả giã nát, xào nóng, đắp vào chỗ xương rạn hoặc gãy, sau đó băng lại.
  • Cầm máu vết thương, sâu quảng: Lá tơ mành, lá quyển bá, rửa sạch, giã nát, đắp vào vết thương, băng lại.
  • Chữa lở loét ngoài da: Lá dây tơ mành, lá bạc thau, lá xuyên tiêu, lá trầu không, lá thuốc lào. Tất cả đem rửa sạch, giã nát, xào nóng rồi đắp vào vết loét ngày 1 lần.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.