Thảo dược tốt cho người huyết áp thấp

Thảo dược tốt cho người huyết áp thấp

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Thảo dược tốt cho người huyết áp thấpcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Huyết áp thấp theo Y Học Cổ Truyền thuộc chứng huyễn vựng, bệnh lý xảy ra do nguyên nhân khí huyết hư làm não bộ không được cung cấp đủ các dưỡng chất và gây nên triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, váng đầu, tay chân yếu, sắc mặt nhợt nhạt, mạch vô lực… Hiện nay, điều trị huyết áp thấp từ các loại thảo dược tự nhiên được xem là hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ đối với người bệnh.

1. Bệnh học huyết áp thấp

Người bệnh được chẩn đoán huyết áp thấp khi mức huyết áp từ 90/60mmHg trở xuống. Trong Y Học Cổ Truyền, huyết áp thấp xảy ra do nguyên nhân khí huyết hư làm não bộ không được cung cấp đủ các dưỡng chất và gây nên triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, váng đầu, tay chân yếu…

Người bệnh huyết áp thấp có nhược điểm là mạch máu quá giòn yếu, khó co bóp tự nhiên và sự lưu thông của huyết dịch tương đối chậm nên khó xâm nhập vào mạch máu, dẫn đến triệu chứng chân tay lạnh, ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan nội tạng. Người bệnh thường xuyên ở trong tình trạng thiếu oxy, ảnh hưởng đến công năng não và tim.

Huyết áp thấp nguyên phát tư thế thẳng đứng có thể đi kèm với triệu chứng liệt dương, tiểu tiện không tự chủ và có thể dẫn đến triệu chứng sụp mi mắt, nói khó, đi không vững, tê dại, chân tay run… Trong trường hợp huyết áp thấp nặng xảy ra, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh, sắc mặt trắng bệnh, buồn nôn, mạch tế huyền sác…

thảo dược tốt cho người huyết áp thấp
Thảo dược tốt cho người huyết áp thấp được nhiều người quan tâm

2. Điều trị huyết áp thấp theo Đông y

Các bài thuốc Đông y chữa huyết áp thấp sử dụng thảo dược từ thiên nhiên được chứng minh công dụng hiệu quả, an toàn và ít tác dụng phụ đối với người bệnh. Một số bài thuốc chữa huyết áp thấp trong đông y có thể kể đến như sau:

  • Bài thuốc trà quế cam: Sử dụng 8g quế chi, 8g cam thảo, 3g quế tâm đem hãm với nước sôi uống mỗi ngày. Người bệnh nên duy trì sử dụng bài thuốc trong 50 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao;
  • Bài thuốc quế chi cam phụ thang: Sử dụng 15g mỗi loại thảo dược gồm cam thảo, quế chi và xuyên phụ tử. Hỗn hợp dược liệu đem hãm với nước sôi dùng uống thay trà mỗi ngày;
  • Bài thuốc táo đỏ sen gừng: Sử dụng các thảo dược tốt cho người huyết áp thấp gồm 10g táo đỏ, 30g hạt sen, 6 lát gừng tươi đem sắc uống 2 lần mỗi ngày;
  • Bài thuốc ngũ vị tử và quế: Sử dụng 25g ngũ vị tử, 15g quế chi, 15g nhục quế và 15g cam thảo. Đem sắc hỗn hợp dược liệu và dùng nước uống 2 – 3 lần mỗi ngày, thời gian sử dụng bài thuốc nên từ 3 – 7 ngày để đạt hiệu quả điều trị cao nhất. Khi huyết áp ổn định lại bình thường, người bệnh nên uống tiếp một đợt từ 3 – 6 ngày nữa;
  • Bài thuốc sắc theo thang: Sử dụng 6g chích cam thảo, 12g thục địa, 12g bạch truật, 8g xuyên khung, 12g đương quy, 12g đẳng sâm, 12g phục linh, 16g hoàng kỳ và 12g bạch thược. Sắc hỗn hợp dược liệu với nước và dùng uống mỗi ngày 1 thang;
  • Bài thuốc từ bột tử hà và nhân sâm: Dùng 25g dược liệu nhân sâm đã được tán thành bột và 50g bột tử hà sa. Hỗn hợp dược liệu đem trộn với mật ong, uống mỗi lần 3 – 5g và dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và trưa;
  • Bài thuốc từ đẳng sâm và mạch môn: Dùng 15g đẳng sâm, 9g mạch môn, 5g ngũ vị tử, 2 – 4g nhục quế, 30g phù tiểu mạch, 9g chích cam thảo và 5 quả táo. Hỗn hợp dược liệu đem sắc uống mỗi ngày một thang, chia làm 2 lần uống;
  • Bài thuốc trứng luộc gừng: Sử dụng 1 quả trứng gà tươi, 1 nhánh gừng tươi đem rửa sạch và thái thành lát, bỏ vào nồi và cho thêm 1 cốc nước lã, sắc hỗn hợp đến khi cạn còn 1/3 cốc thì đập trứng vào và khuấy đều, đun thêm khoảng 2 phút. Dùng như món ăn ngày 1 lần, trong thời gian 5 ngày liên tiếp;

Gà hầm nhân sâm và hoàng kỳ: Nhân sâm và hoàng kỳ là những loại thảo dược tốt cho người huyết áp thấp. Sử dụng 10g nhân sâm và 30g hoàng kỳ, 15g ngũ vị tử đem hầm với gà. Gà được làm thịt và chặt thành miếng, các vị thuốc bỏ vào túi vải buộc kín miệng. Cho tất cả vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ và hầm lửa nhỏ đến khi thật nhừ, thêm gia vị và bỏ bã thuốc, dùng làm canh ăn;

thảo dược tốt cho người huyết áp thấp
Nhân sâm là loại thảo dược tốt cho người huyết áp thấp

3. Chế độ ăn giúp ngăn ngừa huyết áp thấp

Bên cạnh việc sử dụng các bài thuốc đông y chữa huyết áp thấp, xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, khoa học và chế độ sinh hoạt điều độ cũng đóng vai trò quan trọng giúp ngăn ngừa huyết áp thấp. Một số nguyên tắc giúp phòng ngừa nguy cơ huyết áp thấp như sau:

  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày: Người mắc huyết áp thấp thường có triệu chứng mệt mỏi, chảy mồ hôi, buồn nôn và nôn. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mất nước. Vì vậy, bạn cần bổ sung nhiều nước mỗi ngày để giúp cơ thể khỏe mạnh;
  • Thực hiện chế độ ăn low – carb: Chế độ ăn ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm giàu đạm như cá, thịt, sữa, trứng… và hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột, đường trong khẩu phần ăn. Thức ăn giàu protein giúp bạn no lâu và giữ huyết áp trong cơ thể ở mức ổn định;
  • Hạn chế uống rượu bia: Rượu bia và các chất kích thích làm tăng tình trạng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn và làm nặng thêm các triệu chứng của huyết áp thấp. Vì vậy, hạn chế uống rượu bia là một trong những biện pháp phòng ngừa hạ huyết áp hiệu quả;
  • Xây dựng lối sống lành mạnh và tích cực như ngủ sớm và ngủ đủ giấc, tránh thay đổi tư thế một cách đột ngột, luyện tập thể dục đều đặn và vừa sức mỗi ngày, không nằm quá lâu hoặc ngồi quá lâu tại bàn làm việc…

Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc đông y bào chế từ thảo dược tự nhiên mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh huyết áp thấp. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.