Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đông y chữa viêm phế quảncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Viêm phế quản thường xuất hiện khi thời tiết giao mùa và có thể xảy ra bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là ở trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Tình trạng khó thở, ho dai dẳng, tức ngực là triệu chứng điển hình nhất của viêm phế quản. Từ xưa đã có nhiều bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản, cho đến ngày nay vẫn được áp dụng bởi đơn giản, tự nhiên, hiệu quả cao và đặc biệt an toàn cho người sử dụng.
1. Viêm phế quản là gì?
Viêm phế quản là một bệnh liên quan tới đường hô hấp. Khi lớp niêm mạc của đường thở trong phổi bị viêm nhiễm sẽ gây ra bệnh viêm phế quản. Vì vậy thời tiết giao mùa, đặc biệt tiết trời lạnh và ẩm ướt vào mùa xuân của Việt Nam là thời điểm các bệnh lý liên quan tới đường hô hấp phát triển mạnh, trong đó có viêm phế quản.
Các triệu chứng phổ biến khi bị viêm phế quản bao gồm:
- Ho dai dẳng
- Khó thở
- Thở khò khè
- Tức ngực, khó chịu vùng quanh ngực
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, viêm phế quản sẽ gây ra nhiều biến chứng. đặc biệt với người cao tuổi và trẻ nhỏ – đối tượng sức đề kháng yếu.
2. Các bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản
Khi cơ thể bị mắc viêm phế quản, phế khí sẽ bị ngưng trệ, gây ra ho khan, có đờm, ngứa họng,… Vì vậy, cần bổ tỳ, bổ phế, bổ can thận,… để cơ thể dần ổn định, thích nghi với khí hậu, môi trường từ bên ngoài. Sau đây là một số bài thuốc Đông y chữa viêm phế quản:
Với viêm phế quản cấp tính: Thường xảy ra do phong hàn, phong nhiệt và khí táo.
- Do phong hàn
- Triệu chứng: Ho, đờm lỏng, màu trong, dễ dàng khạc, tắc mũi, chảy nước mũi trong, khàn tiếng. Nhức đầu, sốt cao, ê ẩm người, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Phương pháp điều trị: Bài thuốc Hạnh tô tán gia giảm:
- Nguyên liệu: Hạnh nhân 12g, tô diệp 10g, trần bì 8g, chỉ xác 8g, tiền hồ 12g, cát cánh 10g, bán hạ chế 8g, cam thảo 4g, sinh khương 3 lát, phục linh 16g. Toàn bộ nguyên liệu trên sắc nước đun, uống 1 ngày 1 thang, mỗi thang chia ra uống 2 lần sáng/ chiều.
- Thể khí táo
- Triệu chứng: Ho khan, ít đờm, họng, mũi, lưỡi khô. Sốt cao, đau họng, đôi khi ho có lẫn đờm, tia máu. Rêu lưỡi có màu vàng, đầu lưỡi đỏ, mạch phù sác.
- Phương pháp điều trị: Nhuận táo dưỡng phế. Nếu là ôn táo: Sơ phong thanh nhiệt, còn là lương táo: Sơ tán phong hàn.
- Bài thuốc: Tang bạch thang gia giảm.
- Nguyên liệu: Tang diệp 12g, hạnh nhân 12g, sa sâm 2g, xuyên bối mẫu 6g, đậu xị 12g, chi tử 8g, cát cánh 10g, tiền hồ 12g, cam thảo 6g. Toàn bộ nguyên liệu trên sắc lấy nước uống ngày 1 thang, mỗi thang chia ra uống 2 lần sáng/ chiều.
Viêm phế quản mạn tính: Đợt cấp của viêm phế quản mãn tính thường được chữa như viêm phế quản cấp. Nếu không trong đợt cấp thì viêm phế quản mạn tính thường phân chia thành 2 thể lâm sàng:
- Thể đàm thấp
- Triệu chứng: Ho và khạc đờm nhiều, đờm màu trắng, dính, lỏng hoặc đặc thành từng cục. Ngực, bụng có cảm giác đầy hơi, tức ngực, ăn kém, mỏi mệt. Rêu lưỡi trắng nhờn.
- Phương pháp điều trị: Kiện vận tỳ vị, táo thấp hóa đàm.
- Nguyên liệu: Đẳng sâm 12g, bạch truật 16g, phục linh 16g, cam thảo 4g, trần bì 8g, bán hạ chế 10g, thương truật 12g, hậu phác 12g, sinh khương 3 lát, đại táo 3 quả, ngưu bàng tử 12g, hạnh nhân 12g, ý dĩ 16g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần sáng/ chiều.
- Thể thủy ẩm (hàn ẩm):
- Đây là thể thường gặp ở người bệnh bị viêm phế quản mạn tính kèm theo triệu chứng bị giãn phế nang ở người cao tuổi, suy giảm chức năng hô hấp.
- Triệu chứng: Ho kéo dài, hay bị tái phát, khó thở. Tình trạng ho tăng lên khi thời tiết trở lạnh, đờm lỏng, màu trắng, ho nhiều hơn khi vận động. Kiểm tra rêu lưỡi trắng trơn, mạch tế nhược.
- Phương pháp điều trị: Bài thuốc Tiểu thanh long thang gia giảm
- Nguyên liệu: Ma hoàng 6 – 8g, quế chi 8g, tế tân 4 – 6g, can khương 6g, bán hạ chế 12g, ngũ vị tử 6 – 8g, bạch thược 12g cam thảo 6g. Sắc uống ngày 1 thang, mỗi thang chia thành 2 lần uống, sáng và chiều.
Sử dụng mật ong
Ngoài ra, mật ong cũng là bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu qua cũng rất cao, sử dụng trong chữa chứng ho mạn tính.
Cách thực hiện: Lấy 1 quả chanh ngâm nước nóng trong khoảng 10 phút, sau đó bổ ra, vắt lấy nước cốt, hòa với mật ong, khuấy đều cùng nước nóng, chia uống vài lần trong ngày.
Theo Đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, vào 5 kinh tâm, tỳ, phế, vị và đại tràng, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận táo, vì vậy đây là nguyên liệu thường được dùng để trị ho, đau bụng, đại tiện bí kết, khó đẻ, bỏng, lở loét ngoài da, đồng thời cũng được sử dụng để làm thuốc bồi bổ cơ thể và bào chế thuốc hoàn.
Trên đây là một số bài thuốc Đông Y chữa viêm phế quản phổ biến, có tính hiệu quả cao. Tuy nhiên do các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, an toàn cao nên người bệnh cần thực hiện theo đúng hướng dẫn, áp dụng thường xuyên và kiên trì trong thời gian dài để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra cần chú ý trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày hợp lý để cơ thể nhanh khỏe lại, đồng thời ngăn được nguy cơ tái phát viêm phế quản cho bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.