Bấm huyệt chữa đau đầu có hiệu quả không?

Bấm huyệt chữa đau đầu có hiệu quả không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bấm huyệt chữa đau đầu có hiệu quả không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Bùi Xuân Lực – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông.

Bấm huyệt chữa đau đầu được xem như là một dạng thuốc bổ sung hoặc thay thế. Phương cách này tuân theo các nguyên tắc cơ bản giống như châm cứu. Với tác động kích thích các điểm áp lực dọc theo các đường năng lượng chạy qua cơ thể, bấm huyệt trị đau đầu là một phương pháp điều trị hiệu quả, cải thiện những cơn đau nhức hàng ngày.

1. Bấm huyệt chữa đau đầu như thế nào?

Đau nhức đầu là một trải nghiệm phổ biến. Nhiều loại thuốc giảm đau ra đời để giúp người bệnh cải thiện cảm giác khó chịu nhưng không phải lúc nào cũng đạt hiệu quả, thậm chí một số trường hợp còn mắc phải tác dụng phụ của thuốc giảm đau. Chính vì thế, Y Học Cổ Truyền với phương pháp bấm huyệt đau đầu đã khẳng định rằng việc kích hoạt các huyệt đạo sau đây có thể giúp giảm đau đầu một cách an toàn hơn so với việc dùng thuốc:

  • Điểm giữa hai mắt – Huyệt ấn đường: Vị trí này được xem như điểm nhãn áp thứ ba, nằm giữa hai lông mày. Kích thích điểm nhãn áp thứ ba bằng cách ấn liên tục hoặc xoa bóp nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
  • Điểm đầu chân mày – Huyệt toản trúc: Hai điểm day ấn này có vị trí ở đầu mỗi đường lông mày, nơi sống mũi tiếp xúc với xương chân mày. Dùng cả hai ngón trỏ của hai tay, cùng lúc ấn đều hai bên. Ngoài ra, cũng có thể kích thích từng điểm một, xen kẽ giữa các bên.
  • Điểm gáy – Huyệt thiên trụ: Các điểm bấm huyệt chữa đau đầu này nằm trong không gian rỗng ở hai bên cột sống, ngay bên dưới đáy hộp sọ. Ấn mạnh bằng lực tạo ra cùng lúc với ngón thứ 2 và thứ 3 của cả hai tay. Một cách khác là đan các ngón tay vào sau đầu và ấn các ngón tay cái vào các khoảng rỗng ở đáy hộp sọ. Hơn nữa, khi xoa bóp các điểm này cũng có thể giúp giảm đau cổ.
  • Điểm trên vai – Huyệt kiên tỉnh: Điểm áp lực ở vai nằm khoảng nửa giữa khớp vai và gốc cổ. Dùng ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay đối diện để ấn mạnh nhưng nhẹ nhàng vào điểm trên vai bên kia. Tiếp tục với đổi bên. Khi kích hoạt điểm tì đè ở vai có thể giúp giảm căng cứng hoặc căng cơ ở vai và cổ. Thông qua đó, bấm huyệt đau đầu còn có thể giúp giảm đau do căng thẳng.
  • Điểm gốc ngón tay cái – Huyệt hợp cốc: Điểm này nằm trên vùng da lỏng lẻo giữa ngón cái và ngón trỏ. Day ấn tại đây giữa ngón cái và ngón trỏ của bàn tay đối diện bằng cách cố định ngón trỏ và day với ngón cái. Lặp lại quá trình này với tay ngược lại.
  • Điểm giữa đỉnh đầu – Huyệt bách hội: Là huyệt nắm vai trò quan trọng trên hệ thống các huyệt vị con người, giúp giải tỏa căng thẳng, mệt mỏi, điều chỉnh dương khí.
  • Điểm thái dương: Huyệt nằm ở 2 bên thái dương, cuối chân mày

2. Hiệu quả của bấm huyệt trị đau đầu như thế nào?

Cho đến nay, số lượng các nghiên cứu khoa học về hiệu quả của phương cách bấm huyệt chữa đau đầu còn hạn chế. Trong số các nghiên cứu đã thực hiện, hầu hết sử dụng cỡ mẫu nhỏ và thiếu các biện pháp kiểm soát đầy đủ.

Tuy nhiên, một nhóm nghiên cứu khoa học lớn hơn đã tập trung vào tác dụng của liệu pháp xoa bóp và bấm huyệt để điều trị các triệu chứng đau và nhức đầu. Cả hai loại liệu pháp này đều liên quan đến việc kích thích các điểm kích hoạt cơ thể. Đây là những khu vực rất nhạy cảm trong cơ xương có thể góp phần gây ra chứng đau đầu do căng thẳng.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211126_074137_286626_bam-huyet-tri-dau-d.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]bấm huyệt trị đau đầu
Bấm huyệt trị đau đầu là một phương pháp còn hạn chế trong y học

3. Bấm huyệt trị đau đầu do căng thẳng

Một nghiên cứu nhỏ vào năm 2015 trong hơn 6 tuần, một số người tham gia được trị liệu xoa bóp, bấm huyệt và những người khác được trị liệu bằng giả dược. Những người tham gia từ cả hai nhóm đã báo cáo giảm tần suất đau đầu do căng thẳng. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai nhóm là không chắc chắn. Dù vậy, nghiên cứu cũng cho thấy liệu pháp xoa bóp có thể giúp giảm đau nhức đầu do căng thẳng dưới góc độ chủ quan.

Một nghiên cứu năm 2017 đã thực hiện trên các bệnh nhân mắc chứng rối loạn cơ xương có thể gây đau cơ, đau nhức và căng thẳng. Các nhà nghiên cứu chia những người tham gia thành ba nhóm: những người được điều trị bằng xoa bóp, bấm huyệt, những người được điều trị bằng giả dược và những người không được điều trị. Những người trong nhóm mát-xa trị liệu được thực hiện hai lần 45 phút mỗi tuần trong vòng 6 tuần. Những người tham gia vào nhóm xoa bóp, bấm huyệt đã cho thấy mức độ chịu đau tăng lên đáng kể tại các điểm kích hoạt cơ thần kinh. Những người tham gia trong hai nhóm còn lại không cho thấy phản hồi này. Nghiên cứu kết luận rằng liệu pháp day ấn có thể hữu ích trong việc giảm đau cơ và đau đầu liên quan.

4. Bấm huyệt chữa đau nửa đầu

Các phát hiện của một nghiên cứu năm 2019 chỉ ra rằng tự bấm huyệt có tác dụng làm giảm mệt mỏi ở những người bị chứng đau nửa đầu. Tình trạng này có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống của người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày và thậm chí tăng tần suất xảy ra các cơn đau đầu trong tương lai.

4.1 Các mẹo để bấm huyệt đau đầu hiệu quả

Những người muốn sử dụng kỹ thuật bấm huyệt trị đau đầu có thể đạt được hiệu quả hơn nếu:

  • Ngồi hoặc nằm trong tư thế thoải mái và thư giãn khi thực hiện bấm huyệt đau đầu
  • Tạo một lực ấn mạnh và nhất quán khi kích hoạt các điểm bấm huyệt
  • Tập thở sâu để giúp thư giãn cơ thể tối đa
  • Ngừng điều trị nếu cơn đau mới khởi phát hoặc các triệu chứng tồi tệ hơn xảy ra

4.2 Ai không nên bấm huyệt trị đau đầu?

Mặc dù bấm huyệt trị đau đầu là một cách tương đối an toàn để giảm đau và thường có thể được sử dụng nhiều lần trong ngày mà không gây hại gì, người bệnh vẫn nên cẩn thận khi thực hiện.

Theo đó, tránh bấm huyệt lên bất kỳ khu vực nào đang bị bỏng, nhiễm trùng, bệnh da truyền nhiễm hoặc ung thư đang hoạt động.

Phụ nữ mang thai nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt trị đau đầu vì một số huyệt được cho là có thể gây ra các cơn co thắt tử cung. Những người bị bệnh khớp như viêm khớp dạng thấp cũng nên tham vấn với các chuyên gia Y Học Cổ Truyền trước khi thử bấm huyệt tại nhà.

Tóm lại, bấm huyệt chữa đau đầu là một phương pháp giảm đau tự nhiên, dễ dàng và tương đối an toàn mặc dù đây không phải là phương pháp điều trị chính cho bất kỳ tình trạng đau đầu nghiêm trọng nào, bao gồm cả chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, bấm huyệt đau đầu có thể là một phương pháp điều trị bổ sung an toàn và hiệu quả cho những người bị đau đầu tái phát giúp cải thiện triệu chứng và hạn chế các tác dụng phụ khi dùng thuốc giảm đau.

[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211126_073938_321740_bam-huyet-chua-dau-.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]Người bệnh muốn bấm huyệt chữa đau đầu nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa
Người bệnh muốn bấm huyệt chữa đau đầu nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.