Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây hành biển có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Theo nghiên cứu thực nghiệm, chiết xuất từ cây hành biển có tác dụng trợ tim, lợi tiểu, long đờm, tiêu viêm,… Y Học Cổ Truyền cũng ứng dụng loại thảo dược này trong điều trị một số bệnh lý khác nhau.
1. Đặc điểm cây hành biển
Hành biển là cây gì? Hành biển có tên khoa học là Urginea maritima (L.) Bak, Scilla maritima L. hoặc Drimia maritima (L.) Stearn, thuộc họ lan dạ hương (Hyacinthaceae). Đây là một loại củ lâu năm, không có mùi thơm (ngay cả khi ra hoa). Củ hành biển có hình chóp, có nhiều lớp áo bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời. Các củ sẽ tách đôi từ đỉnh, đường kính mỗi củ khoảng 12 – 20cm, nặng khoảng 2 – 3,5kg.
Lá cây rộng, mộc thẳng, hơi mọng nước, màu xanh đậm, tán cao khoảng 60 – 90cm. Hoa màu xanh nhạt, có thể dài tới 35cm, rộng khoảng 10cm. Hoa mọc vào khoảng tháng 8 – tháng 9, cụm hoa gồm những bông hoa nhỏ hình sao, màu trắng. Cây ít rễ nhưng có hệ thống rễ khá rộng và mọng nước.
Dựa trên màu sắc vẩy lá, hành biển được chia thành 2 loại là màu trắng và đỏ tím. Chúng có tác dụng như nhau.
Hành biển mọc hoang ở những bãi biển vùng Địa Trung Hải và các nước Bắc Phi. Từ năm 1958, cây hành biển được di thực về Việt Nam. Có thể trồng cây bằng hạt hoặc củ non. Cây được trồng ở trong đất xốp với khả năng thoát nước tốt. Hành biển được thu hái vào mùa thu (sau khi cây ra hoa).
Sau khi thu hái, lớp vỏ ngoài mỏng khô của cây hành biển được loại bỏ, chỉ giữ lại các vảy giữa. Lớp vảy này được cắt ngang thành từng dải nhỏ, đem đi phơi nắng hoặc sấy khô, dùng làm dược liệu. Khi phơi, vì vảy của cây chứa nhiều chất nhầy nên khó phơi khô, dễ bị mốc. Vì vậy, có thể sấy ở điều kiện nhiệt độ 60°C thay vì phơi khô. Ngoài ra, bạn có thể hấp hành biển ở nhiệt độ 105 – 110°C trong 5 phút rồi phơi khô hoặc sấy để bảo quản dược liệu tốt hơn.
2. Tác dụng dược lý của cây hành biển
Cây hành biển có chứa các hợp chất gồm: Glucoscillaren A, scillaren A, proscillaridin A, scilliglaucoside và scilliphaeoside. Ngoài ra, cây còn chứa các flavonoid, phytosterol, stigmasterol và oxalat calcium.
Cây hành biển có vị ngọt và hắc đắng, tính mát, không mùi và có độc. Tác dụng dược lý của cây như sau:
- Gây sung huyết: Cây hành biển có thể làm đỏ da hoặc gây phỏng da, kích ứng mạnh trên niêm mạc. Các nhà khoa học cho biết các tinh thể oxalat canxi hình kim trong loại dược thảo này là nguyên nhân chính gây ra các phản ứng kể trên. Tuy nhiên, khi học hết các tinh thể đó thì phản ứng gây sung huyết vẫn tồn tại.
- Tác dụng trên tim mạch: Hành biển có thể làm chậm mạch, tăng huyết áp. Với liều độc cây có thể gây tim đập nhanh, loạn nhịp tim, ngừng tâm thu.
- Thông tiểu: Hành biển có tác dụng chọn lọc trên biểu mô thận, tăng thể tích nước tiểu và tăng lượng ure bài tiết.
- Tác dụng trên bài tiết: Tăng tiết dịch phế quản và mồ hôi.
3. Ứng dụng thực tiễn của cây hành biển
Cây hành biển được dùng làm thuốc từ thời cổ đại, điều trị bệnh vàng da, hen suyễn, co giật. Công dụng chinh trong y học của nó là điều trị chứng phù nề nhờ đặc tính lợi tiểu. Ngoài ra, cây còn được dùng làm thuốc long đờm và nhuận tràng.
Hành biển được dùng làm thuốc thông tiểu cho những bệnh nhân bị viêm thận, bí tiểu. Trong trường hợp khí phế thũng, cây giúp điều trị ho gà, viêm phế quản, hỗ trợ long đờm.
Vì cây hành biển rất đắng nên hầu hết các loài động vật đều không ăn, trừ chuột. Sau đó, chúng chết vì độc tính của Scilliroside. Vì vậy, con người đã tận dụng cây hành biển như một loại thuốc diệt chuột. Ngoài ra, loại cây này cũng được nghiên cứu để tiêu diệt các loại sâu gây hại như bọ phấn đỏ (hành biển đỏ có hiệu quả cao hơn hành biển trắng).
4. Lưu ý khi dùng cây hành biển
Một số lưu ý khi sử dụng cây hành biển gồm:
- Liều dùng điều trị long đờm và lợi tiểu: 0,1 – 0,3g hành biển mỗi ngày, tối đa 0,25g/lần, tối đa 1g trong vòng 24 giờ;
- Liều dùng với hoạt chất scilaren tách riêng (có tác dụng ổn định hơn): 0,0005 – 0,002g/ngày dùng theo dạng viên, giọt hoặc tiêm;
- Không dùng hành biển cho người bị viêm thận hoặc viêm ruột;
- Toàn cây hành biển đều có độc. Chất độc của cây có thể gây viêm ống tiêu hóa, kích ứng dạ dày, nôn mửa, đi tiêu lỏng, nhức đầu, bí tiểu, thay đổi thị lực, nhầm lẫn, trầm cảm, ảo giác, nhịp tim bất thường, phát ban da,…;
- Nếu dùng hành biển quá liều hoặc sử dụng lâu ngày thì có thể gây ra triệu chứng vô niệu, tiểu ra máu, mạch nhanh và nhỏ, vật vã, thậm chí ngừng tim gây tử vong;
- Cây có tác dụng lợi tiểu, ảnh hưởng tới nhịp tim nên khi sử dụng cần thận trọng nếu bạn đang dùng các thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, digoxin, quinidin, corticosteroid;
- Không sử dụng vị thuốc hành biển khi đang mang thai hoặc cho con bú, phụ nữ đang trong kỳ hành kinh hoặc người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong cây thuốc này.
Tác dụng chủ yếu của cây hành biển là trợ tim, lợi tiểu. Tuy nhiên, cũng tồn tại một số tác dụng phụ đặc biệt nguy hiểm. Bởi vậy, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng vị thuốc này nếu chưa nhận được hướng dẫn chi tiết của bác sĩ Y Học Cổ Truyền. Khi có triệu chứng bất thường do sử dụng hành biển, bệnh nhân cần đến ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ thăm khám, điều trị kịp thời.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.