Củ dòm có tác dụng gì?

Củ dòm có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Củ dòm có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Củ dòm là dược liệu thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa một số chứng bệnh như phong tê thấp, nhức mỏi, đau bụng, ung nhọt cứng…. Để hiểu rõ hơn về củ dòm có tác dụng gì và các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau đây.

1. Thông tin về củ dòm

Củ dòm còn được gọi với một số tên gọi khác như củ gà ấp, Hán phòng kỷ, Phấn phòng kỷ, Phòng kỷ, Thạch thiềm thừ. Tên khoa học của củ dòm là Stephania Tetrandra S Moore, thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae).

Củ dòm là một cây dạng dây leo, sống nhiều năm, có phần rễ củ nằm ngang và mọc thầm ở bên dưới mặt đất. Củ hình thon, dài hơn củ bình vôi, hình dáng của củ dòm giống như tư thế gà mái đang ấp trứng nên còn được gọi là Củ gà ấp. Khi cắt ngang, thân của củ có màu vàng, ít xơ, đường kính có thể lên đến 6cm.

Thân Củ gà ấp mềm, mọc bò dưới đất và có thể có chiều dài từ 2,5 – 4 m. Vỏ thân có màu xanh xám nhạt và hơi đỏ ở phía dưới gốc. Lá thường phát triển so le, có hình khiên và dài khoảng 4 – 6cm, rộng 4,5 – 6cm. Gốc lá hình tim, mép lá nguyên, đầu lá nhọn, hai mặt có lông mềm mại. Toàn bộ mặt trên của lá đều có màu xanh lục, mặt dưới có màu xám tro, gốc lá có 5 gân.

Hoa của Củ gà ấp nhỏ, thường mọc thành tán đơn, khác gốc, hoa đực thường có 4 lá đài, 4 cánh hoa và 4 nhị, còn hoa cái có một lá noãn và có bao hoa nhỏ. Quả Phòng kỷ có hình cầu, hơi dẹt và khi chín có màu đỏ mọng.

Rễ cái (Củ dòm) được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh. Rễ có màu vàng, chắc, có vân ngang được xem là dược liệu có chất lượng tốt. Bên cạnh đó, rễ đen có chỗ bị loét, xốp và thái vỡ được cho là dược liệu xấu, kém chất lượng.

Củ dòm được tìm thấy mọc hoang tại tác vùng đồi núi thấp, rừng có rậm rạp của Trung Quốc như: tỉnh Triết Giang, An Huy, Giang Tây, Quảng Tây, Quảng Đông, Phúc Kiến. Loài cây này cũng được tìm thấy và phát hiện ở các khu rừng ở ven vùng biên giới với nước ta. Hiện tại, ở Việt Nam chưa thấy phát triển và di thực dược liệu này.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì củ dòm có chứa các thành phần chính bao gồm:

  • Alcaloid Tetrandrine
  • Cyclanoline
  • Fenchinoline
  • Dimetyl Tetradrine
  • Berbamine
  • Cyclanoline
  • Tetradine
  • Menisidine
  • Fanchinine
  • Menisine
  • Fangchinoline
  • Demethyltetradine

2. Củ dòm có tác dụng gì?

Theo nghiên cứu cho thấy củ dòm mang lại nhiều tác dụng cả trong y học cổ truyền và y học hiện đại, cụ thể như sau:

2.1. Theo y học cổ truyền

Củ dòm có tính bình, vị cay (theo Bản Kinh). Tính hàn, vị đặc biệt đắng (Y Học Khởi Nguyên). Tính hàn và có vị cay, đắng (theo Trung Dược Học). Theo Bản Thảo Tái Tân thì vị thuốc này quy vào kinh Tỳ, Thận, Can, còn theo Trung Dược Học thì vị thuốc củ dòm lại quy vào kinh Bàng quang, Tỳ, Thận.

Y học cổ truyền ghi nhận Củ dòm có tác dụng lợi thủy, phong thủy cước khí, thủy chủng, trừ phong, giảm sưng đau (theo Đông Dược Học Thiết Yếu) và chữa hàn thấp ứ trệ, phù do có biểu hiện nhiệt, phù do tỳ hư.

Vị thuốc dùng để chủ trị:

  • Trị phong thấp, khớp xương sưng nhức và nhọt lở.
  • Chữa đau lưng, đau đầu, đau bụng, phù thũng và sốt rét.
  • Chữa kiết lỵ, đại tiện ra máu, đau dạ dày và đau bụng kinh niên.

2.2. Theo y học hiện đại

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, Phấn phòng kỷ với các thành phần hóa học được nêu ở trên mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như:

  • Hạ huyết áp nhanh, làm giãn mạch vành và làm lượng tiêu hao oxy ở tim, từ đó giúp làm tăng lượng máu đến mạch vành và chống rối loạn nhịp tim.
  • Chống viêm, giảm đau.
  • Hỗ trợ chống dị ứng, chống choáng quá mẫn, giải nhiệt.
  • Ức chế trực khuẩn lỵ Shigella.
  • Có tác dụng đối với hệ thống hô hấp và hệ thống thần kinh trung ương. Một số thí nghiệm cho thấy có tác dụng hạ huyết áp, tăng nhu động ruột.

Trên đây là một số tác dụng củ dòm mà mọi người có thể tham khảo và nắm được để sử dụng đúng mục đích khi có nhu cầu nhằm mang lại hiệu quả.

3. Cách dùng – liều dùng

Về cách dùng thì Củ dòm có thể dùng ở dạng thuốc sắc hoặc tán thành bột và có thể dùng độc vị hay dùng kết với các vị thuốc khác.

Còn về liều dùng thì khuyến cáo của dược liệu này là mỗi ngày 6 – 10g. Còn nếu dùng ngoài da trị rắn cắn, mụn nhọt là từ 5 – 15g.

4. Bài thuốc chữa bệnh từ củ dòm

Theo kinh nghiệm dân gian, củ dòm thường được dùng trong các bài thuốc chữa trị một số chứng bệnh sau đây:

Bài thuốc chữa viêm khớp,viêm đa khớp, sưng đau xương khớp từ Củ gà ấp

  • Bài thuốc thứ nhất: Sử dụng Củ gà ấp và Tằm sa mỗi vị đều 10g, Uy linh tiên 12g và Kê huyết đằng 15g. Các vị thuốc làm thành 1 thang sắc uống 1 ngày 1 thang.
  • Bài thuốc thứ hai: Sử dụng Phòng kỷ và Ý dĩ nhân mỗi vị 15g, Ngưu tất và Mộc qua mỗi vị 9g. Đen các vị thuốc sắc uống khi còn nóng, mỗi ngày một thang.
  • Bài thuốc thứ ba: Sử dụng Củ dòm, Sinh khương, Bạch linh và Bạch truật mỗi vị 12g, Cam thảo 9g, Quế chi 3g và , Ô đầu 6h. Các vị thuốc làm thành 1 thang sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Chữa bí tiểu, phù thũng

  • Chuẩn bị: Phòng kỷ và Bạch truật mỗi vị 10g, Cam thảo (nướng) 5g, Hoàng kỳ (sống) 16g.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc với nhau dùng uống 1 thang/ngày.

Trị đau dây thần kinh

  • Sử dụng Phấn phòng kỷ 23g và Diphenhydraninum 25mg, chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày.

Bài thuốc Củ dòm chữa trị cơ bắp nhão, phù thũng, đau và tê chân tay, chóng mặt

  • Chuẩn bị: Củ dòm, Quế chi và Hoàng kỳ mỗi vị 2,4 – 3g, Phục linh 4 – 6g, Cam thảo 1,5 – 2g.
  • Thực hiện: Các vị thuốc làm thành một thang và mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Trị cước khí, phát sốt, sợ lạnh và chân sưng phù từ củ dòm

  • Chuẩn bị: Củ dòm, Sinh địa và Tê giác mỗi vị 8g, Bạch truật, Thương truật và Xuyên khung mỗi vị 6g, Binh lang và Cam thảo mỗi vị 4g.
  • Thực hiện: Sắc các vị thuốc với nhau và dùng uống 1 thang/ ngày.

Bài thuốc củ dòm giúp thanh nhiệt, lợi thủy, thông dương, bổ hư, chữa hàn ẩm, ho, có đờm, mũi họng khô, hơi thở hôi.

  • Chuẩn bị: Củ dòm 120g, Thạch cao 40g, Nhân sâm 160g và Quế chi 80g.
  • Thực hiện: Các vị thuốc cho vào ấm sắc cùng với 600ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì dùng uống khi còn ấm.

Chữa nhiệt tý, thấp khớp cấp

  • Sử dụng rượu ngâm củ dòm 10% để uống 2 – 3 lần mỗi ngày và mỗi lần 10 – 20 ml. Cứ 10 ngày là hết một liệu trình điều trị và nghỉ 4-5 ngày rồi lại tiếp tục dùng tiếp, dùng liên tục 3 – 6 liệu trình để đạt được hiệu quả tốt hơn.

5. Lưu ý khi sử dụng củ dòm làm dược liệu trị bệnh

Khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ củ dòm, để đảm bảo an toàn và hiệu quả thì người bệnh cần chú ý:

  • Củ dòm là vị thuốc đắng, có tính hàn và rất dễ gây tổn thương tỳ vị. Do đó, người tỳ vị hư, âm khí hư, không có chứng thấp nhiệt thì không được sử dụng dược liệu.
  • Sử dụng dược liệu có thể gây hại thận, độc gan và hư tuyến thượng thận. Do đó, khi sử dụng bài thuốc từ dược liệu này cần phải hết sức thận trọng.
  • Theo y học cổ truyền, Củ dòm là vị thuốc có tác dụng trừ phong thấp, chỉ thống, tiểu thũng nhưng vị thuốc này cũng chứa nhiều độc tố. Do đó, cần trao đổi với thầy thuốc trước khi sử dụng dược liệu để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể.

Hy vọng qua bài viết này đã giúp mọi người biết được củ dòm có tác dụng gì và các bài thuốc từ dược liệu cũng như cách sử dụng đúng cách. Tuy nhiên thì những thông tin về dược liệu được cung cấp ở trên chỉ có tính tham khảo. Trước khi sử dụng dược liệu cần tham khảo và tư vấn ý kiến của bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo an toàn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.