Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây cẩm xà lạc có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Có rất nhiều cây thuốc được khai thác từ hệ thực vật tự nhiên để sản xuất thuốc chữa bệnh cho con người. Trong đó, cây cẩm xà lạc là một loài thực vật thân gỗ và mọc thành bụi được tìm thấy như một loại dược liệu quý giá. Các công dụng cây cẩm xà lạc đã được biết đến là có tính dược lý như chất chống oxy hóa, chữa lành vết thương hay chống ung thư.
1. Giới thiệu cây cẩm xà lạc
Cây cẩm xà lạc, tên khoa học là Canthium parviflorum, là một loại cây bụi gai, có thể mọc cao tới 3 mét với các nhánh lan rộng, thường phân bố trong các khu rừng cây bụi và vùng đồng bằng khô hạn. Lá và rễ của nó rất quan trọng về mặt y học. Lá đơn, mọc đối, nhỏ, đầu nhọn có gai ở nách. Hoa màu trắng, nhỏ ở nách lá. Quả thuôn dài hai ngăn, có màu vàng khi chín. Tất cả các bộ phận của cây như rễ, lá, quả và thân đều có ích về mặt dược lý.
Lá cây
Vì lá cây cẩm xà lạc được sử dụng như một chất làm se bề mặt nên người ta cho rằng lá có đặc tính chữa lành vết thương. Bột lá bôi ngoài da ngày 2 lần để trị ghẻ và nhiễm trùng ngoài da. Hơn nữa, nước sắc của lá được sử dụng để chữa lành vết thương ở động vật.
Ngoài ra, lá cây cũng được xem như một loại thuốc thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường.
Rễ cây
Rễ của cây này theo truyền thống được sử dụng trong việc điều trị bướu cổ. Rễ có vị chát, ngọt, thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ sốt, trị táo bón, tẩy giun sán và bổ huyết. Chúng được sử dụng trong các tình trạng nhiễm trùng tiêu hóa, tiêu chảy, sốt, bệnh trĩ, giun đường ruột và suy nhược cơ thể nói chung.
Hoa quả
Quả của cây cẩm xà lạc đã được dùng từ thời xưa để điều trị chứng đau đầu và để chữa rắn cắn.
Bên cạnh đó, quả của loại thực vật này chứa một lượng lớn các chất carotenoid và beta carotenoid rất cần thiết cho hoạt động của vitamin A. Vì thế cả lá và quả cây cây cẩm xà lạc có thể ăn được, đây được xem là nguồn giàu β-caroten nhất và 100g thịt quả ăn được chứa 9,51 mg carotenoid và 6,10 mg β-caroten.
2. Các công dụng cây cẩm xà lạc
Hoạt động chống oxy hóa
Các mục tiêu chính của phương pháp điều trị chống oxy hóa là giảm stress oxy hóa bằng cách ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự tiến triển hoặc đảo ngược các biến chứng của bệnh. Các loại thảo dược có khả năng chống oxy hóa thường chứa một lượng đáng kể chất chống oxy hóa như polyphenol, flavonoid, anthocyanin và tannin.
Hoạt động chống oxy hóa và lợi tiểu được thể hiện qua các chất chiết xuất từ lá cây cẩm xà lạc. Theo đó, hoạt tính chống oxy hóa này có thể là do sự hiện diện của các chất như flavonoid và bioflavonoid giúp thu dọn gốc tự do. Đồng thời, các chất này còn có khả năng hoạt động chống viêm khớp.
Chống ung thư
Các sản phẩm tự nhiên đã cung cấp một kho các phương thuốc phong phú với các cấu trúc hóa học đa dạng và hoạt tính sinh học chống lại một số bệnh rối loạn sức khỏe bao gồm cả ung thư. Các nghiên cứu về dòng tế bào đã báo cáo hoạt tính chống ung thư In vitro của chiết xuất methanol từ cây cẩm xà lạc trên các dòng tế bào DLA và Hela.
Một nghiên cứu khác còn báo cáo rằng chiết xuất lá cây cẩm xà lạc còn cho thấy hoạt tính gây độc tế bào mạnh.
Hoạt động kháng khuẩn
Bản chất kháng khuẩn của thực vật được cho là nhờ vào nhiều loại hợp chất mà chúng tổng hợp được. Việc sàng lọc các hợp chất có hoạt tính sinh học luôn được các nhà khoa học hết sức quan tâm để tìm ra nguồn thuốc mới hữu ích trong điều trị các bệnh truyền nhiễm. Nhiều báo cáo cho thấy hiệu quả của các loại thảo mộc truyền thống chống lại vi sinh vật. Do đó, thực vật là một trong những nền tảng để y học hiện đại đạt được những nguyên lý mới.
Các báo cáo trước đây về chất chiết xuất từ lá cây cẩm xà lạc chứa hoạt tính kháng khuẩn đối với E. coli và các loại vi khuẩn được chọn lọc khác nhau và không hiệu quả đối với Enterococcus foecalis, Klebsiella pneumoneae, Klebsiella oxtoca, Proteus mirabilis, Staphyloccus aureus và Pseudomonas aeruginosa. Một báo cáo khác về nguyên liệu thực vật hoang dã của cây cẩm xà lạc cũng cho thấy hoạt tính kháng khuẩn cao đối với vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilis và Staphyloccus aureus), các chủng vi khuẩn Gram âm (E. coli và Klebsiella pneumoniae) và hoạt tính kháng nấm đối với Aspergillus niger, A. fumigatus và Candida albicans. Hơn nữa, có bằng chứng báo cáo rằng chiết xuất từ lá của cây cẩm xà lạc đem lại hoạt tính kháng khuẩn mạnh mẽ, chống lại Escherchia coli, Klebsiella pneumonia, Staphylococcus aureus, Aspergillus niger và Penicillium sp.
Tác dụng chống đái tháo đường
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính rằng hiện có hơn 180 triệu người trên thế giới mắc bệnh tiểu đường và có khả năng tăng gấp đôi vào năm 2030. Trong bối cảnh này, các loại thực vật đã đem lại nguồn cảm hứng cho các hợp chất thuốc mới vì các loại thuốc có nguồn gốc từ thực vật đã đóng góp đáng kể vào sức khỏe con người. Trong đó, cây cẩm xà lạc cũng đã trở thành là một loại thuốc thảo dược được sử dụng để điều trị bệnh tiểu đường từ lâu đời.
Khả năng chống viêm
Do sự quan tâm ngày càng tăng nhanh chóng đối với hoạt động chống viêm của cây thuốc tự nhiên bởi các công ty dược phẩm và nghiên cứu khoa học về việc phát hiện ra các hợp chất chống viêm mới, thảo dược đang dần có vai trò trong việc tổng hợp và sản xuất ra các loại thuốc mới để điều trị các bệnh liên quan đến giảm viêm, giảm đau và không có tác dụng phụ.
Lá cây cẩm xà lạc cho thấy hoạt tính chống viêm đáng kể trong các phương pháp in vitro được thử nghiệm bằng phương pháp biến tính protein. Sự biến tính của protein là nguyên nhân được ghi nhận rõ ràng của chứng viêm và viêm khớp dạng thấp và các terpenoit và flavonoit trong cây cho thấy hoạt tính chống viêm đáng chú ý.
Kiểm soát nồng độ cholesterol
Lá cây cẩm xà lạc với chiết xuất ethanol đem lại tác dụng hạ đường huyết đáng kể ở người mắc bệnh đái tháo đường.
Hơn nữa, tác dụng đồng thời của cây cẩm xà lạc trên chuyển hóa lipid cũng có ý nghĩa ở các đối tượng bệnh nhân này, đã được chứng minh bằng kết quả xét nghiệm giảm cholesterol huyết thanh, chất béo trung tính và peroxit lipid.
Tóm lại, nguồn dược liệu phong phú vẫn được sử dụng để chữa một số bệnh trong y học ngày nay. Để tìm ra các nguồn thuốc thực vật mới, đa dạng loài đã được sàng lọc về các hoạt động sinh học khác nhau trong các nghiên cứu phân tích sinh hóa hiện đại. Và cây cẩm xà lạc cũng là một cây thuốc quan trọng được sử dụng trong hệ thống y học cổ truyền lẫn y học chứng cứ. Dựa trên các thuộc tính dược liệu, những công dụng cây cẩm xà lạc đã được kết luận và trở thành loài thực vật có giá trị kinh tế và dược lý cao.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.