Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có nên bấm huyệt chữa kinh nguyệt không đều?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bệnh lý thường gặp nhất của phụ khoa. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là do nhiễm lạnh khi hành kinh dẫn đến huyết ứ trệ; hoặc do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm khí huyết suy giảm; hoặc do uất ức, buồn phiền, căng thẳng thần kinh. Vậy, bấm huyệt có giúp chữa kinh nguyệt không đều được không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Rối loạn kinh nguyệt
Kinh nguyệt là hiện tượng ra máu ở tử cung theo chu kỳ. Thời gian giữa hai kỳ kinh được gọi là chu kỳ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ thường kéo dài khoảng 28 ngày (trước hoặc sau 5 ngày vẫn được coi là bình thường). Thời gian mỗi lần hành kinh từ 3 – 7 ngày, lượng huyết khoảng 100ml.
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh lý thường gặp nhất của phụ khoa. Bệnh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có thể là do nhiễm lạnh khi đang hành kinh dẫn đến huyết ứ trệ; hoặc do cơ thể hư nhược, ốm lâu ngày làm khí huyết suy giảm; hoặc do uất ức, buồn phiền, căng thẳng thần kinh gây ra. Các chấn động về tinh thần, tình cảm cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt có thể khác nhau, như kinh nguyệt đến sớm hoặc đến muộn 1 tuần trở lên, lượng máu ra quá nhiều hoặc quá ít, máu kinh có sẫm màu, cũng có khi vón cục hoặc nhớt loãng,…, kèm theo đó là bụng dưới trướng đau nhiều, đau thành từng cơn, xoa nắn thì đỡ đau, có thể đau ngang thắt lưng.
Kèm theo đó, bạn có thể thấy váng đầu, hồi hộp trống ngực, ăn uống kém,… Theo Y Học Cổ Truyền, để điều trị rối loạn kinh nguyệt có thể dùng các bài thuốc sắc, châm cứu bấm huyệt, hoặc sử dụng món ăn.
2. Cách bấm huyệt chữa kinh nguyệt không đều
- Day huyệt Quan nguyên từ 1 – 2 phút.
- Xoa bụng dưới: Bạn đặt tay trái để lên mu bàn tay phải, úp bàn tay phải vào bụng và xoa theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 2 phút cho tới khi thấy bụng nóng ấm là được.
- Véo nắn da cơ hai bên cột sống từ huyệt Đại chùy đến huyệt Mệnh môn khoảng 20 lần.
- Day bấm huyệt Thận du từ 1 – 2 phút.
- Day bấm huyệt Mệnh môn từ 1 – 2 phút.
- Day bấm huyệt Huyết hải từ 1 – 2 phút.
- Day bấm huyệt Tam âm giao từ 1 – 2 phút.
- Nếu bệnh nhân bụng trướng đau nặng thì thủ pháp phải nhẹ nhàng.
Xoa bóp bấm huyệt chữa kinh nguyệt không đều thường có hiệu quả tốt đối với những trường hợp rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Nếu bệnh nặng và kéo dài, bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ xác định chính xác nguyên nhân, từ đó mới có thể đưa ra phương pháp chữa trị hữu hiệu.
Cùng với đó, bạn cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng thần kinh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe, cần nên kiêng ăn các đồ sống lạnh. Không tắm rửa bằng nước lạnh, không ngâm người trong nước lâu. Giữ vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, tránh quan hệ tình dục khi hành kinh. Nếu bạn có các bệnh ở hệ thống sinh dục thì cần điều trị sớm.
Vị trí huyệt:
- Quan nguyên: Nằm ở dưới rốn 3 thốn, trên đường giữa bụng.
- Mệnh môn: Huyệt nằm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2.
- Ðại chùy: Nằm ở giữa đốt sống cổ cổ 7 và đốt sống lưng 1.
- Thận du: Nằm dưới mỏm gai đốt sống thắt lưng 2, sang ngang hai bên 1,5 thốn.
- Huyết hải: Huyệt nằm ở mặt trước trong đùi, cách xác định từ xương bánh chè đo lên 1 thốn, sau đó đo vào trong 2 thốn, trong khe lõm giữa cơ may và cơ rộng trong, khi ấn vào sẽ có cảm giác ê tức.
- Tam âm giao: Từ mắt cá trong đo thẳng lên 3 thốn, chỗ bờ sau xương chày.
Bài viết tham khảo: suckhoedoisong.vn, hoanmyvinh.com, dongphuongyphap.com
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.