Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có thể dùng thuốc đông y chữa hở van tim?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Điều trị hở van tim bằng đông y đang được rất nhiều người lựa chọn và tin dùng vì những lợi ích mà nó đem lại. Bởi phương pháp này khá an toàn, ít tốn kém tiền bạc lại đem đến kết quả khá tốt. Vậy điều trị hở van tim bằng đông y được không, liệu có hiệu quả không? Cần lưu ý những gì khi chữa hở van tim bằng đông y? Nếu bạn cũng đang thắc mắc vấn đề này thì hãy cùng tiếp tục đọc thêm bài viết dưới đây.
1. Có thể dùng thuốc đông y chữa hở van tim?
Bệnh hở van tim (hay còn gọi là suy van) là hiện tượng các van của tim không đóng kín trong quá trình khi tim tiến hành quá trình co bóp để bơm máu tới các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó khiến lượng máu cần để cung cấp cho cơ thể bị thiếu, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe của người bệnh.
Bệnh lý về van tim gây ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng bơm máu cho các cơ quan trong cơ thể. Bởi vậy khi lượng máu cung cấp không đủ dẫn tới các cơ quan trong cơ thể không hoạt động hiệu quả, khiến xuất hiện các triệu chứng:
- Mệt mỏi, khó thở, hồi hộp, choáng ngất, đặc biệt sau khi vận động thể lực quá mức
- Tim đập nhanh, nhịp bất thường, đánh trống ngực liên tục
- Đau thắt vùng ngực
- Ho khan
4 dấu hiệu trên đây là các triệu chứng rất điển hình ở các bệnh nhân bị hở van tim. Khi có các dấu hiệu đề cập trên, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế có uy tín để có thể thăm khám, phát hiện và điều trị bệnh sớm, giúp việc phục hồi đạt hiệu quả tốt nhất.
Hở van tim 2 lá do hậu thấp khá phổ biến tại Việt Nam trong nhiều năm trước, chủ yếu là do bệnh thấp tim, khởi đầu bằng bệnh nhiễm trùng đường hô hấp không được điều trị triệt để.
Đối với nguyên nhân gây hở van này, diễn biến của bệnh khá phức tạp. Bởi những tổn thương van tim làm cho các lá van dày lên, gây lắng đọng canxi làm van tim cứng lại, hạn chế di động. Các mép van dính lại với nhau tạo thành một khối khiến van bị hở. Sau nhiều năm hở van nặng lên các triệu chứng như khó thở, ho khan, ho khạc ra đờm có bọt hồng bắt đầu xuất hiện. Thông thường khi đó người bệnh đã tiến triển thành suy tim.
Điều trị hở van tim 2 lá do hậu thấp thường dùng thuốc, kết hợp với các phương pháp can thiệp để sửa chữa các vòng van, mép van. Việc sử dụng các thuốc nam ở giai đoạn nặng không trực tiếp sửa chữa tổn thương tại van, nhưng sẽ giúp tăng cường lưu thông máu qua van, giảm áp lực lên van, nhờ đó giúp làm giảm tình trạng mệt mỏi, khó thở, ho khan và đau tức ngực. Quá trình này giúp van tim không phải hoạt động quá nhiều, từ đó có thể trì hoãn được phẫu thuật thay van.
Mặc dù các phương thuốc tây y là chỉ định không thể thiếu trong điều trị bệnh hở van tim nhưng các bài thuốc Đông y hiện nay vẫn tỏ rõ ưu thế đối với nhiều trường hợp bệnh nhân. Nhất là đối với những bệnh nhân đã dùng nhiều loại thuốc tây gặp phải quá nhiều tác dụng phụ hoặc bệnh tiến triển chậm. Khi kết hợp sử dụng thuốc tây y cùng các loại thảo dược sẽ mang lại tác dụng tương hỗ, vừa có thể làm tăng hiệu quả điều trị, lại vừa tránh được những tác dụng phụ không mong muốn khi phải tăng liều sử dụng hoặc phải phối hợp nhiều loại thuốc tây.
Mỗi một loại dược liệu sẽ có những tác dụng khác nhau, sau đây là tổng hợp một số lợi ích mang lại cho người dùng khi sử dụng thảo dược Đông y:
- Chống cục máu đông để ngăn ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim, thuyên tắc phổi, đột quỵ não, … do cục máu đông hình thành trong tim gây ra. Đây là biến chứng thường gặp nhất ở người bệnh hở van tim.
- Chống viêm, chống oxy hóa để ngăn ngừa các tác nhân như chất gây viêm, gốc tự do làm tổn thương van tim.
- Hoạt huyết, giãn mạch để cải thiện lưu lượng tuần hoàn máu qua van; từ đó giúp làm giảm các triệu chứng hở van như mệt mỏi, đau ngực, khó thở, ho khan…
- Kiểm soát yếu tố nguy cơ gây hở van tiến triển như mỡ máu cao, tăng huyết áp…
- Tăng cường sức khỏe tim mạch, phòng ngừa biến chứng suy tim cho người bệnh hở van tim nặng.
Tùy vào mức độ tiến triển nặng hay nhẹ của bệnh nhân mà có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp:
- Mức độ nhẹ: bệnh nhân điều chỉnh, kết hợp chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt lành mạnh để giảm sự tiến triển của bệnh.
- Mức độ vừa: sử dụng thuốc theo đơn và kết hợp duy trì lối sống.
- Mức độ nặng: can thiệp phẫu thuật, chỉ dẫn của bác sĩ để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
2. Các loại thảo dược được sử dụng trong điều trị hở van hai lá
Hở van tim là một trong những bệnh lý về tim mạch hay gặp. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị hở van tim khác nhau bao gồm phẫu thuật, thuốc tây hay các loại dược liệu. Vậy đông y chữa hở van tim được không? Qua các thử nghiệm lâm sàng và bằng chứng nghiên cứu, các thầy thuốc Đông y đã chọn ra một số cây thuốc nam có hiệu quả hỗ trợ chữa hở van tim tốt bao gồm Đan sâm, Hoàng đằng, Sơn tra, Trúc đào, Mạch môn, Tam thất, Đỏ ngọn, Hoàng Bá, Bồ hoàng
2.1 Đan sâm – Bảo vệ cơ tim và mạch máu, tăng cường năng lượng cho tim
Đan sâm (có tên khoa học là Salvia miltiorrhiza) là loại dược liệu quý hay được dùng trong các bài thuốc điều trị bệnh hở van tim.
Đan sâm là loại cây thân cỏ nhỏ (cao khoảng 30 đến 80 cm), sống lâu năm. Cây có màu nâu đặc trưng, trên thân cây có nhiều gân dọc. Hoa Đan sâm có màu tím nhạt hoặc màu trắng, hoa thường mọc thành chùm ở đầu cành. Rễ cây Đan sâm khá ngắn, cong queo có hình trụ dài và phần vỏ ngoài của rễ màu nâu nhạt hoặc màu nâu đen, đây cũng chính là bộ phận được sử dụng nhiều nhất để làm thuốc.
Trong rễ đan sâm chứa rất nhiều diterpen như tanshinone IIA, danshen, cryptotanshinone, các acid salvianolic A, B có tác dụng ức chế tiểu cầu kết tập, tăng cường lưu lượng máu, hạn chế việc hình thành các cục máu đông và những biến chứng tắc mạch. Từ đó giúp tăng sức co bóp của cơ tim, giảm áp lực dòng xoáy của máu lên van tim để cải thiện tình trạng ứ huyết.
Ngoài ra, đan sâm còn có tác dụng bảo vệ tế bào cơ tim chống lại các gốc tự do, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, cải thiện tuần hoàn mạch vành, giảm đau thắt ngực…nên làm giảm thiểu các nguy cơ xảy ra biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột quỵ…
2.2 Tam thất – Giúp tiêu cục máu đông và giãn mạch máu
Tam thất (hay còn gọi là điền thất nhân sâm, sâm Tam thất) là một loại thảo dược sống lâu năm có tác dụng bồi bổ khí huyết và tiêu cục máu đông rất tốt.
Lá cây tam thất màu xanh đậm che chở phần quả của cây, củ tam thất màu nâu sần sùi có nhiều các mẫu nhỏ (độ dài mỗi củ khoảng 3 đến 5 cm). Tất cả bộ phận của cây tam thất đều có thể được sử dụng làm thuốc nhưng tốt nhất vẫn là củ và rễ.
Tam thất từ trước tới nay vẫn được xem là vị thuốc bổ máu hàng đầu vì trong thành phần có chứa hoạt chất Noto Ginsenoside giúp giãn mạch máu và nhờ đó tăng cường lưu thông máu.
Người bệnh hở van tim sử dụng tam thất điều trị sẽ tăng cường lưu thông máu giúp máu chảy qua van tim dễ dàng hơn. Ngoài ra chúng còn có tác dụng tiêu biến cục máu đông nên ngăn ngừa được biến chứng huyết khối rất tốt. Bởi vậy, sử dụng tam thất trong điều trị sẽ giúp người bệnh hở van tim giảm được tình trạng đau ngực, đánh trống ngực, mệt mỏi, khó thở …
2.3 Hoàng đằng – Thư giãn mạch máu và tăng tuần hoàn máu
Hoàng đằng (tên gọi khác là dây vàng giang hay hoàng liên nam) là loại cây leo mọc phổ biến ở nước ta.
Cây leo to với phần thân cứng và rễ màu vàng. Hoa Hoàng đằng có màu vàng nhạt, mọc thành từng chùm ở kẽ lá (dài khoảng 30 – 40 cm). Phần được sử dụng làm thuốc là rễ và thân cây đã già.
Hoàng đằng là cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim vì nó giúp thư giãn mạch máu, tăng lưu lượng tuần hoàn máu và chống viêm, tăng đàn hồi cho mạch máu nên ngăn ngừa hình thành mảng xơ vữa. Tác dụng chính có được đến từ hoạt chất Berberin có trong Hoàng đằng.
Người bệnh van tim sử dụng Hoàng đằng trong thời gian dài sẽ giảm bớt tình trạng hồi hộp, khó thở, hụt hơi và ngăn ngừa rủi ro từ cục máu đông.
2.4 Mạch môn – Chống đông máu, chống viêm
Mạch môn là loại cây thân thảo sống lâu năm (cây cao khoảng từ 10 đến 40 cm) được trồng nhiều ở các tỉnh thuộc phía Bắc nước ta. Phần rễ của Mạch môn sẽ phình to phát triển thành củ và đây cũng là bộ phận để làm thuốc. Củ Mạch môn khá to màu trắng vàng.
Ophiopogon Japonicus Polysaccharide có trong củ Mạch môn có tác dụng giúp chống viêm và chống oxy hóa mạch máu. Mạch môn được coi là cây thuốc nam chữa bệnh hở van tim vì cơ chế hoạt động của nó chính là loại bỏ các gốc tự do gây tổn thương mạch máu trong cơ thể. Nhờ vậy nên sử dụng Mạch môn giúp bảo vệ mạch máu, tim và tăng cường tuần hoàn máu trong cơ thể.
2.5 Trúc Đào – Tăng cường lực co bóp của cơ tim
Ở những người bị bệnh hở van tim, tim phải làm việc nhiều hơn bình thường để tống đủ lượng máu đi nuôi cơ thể, về lâu dài do phải làm việc quá sức sẽ làm suy giảm chức năng tim, tim co bóp dần yếu hơn và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm là suy tim.
Thành phần glycosid có trong trúc đào giúp làm tăng lực co bóp của cơ tim, chống nhịp tim bị rối loạn, giảm nhu cầu oxy của cơ tim.
2.6 Bồ hoàng
Chính là bột phấn hoa của cây cỏ nến (Thủy hương bồ). Với tác dụng giãn mạch, hoạt huyết, Bồ hoàng giúp hạ huyết áp và tăng cường lưu thông máu qua van, từ đó giúp cải thiện nhanh các triệu chứng đau ngực, mệt mỏi. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Trung Y Dược Hồ Nam (Trung Quốc), sau 2 tháng sử dụng bồ hoàng có 48% trường hợp đã giảm được nhịp tim và 54% đã ổn định được huyết áp.
2.7 Đỏ ngọn
Còn gọi là Thành ngạnh gai. Cây thường mọc ở trung du và vùng núi thấp như Thái Nguyên, Bắc Giang, Vĩnh Phúc… Trong chiết xuất lá Đỏ ngọn chứa rất nhiều hợp chất flavonoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp loại trừ các tác nhân gây tổn hại đến van tim và cơ tim.
2.8 Hoàng bá
Trong vỏ hoàng bá có thành phần chủ yếu là các alkaloid, đặc biệt là hoạt chất berberin có tác dụng hạ huyết áp hiệu quả, hạ mỡ máu, giảm cholesterol, chống oxy hóa, chống viêm mạnh, ngăn ngừa tổn thương van tim tiến triển và chống loạn nhịp tim. Ngoài ra, berberin còn có công dụng trên hệ tiêu hóa và giảm độc tính trên gan, thận khi sử dụng các loại thuốc tây dài ngày.
2.9 Sơn tra
Quả sơn tra hay còn gọi với tên dân dã là táo mèo, chứa rất nhiều axit hữu cơ, tanin và các chất đường. Nhiều nghiên cứu cho thấy quả sơn tra làm tăng sự co bóp của cơ tim, giảm kích thích cơ tim và tăng tuần hoàn mạch máu ở tim và não. Ngoài ra, sơn tra còn là một vị thuốc dùng trong hạ mỡ máu, chống rối loạn nhịp tim và ngăn ngừa nguy cơ phì đại cơ tim ở người bệnh hở van tim.
3. Những lưu ý khi chữa hở van tim bằng đông y
Hiện nay, việc các thầy thuốc Đông y sử dụng cây thuốc nam trong điều trị bệnh hở van tim đang rất phổ biến vì thuốc nam rất lành tính và ít hoặc gần như không có tác dụng phụ khi điều trị lâu dài. Tuy nhiên, cây thuốc nam cũng vẫn có thể gây hại nếu người bệnh sử dụng không đúng cách.
Dưới đây là những lưu ý khi sử dụng cây thuốc nam trong điều trị hở van tim:
- Dùng đúng liều lượng được kê: Sử dụng sai liều lượng trong đơn thuốc sẽ gây ra nhiều tổn hại cho cơ thể. Dùng ít quá hoặc không đủ liều lượng thì tình trạng bệnh sẽ không có tiến triển. Ngược lại, nếu dùng quá liều thì ngay cả thuốc nam cũng có thể gây ngộ độc cấp, suy thận, suy gan,… Ví dụ như Trúc đào, nếu bạn tự ý sử dụng mà không có chỉ định của thầy thuốc có thể dẫn đến nguy cơ đe dọa tính mạng.
- Kiên trì sử dụng trong thời gian dài: Khi bạn đã quyết định điều trị bằng cây thuốc nam thì hãy kiên trì vì phải mất một khoảng thời gian để tình trạng bệnh được cải thiện. Vì vậy, người bệnh hở van tim cần kiên trì uống thuốc đầy đủ trong suốt quá trình điều trị để thấy được hiệu quả rõ rệt.
- Sử dụng cây thuốc đơn sẽ cho hiệu quả không cao: Việc sử dụng riêng lẻ từng loại thảo dược sẽ khiến hiệu quả điều trị bệnh không cao. Người bệnh nên kết hợp các loại thuốc nam để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc kết hợp và liều lượng sử dụng cây thuốc cần phải được chính thầy thuốc kê đơn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.