Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Đông y chữa bệnh đau dạ dàycung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Thị Ái Vân – Bác sĩ Y Học Cổ Truyền – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Đau dạ dày là bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Bệnh có thể gặp ở cả nam và nữ, người trẻ tuổi hay người già. Đau dạ dày do bị loét thì không quá nguy hiểm và có thể chữa trị được. Vậy chữa đau dạ dày bằng đông y như thế nào sẽ được làm rõ trong bài viết này.
1. Viêm loét dạ dày
Dạ dày là đoạn phình ra của hệ tiêu hóa có chức năng chứa và nghiền thức ăn. Đây là nơi tiếp nhận và chứa đựng thức ăn sau khi được đưa từ miệng vào. Tại đây thức ăn được nghiền nát để dễ hấp thu. Thức ăn tại dạ dày ít được hấp thu, chức năng này chủ yếu do ruột non đảm nhiệm. Bên cạnh đó, dạ dày còn chứa dịch vị có tính chất là acid giúp phân giải thức ăn.
Dạ dày có chức năng nghiền nát thức ăn là vì cấu tạo của nó gồm nhiều lớp cơ. Cơ dạ dày gồm có 3 lớp: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo. Các lớp cơ co bóp để nghiền nát thức ăn và đẩy thức ăn xuống ruột non. Dạ dày là nơi tiếp nhận thức ăn trực tiếp từ miệng qua thực quản đến. Chính vì vậy, tại đây rất dễ bị đau và nguyên nhân đau dạ dày chủ yếu là do viêm loét dạ dày. Đau dạ dày không quá nguy hiểm và có thể chữa được, đặc biệt có thể chữa đau dạ dày bằng đông y
Tại dạ dày có hệ thống vi khuẩn đa dạng, đây là các lợi khuẩn giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giúp phân giải thức ăn. Khi có sự xâm nhập của các vi khuẩn, virus hay các ký sinh trùng gây bệnh sẽ dẫn đến tình trạng viêm loét dạ dày. Dạ dày bị viêm sẽ bị rối loạn chức năng dẫn đến đau bụng, tiêu chảy,…
Theo Y Học Cổ Truyền, viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc “chứng vị quản thống” với các bệnh danh thường gặp: tỳ vị hư hàn, can khí phạm vị, vị âm hư,… Có rất nhiều bài thuốc chữa đau dạ dày bằng đông y an toàn, hiệu quả.
Viêm loét dạ dày được chia làm hai loại: viêm cấp tính và viêm mạn tính. Trong viêm mạn tính cũng có thể xuất hiện các đợt cấp tính trên nền viêm dạ dày mạn. Viêm loét dạ dày cấp tính diễn ra dữ dội, nhanh chóng. Nếu không được điều trị triệt để nó sẽ diễn biến sang giai đoạn viêm mạn. Dựa vào mỗi thể bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y khác nhau để đem lại hiệu quả điều trị cao nhất và tốt nhất.
2. Nguyên nhân gây đau dạ dày do viêm loét dạ dày
- Do có sự xâm nhập của các tác nhân gây hại tới niêm mạc dạ dày như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, vi nấm,… đặc biệt là vi khuẩn HP.
- Acid, pepsin: tiết quá nhiều acid, pepsin là yếu tố dẫn đến viêm loét dạ dày.
- Yếu tố thần kinh: người bệnh có trạng thái tâm lý căng thẳng, lo âu, stress kéo dài rất dễ bị viêm loét dạ dày
- Do chế độ sinh hoạt, ăn uống không điều độ: thức khuya, ngủ không đủ giấc, ăn các loại đồ ăn chua, đồ ăn cay nóng, thức ăn chế biến sẵn… Ngoài ra còn do uống nhiều bia, rượu hay các đồ uống chứa chất kích thích khác,… Thời gian ăn không cố định, bữa bỏ bữa ăn,…
- Di truyền: những gia đình có người bị viêm loét dạ dày hay các bệnh lý về dạ dày, đường tiêu hóa thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn (gấp 3 lần người khác). Người nhóm máu O cũng có tỷ lệ mắc cao hơn.
- Uống các loại thuốc: aspirin, NSAID, corticoid,… làm ức chế tổng hợp prostaglandin, do đó, làm giảm sức đề kháng của niêm mạc dạ dày – tá tràng.
Căn cứ vào các triệu chứng, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh và đưa ra các cách điều trị dạ dày bằng đông y hiệu quả.
3. Triệu chứng và phương pháp điều trị cho mỗi thể viêm loét dạ dày
Tùy vào mức độ bệnh mà người bệnh có các triệu chứng khác nhau. Nhìn chung, những bệnh nhân bị viêm loét dạ dày sẽ có các triệu chứng sau:
- Đau bụng
- Rối loạn tiêu hóa
- Đi ngoài phân đen nếu loét nhiều gây xuất huyết tiêu hóa
Theo đông y, viêm loét dạ dày được chia thành các thể khác nhau. Mỗi thể có những triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Chính vì vậy, việc điều trị dạ dày bằng đông y cũng khác nhau với từng thể bệnh.
3.1. Tỳ vị hư hàn
Triệu chứng thường gặp của thể này là đau vùng thượng vị liên miên, nôn nhiều, mệt mỏi. Đỡ hơn khi xoa bóp và chườm nóng. Người bệnh còn có cảm giác đầy bụng, nôn ra nước trong, sợ lạnh, tay chân lạnh. Đi ngoài phân lỏng, nát, có lúc thì táo bón. Ở lưỡi có rêu lưỡi trắng, chất lưỡi nhợt, mạch hư tế.
Phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y: ôn trung kiện tỳ.
Thuốc đông y trị đau dạ dày:
Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Bài thuốc này gồm:
- Hoàng kỳ: 16g
- Nhục quế: 8g
- Sinh khương: 6g
- Bạch thược: 8g
- Cao lương khương: 6g
- Hương phụ: 8g
- Cam thảo: 6g
- Đại táo: 12g
Đem tất cả các nguyên liệu trên bỏ vào ấm, thêm nước và sắc lấy nước uống hằng ngày.
Nếu người bệnh có triệu chứng đầy bụng, ợ hơi thì thêm chỉ xác, mộc hương mỗi loại 6g rồi sắc lên và uống.
Nếu bụng nhiều nước, nôn ra nước trong thì thêm quế chi, bán hạ chế 8g, phục linh 8g vào và sắc lên lấy nước uống.
Hương sa lục quân tử thang
- Đảm sâm: 9g
- Bạch truật: 9g
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 6g
- Trần bì: 6g
- Bán hạ: 9g
- Mộc hương: 6g
- Sa nhân: 6g
Nếu người bệnh có khí hư nhiều thì thêm hoàng kỳ 12g vào và sắc chung, lấy nước uống.
3.2. Can khí phạm vị
Người bệnh viêm loét đại tràng thể này thường có các triệu chứng: đau hai bên sườn và bụng chướng, đau. Bụng cồn cào, ợ chua, nôn mửa. Tâm lý người bệnh thay đổi, dễ nóng giận, hay khó chịu. Rêu lưỡi vàng, mạch huyền.
Phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y: sơ can hoà vị.
Phương thuốc đông y điều trị đau dạ dày:
Nhị trần thang gia giảm: bài thuốc này gồm:
- Trần bì: 8g
- Bán hạ: 8g
- Phục linh: 12g
- Cam thảo: 8g
- Hoàng liên: 8g
- Ngô thù du: 8g
Tiêu dao tán gia giảm
- Sài hồ: 12g
- Bạch thược: 12g
- Bạch linh: 12g
- Bạch truật: 12g
- Cam thảo: 8g
- Đương quy: 12g
- Sinh khương: 3g
Cho các nguyên liệu trên vào ấm, thêm nước và sắc. Lấy nước uống hằng ngày.
3.3. Thể vị âm hư
Triệu chứng thường gặp ở bệnh nhân viêm loét dạ dày thể này là: đau âm ỉ vùng thượng vị, táo bón. Người bệnh chán ăn, miệng khô, lưỡi đỏ khô, mạch tế sác.
Phương pháp điều trị dạ dày bằng đông y: tư âm dưỡng vị.
Phương thuốc đông y trị đau dạ dày: sa sâm mạch đông thang gia giảm
- Sa sâm: 12g
- Mạch môn đông: 12g
- Ngọc trúc: 9g
- Thạch hộc: 12g
- Bạch nhược: 12g
- Cam thảo: 6g
Bỏ tất cả các nguyên liệu vào ấm, thêm nước và sắc. Lấy nước uống hằng ngày.
Nếu niêm mạc dạ dày loạn sản ruột hay tăng sinh không điển hình: thêm nga truật 12g, bán chi liên 20g, bạch hoa xà thiệt thảo 20g vào cùng các nguyên liệu trên và sắc uống.
Nếu viêm dạ dày cấp và loét trợt xuất huyết, có thể thêm liên kiều 12g, bồ công anh 20g vào và sắc cùng.
4. Biến chứng viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày lâu ngày và nặng nề có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Một số biến chứng của viêm loét dạ dày thường gặp, gồm:
- Xuất huyết.
- Thủng dạ dày
- Hẹp môn vị: biến chứng của loét dạ dày- tá tràng gần môn vị, do mô sẹo và tình trạng co thắt. Dạ dày bị phình to và phì đại.
- Nặng hơn có thể dẫn đến ung thư hóa.
Chính vì vậy, cần phải phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Người bệnh khi xuất hiện các triệu chứng không được tự ý điều trị và cần đi khám tại các cơ sở uy tín. Bệnh nhân có thể lựa chọn phương pháp hiện đại hoặc điều trị dạ dày bằng đông y.
Như vậy, đau dạ dày là tình trạng bệnh lý phổ biến trong cộng đồng. Đây không phải là căn bệnh nguy hiểm và có thể chữa trị được. Điều trị dạ dày bằng đông y là một phương pháp đơn giản, an toàn và hiệu quả. Hy vọng quý bạn độc đã có được cho mình những thông tin hữu ích về đau dạ dày do viêm loét dạ dày sau bài biết này.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.