Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Sử dụng phương pháp bấm huyệt chữa ù tai: Hiệu quả hay không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Trần Bích Ngọc – Trung tâm Y Học Cổ Truyền Vinmec – Sao Phương Đông
Bấm huyệt chữa ù tai được biết đến như phương pháp trị liệu được nhiều người xưa áp dụng. Phương pháp này giúp tác động đến các bộ phần bên trong cơ thể thông qua các huyệt đạo ở mặt, tay hoặc chân. Hơn nữa, khi áp dụng phương pháp này còn giúp tăng khả năng lưu thông khí huyết cho cơ thể giúp tăng cường sức khỏe đặc biệt thính giác.
1. Ù tai là gì?
Ù tai xuất hiện khi bạn nghe thấy những âm thành bên trong tai nhưng sẽ không có nguồn nào từ bên ngoài tác động, mà do tiếng động ở trong tai với những tiếng kêu như ù ù, ầm ầm hoặc có thể có tiếng kêu điển hình của ve kêu trong tai.
Chứng ù tai xuất hiện dựa vào nhiều cách khác nhau. Âm thành trong tai bị ù có thể ở một hoặc cả hai tai với các mức độ to, hoặc nhỏ không giống nhau. Chứng bệnh này sẽ được được chú ý vào ban đêm nhiều hơn khi người bệnh không bị phân tâm bởi những âm thanh khác từ bên ngoài. Mặc dù hiện tại vẫn chưa biết được tỷ lệ chính xác trên toàn thế giới nhưng theo ước tính thì ù tai chiếm khoảng 20% dân số toàn cầu. Ở Việt Nam tỷ lệ những người mắc chứng bệnh này ngày càng gia tăng, và có xu hướng trẻ hoá dần các đối tượng mắc bệnh.
Nguyên nhân của ù tai có thể được xác định do rất nhiều yếu tố, trong đó bao gồm tuổi tác, do tiếp xúc với tiếng ồn quá nhiều và thời gian lâu, hoặc sử dụng thuốc điều trị trong khoảng thời gian khá dài mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ… Bên cạnh đó, tình trạng ù tai còn có thể được nhận định là triệu chứng của một số loại bệnh lý:
- Tuần hoàn máu kém xảy ra do máu trong cơ thể không được lưu thông dẫn tới rối loạn tuần hoàn, đặc biệt rối loạn tuần hoàn máu đến vị trí tai. Tình trạng này xảy ra thường xuyên có thể làm cho bạn bị ù tai bên trong.
- Mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm tai ngoài, viêm tai trong… Những dấu hiệu viêm tai mà không được điều trị sớm có thể làm ảnh hưởng cũng như tổn thương đến cơ quan thính giác, khiến cho quá trình truyền dẫn âm thành bị ảnh hưởng và gây ra chứng ù tai trong.
- Mắc các bệnh về thận. Theo đông y chức năng của thận ảnh hưởng đến sức khoẻ của cơ thể, đặc biệt sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cơ quan thính giác. Do đó, khi bị suy giảm chức năng, thận sẽ không hoàn thành được nhiệm vụ và gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe bao gồm cả chứng ù tai.
- Bệnh Meniere – gây ra rối loạn thính lực, với tình huống xảy ra ở tai trong do tăng bất thường dịch và ion nội môi. Bệnh Meniere có thể ảnh hưởng tới một tai hoặc cả hai bên tai. Những người mắc bệnh này sẽ xuất hiện cả triệu chứng ù tai kèm theo các cơn chóng mặt, và đôi khi có thể không giữ được cảm giác thăng bằng đồng thời có thể dẫn tới tình trạng gây mất thính lực vĩnh viễn.
2. Bấm huyệt có khả năng chữa ù tai hiệu quả
Bấm huyệt chữa ù tai được biết đến như phương pháp xoa bóp tạo áp lực lên các vị trí huyệt đạo có tác động lên cơ quan thính lực giúp lưu thông khí huyết, thông kinh lạc, từ đó giảm triệu chứng ù tai, khó chịu. Các huyệt thường sử dụng trong điều trị ù tai bao gồm: huyệt ế phong, thính cung, phong trì, thận du, thái khê, nhĩ môn, thính hội, huyệt quan xung, dịch môn, trung chữ ở bàn tay hoặc sử dụng một số thủ pháp như gõ trống tai, xoa xát thắt lưng.
- Huyệt Ế minh được xác định ở vị trí nằm ở ngay dưới điểm chót của xương chũm. Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa thực hiện day bấm đồng thời cả hai huyệt ế minh ở bai bên trong khoảng thời gian 2 phút. Và bạn nên thực hiện bấm huyệt chữa lãng tai hoặc day huyệt thường xuyên đều đặn mỗi ngày để cho hiệu quả chữa ù tai đạt tối ưu.
- Huyệt Phong trì được xác định nằm ở vị trí chỗ lõm dưới xương chẩm, bên ngoài khối cơ nổi ở vị trí sau cổ, bạn có thể ấn và có cảm giác tức nặng, và được chia đều ra hai bên. Khi bạn xác định được vị trí của huyệt Phong trì bạn sử dụng hai ngón tay cái và ấn vào hai huyệt này, còn bốn ngón tay còn lại sẽ ôm chặt lấy đầu, dùng lực day, bấm huyệt trong khoảng thời gian 2 phút sao cho bạn cảm thấy đạt được cảm giác tức nóng phía sau. Bấm huyệt Phong trì được xem như phương pháp hiệu quả giúp cải thiện chứng ù tai của người bệnh.
- Huyệt Thính cung được xác định nằm ở vị trí lõm ngang phía trước và giữa chân nắp tai. Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa lần lượt day bấm huyệt Thính cung trong khoảng thời gian 2 phút để có tác dụng điều trị bệnh hiệu quả.
- Huyệt Ế phong được xác định ở vị trí lõm trung điểm của xương hàm dưới và xương chũm, sá với bờ dưới của dái tai khi ép vào sát xương. Bạn có thể sử dụng ngón tay trỏ và ngón tay giữa bấm huyệt Ế phòng trong khoảng thời gian 2 phút.
- Huyệt Thái khê được xác định ở vị trí lõm giữa với điểm cao nhất nhất của mắt cá chân phía bên trong và bờ sau của gót chân. Bạn cũng sử dụng hai ngón tay cái day bấm đồng thời cả hai huyệt Thái kê ở hai chân trong khoảng thời gian 2 phút. Và bạn nên thực hiện từ bấm huyệt chữa ù tai mỗi ngày để đạt được hiệu quả tối ưu.
- Huyệt Nhĩ môn được xác định ở vị trí chỗ lõm phía trước khe vành tai khi bạn há miệng và chếch lên trên mỏm lồi cầu xương hàm dưới. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Huyệt Thích cung được xác định ở chỗ lõm giữa nếp tai và khớp hàm dưới khi miệng hơi há ra. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Huyệt Thính hội được xác định ở vị trí phía dưới nắp tai, phía trước rãnh dái tai, và huyệt ở chỗ lõm khi bạn há miệng ra. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Huyệt Quan xung được xác định ở mé trụ ngón tay đeo nhân cách góc móng tay 0.1 tấc về phía sau. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Huyệt Dịch môn được xác định các 0.5 tấc kẽ ngón tay đeo nhẫn và ngón tay út. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Huyệt Trung chữ được xác định về phía mu bàn tay, giữa các đốt xương bàn tay và ở chỗ lõm phía sau khớp xương bàn tay, ngón tay. Bạn sẽ sử dụng ngón tay cái hoặc ngón tay trỏ với lực vừa đủ để ấn huyệt cho tới khi thấy bớt đau thì dừng lại. Thời gian thực hiện mỗi lần khoảng 2 phút.
- Xoa xát thắt lưng, với việc sử dụng hai tay vòng sau lưng, cùng với sử dụng hai lòng bàn tay xoa xát khối cơ cạnh hai bên cột sống thắt lưng cho tới khi nóng lên thì ngừng.
- Gõ trống tai, sử dụng hai bàn tay khum lại, úp lòng bàn tay vào hai bên tai và các ngón tay được đặt sao cho xuôi về phía sau, ấn thành nhịp với cường độ một nặng, một nhẹ với lực ấn của hai ngón trỏ và ngón giữa gõ vào phía sau tai 30 lần.
Lưu ý: Đối với những người bị ù tai, cần phải giữ vệ sinh tai kỹ lượng để tránh trình trạng viêm nhiễm hoặc tổn thương tai như quá trình lấy ráy tai không đúng cách… Nếu bạn mắc các bệnh mãn tính như xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, viêm thận mạn… thì bạn nên điều trị sớm để có hiệu quả tốt đồng thời hạn chế được cả tình trạng gây ra triệu chứng ù tai. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc bạn cũng nên lưu ý đến các tác dụng phụ gây tổn thương thần kinh thị giác và cần tuân thủ đúng quy trình điều trị cũng như sử dụng thuốc kê đơn của bác sĩ. Thêm vào đó, để giảm thiểu các triệu chứng ù tại bạn có thể tránh những nơi ồn ào, náo nhiệt, những nơi có tần số tiếng ồn cao trong khoảng thời gian dài.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.