Có nên bấm huyệt giảm đau bụng kinh?

Có nên bấm huyệt giảm đau bụng kinh?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có nên bấm huyệt giảm đau bụng kinh?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Đau bụng kinh là triệu chứng thường gặp ở hầu hết phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, gây mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Xoa bóp bấm huyệt trong y học cổ truyền là biện pháp không dùng thuốc an toàn, giúp cải thiện cơn đau và giúp người bệnh thư giãn, dễ chịu.

1. Nguyên nhân của đau bụng kinh

Trong chu kỳ kinh nguyệt bình thường, khi trứng rụng nhưng không được thụ thai thì cuối chu kỳ lớp niêm mạc tử cung sẽ bong tróc để chuẩn bị cho một chu kỳ rụng trứng mới. Sự bong tróc niêm mạc và co thắt tử cung để tống máu ra ngoài là một trong những nguyên nhân chính gây đau bụng kinh. Tùy thể trạng từng người mà có các triệu chứng đau nhẹ, âm ỉ hay đau từng cơn dữ dội khác nhau.

Theo lý luận y học cổ truyền, đau bụng kinh hay còn gọi là thống kinh. Thống kinh có do sự rối loạn vận hành khí huyết của hai mạch Xung và Nhâm, làm khí huyết tắc trở, ứ đọng lại gây đau tức. Nguyên nhân của thống kinh bao gồm:

  • Thể trạng hư yếu từ nhỏ, khí huyết ở bào cung (vùng tử cung) không được nuôi dưỡng đầy đủ.
  • Lo nghĩ quá nhiều, thường xuyên uất giận, hoặc cơ thể sẵn có các bệnh lý làm cho khí huyết ứ trệ.
  • Xoa bóp bấm huyệt là biện pháp có thể giúp giảm tắc trở, đã thông kinh mạch vùng bào cung giúp giảm đau trong những ngày hành kinh.

2. Các chỉ định và chống chỉ định của bấm huyệt chữa đau bụng kinh

  • Xoa bóp bấm huyệt là phương pháp điều trị không xâm lấn, an toàn, có thể sử dụng ở hầu hết các trường hợp đau bụng kinh trước hoặc trong kỳ kinh.
  • Không sử dụng ở những bệnh lý đau bụng ngoại khoa cấp tính, bệnh nhân lở loét vùng da cần bấm huyệt.
  • Lực bấm vừa phải không quá mạnh cũng không bấm quá nhẹ. Nếu thể trạng người bệnh quá suy nhược hoặc mệt mỏi thì không nên thực hiện.

3. Cách thực hiện và phương huyệt điều trị đau bụng kinh

Cách thực hiện

  • Bấm huyệt là phương pháp dễ thực hiện, người bệnh có thể làm tại nhà, tuy nhiên cần nắm rõ vị trí của huyệt và các nguyên tắc ấn.
  • Sử dụng lực ở ngón tay cái, ấn sâu tại vị trí huyệt sau đó day nhẹ nhàng. Mỗi huyệt ấn và day từ 1 – 3 phút. Lặp lại từ 3 – 5 lần trong mỗi lần bấm.
  • Sau khi bấm huyệt, dùng hai lòng bàn tay chồng lên nhau, xoa nhẹ vùng bụng dưới với lực vừa phải theo chiều kim đồng hồ 1-2 phút để làm ấm bụng, tạo cảm giác dễ chịu, có thể dùng thêm dầu nóng.
  • Tiếp theo, khép chặt các ngón tay, dùng lòng bàn tay chà xát vùng bụng dưới từ trái sang phải rồi xuống dưới bờ trên xương mu. Luân phiên chà xát theo hình tam giác từ 1-2 phút đến khi bụng dưới nóng lên.

Phương huyệt

  • Huyệt Tam âm giao: nằm ở cổ chân, cách đỉnh mắt cá trong lên 3 thốn (tương đương khoảng cách 4 ngón tay 2,3,4,5 khép lại) sát với bờ sau xương chày ra sau ngang một khoát ngón tay.
  • Huyệt Huyết hải: nằm ở mặt trong đầu gối cách điểm giữa bờ trên xương bánh chè lên trên 1 thốn vào phía trong 2 thốn.
  • Huyệt Tử cung: Vị trí dưới rốn 4 thốn, đo sang hai bên mỗi bên 3 thốn.
  • Huyệt Thái xung: từ điểm giữa ngón chân 1 và 2 đo về phía cổ chân 1,5 thốn.
  • Huyệt Giáp tích L1 – L2: từ điểm giữa đốt sống ngực 12 đo ra hai bên 1,5 thốn.
  • Huyệt Tam nhãn: nằm ở điểm chính giữa khoảng giao nhau đốt 2,3 của ngón áp út.

4. Một số phương pháp khác điều trị đau bụng kinh của y học của truyền

Ngoài xoa bóp bấm huyệt, y học cổ truyền còn nhiều phương pháp điều trị đau bụng kinh vô cùng hiệu quả

  • Châm cứu: Đây là phương pháp sử dụng kim châm vào huyệt đạo, từ đó kích thích huyệt tạo ra tác dụng giảm đau. Các huyệt chủ đạo thường được sử dụng trong chữa đau bụng kinh gồm trung cực, địa cơ, huyết hải, thái xung, tam âm gia, thận du, khí hải,…
  • Cấy chỉ: Là đưa sợi chỉ tự tiêu vào huyệt, trong quá trình chỉ tự tiêu sẽ kích thích liên tục lên huyệt, từ đó phát huy tác dụng chữa bệnh của huyệt.

Ngoài ra một số dược liệu, chế phẩm của y học cổ truyền cũng giúp điều hòa khí huyết, giảm đau bụng kinh, bổ khí huyết, hạn chế tình trạng máu bầm máu cục trong giai đoạn hành kinh như ích mẫu, hương phụ, hà thủ ô đỏ,…

Như vậy, với câu hỏi: “Có nên bấm huyệt giảm đau bụng kinh?” thì câu trả lời là “Có”. Bởi bấm huyệt giảm đau là một phương pháp hoàn toàn có thể thực hiện được trong giai đoạn hành kinh. Xoa bóp bấm huyệt không chỉ giúp giảm đau tức thời mà nó còn hiệu quả trong việc lưu thông khí huyết, giúp kinh nguyệt ra đều, giảm lượng máu bầm, máu cục.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.