Bị tinh trùng yếu có chữa được không?

Bị tinh trùng yếu có chữa được không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Bị tinh trùng yếu có chữa được không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Võ Thiện Ngôn –Khoa Ngoại tổng hợp – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng

Khi tinh trùng yếu sẽ làm khả năng thụ thai bị suy giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản nam giới, có thể là nguyên nhân của vô sinh. Vậy nam giới bị tinh trùng yếu có chữa được không?

1. Như thế nào là nam giới bị tinh trùng yếu?

Tinh trùng yếu là tình trạng số lượng tinh trùng ít, chất lượng bị suy giảm. Do khả năng vận động của tinh trùng giảm, thời gian tồn tại ngắn và dễ bị chết trên hành trình gặp trứng do vậy rất khó thụ thai. Để chẩn đoán, người bệnh cần được thực hiện xét nghiệm tinh dịch đồ. Tuy nhiên bằng cảm quan, các dấu hiệu sau đây có thể gợi ý tình trạng tinh trùng bị yếu:

  • Tinh dịch loãng, số lượng tinh trùng ít: Bình thường tinh dịch thường có độ dính và nhớt đặc trưng, loãng như nước vo gạo, đó là bất thường gợi ý cho sự suy giảm về số lượng và chất lượng tinh trùng.
  • Tinh dịch đông đặc: Bình thường, khi ở nhiệt độ 37 độ C, tinh dịch từ thể sệt, quánh sẽ hóa lỏng sau khoảng thời gian dưới 60 phút. Nếu tình trạng này không diễn ra hoặc hóa lỏng một phần thì đây là dấu hiệu tinh dịch bị đông đặc.
  • Tinh dịch bị vón cục: Biểu hiện là trong tinh dịch xuất hiện các hạt trắng nhỏ như hạt cơm, khi bóp vào thấy mịn tơi như bột. Tinh dịch vón cục khiến tinh trùng trong đó dễ bị chết và khó di chuyển để thụ tinh với trứng.
  • Tinh dịch màu sắc bất thường: Màu sắc của tinh dịch bất thường hoặc có mùi lạ.

2. Những nguyên nhân tinh trùng yếu thường gặp

“Vậy tinh trùng yếu có chữa được không?” Muốn trả lời được câu hỏi này, bạn cần biết các nhóm nguyên nhân dẫn đến tinh trùng yếu như dưới đây.

Nhóm bệnh lý ở nam giới:

  • Giãn tĩnh mạch thừng tinh: Nguyên nhân này thường gặp nhất gây bệnh lý tinh trùng yếu nhưng hiện nay có thể điều trị được.
  • Nhiễm trùng: Các viêm nhiễm cơ quan sinh dục như viêm tinh hoàn hoặc viêm mào tinh hoàn, các bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV/AIDS…
  • Các khối u, đặc biệt là u ở các tuyến nội tiết có thể làm mất cân bằng nội tiết tố hoặc trong quá trình điều trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
  • Mắc bệnh tự miễn hoặc các rối loạn di truyền và dị tật bẩm sinh.
  • Các thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh tinh gây tinh trùng yếu như một số nhóm thuốc kháng sinh và nhóm thuốc chống trầm cảm,…

Môi trường sống, ngoại cảnh:

  • Phơi nhiễm hóa chất: Phơi nhiễm với Benzene, Toluene, chất xylene, vật liệu sơn, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,… trong thời gian dài.
  • Nhiễm độc kim loại nặng như kim loại chì, thủy ngân, asen, crom,…
  • Nhiễm tia xạ như các tia X, tia xạ độc hại từ công việc hoặc môi trường sinh sống.

Lối sống sinh hoạt và các thói quen:

  • Uống rượu và các đồ uống có cồn: Điều này có thể làm giảm nồng độ chất testosterone trong máu và ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng.
  • Tâm lý: Căng thẳng, stress, trầm cảm kéo dài gây tác động tiêu cực tới sự sinh tinh.
  • Thói quen xấu như hút thuốc lá, thức khuya, ngồi lâu 1 vị trí, tắm nước quá nóng, mặc quần quá chật, bó sát, chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng, kiêng khem quá mức,… đều gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe sinh sản.
  • Thể trạng, cân nặng: Béo phì hoặc quá gầy đều có thể tác động trực tiếp lên tinh trùng hoặc gây mất cân bằng nội tiết tố nam ảnh hưởng tới quá trình sinh tinh.

Tuy nhiên, một số trường hợp người bệnh bị yếu tinh trùng nhưng không rõ nguyên nhân.

3. Bị tinh trùng yếu có chữa được không?

Nam giới bị tinh trùng yếu vẫn có thể được chữa khỏi. Tuy nhiên, bạn cần thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa nam học – tiết niệu để xác định chính xác nguyên nhân gây ra, đồng thời tuân thủ phác đồ, hướng dẫn của các chuyên gia, kết hợp với thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh. Tùy thuộc từng mức độ bệnh nhẹ hay nặng hoặc nguyên nhân, mỗi người sẽ có phác đồ điều trị riêng giúp cải thiện và có thể chữa dứt điểm được bệnh. Sau đây là các cách chữa bệnh yếu tinh trùng:

3.1. Thuốc nội khoa Tây y

Trên lâm sàng, thuốc Tây y được chỉ định sử dụng nhiều nhất trong bệnh lý tinh trùng yếu khi nguyên nhân gây bệnh được xác định rõ ràng. Thuốc được dùng cải thiện nhanh chóng các triệu chứng của bệnh, gia tăng số lượng cũng như chất lượng tinh trùng.

  • Thuốc kháng sinh: Sử dụng khi nguyên nhân xác định có viêm nhiễm (viêm nhiễm ở mào tinh, viêm tinh hoàn và bệnh lậu,…).
  • Thuốc hormone cân bằng nội tiết: Xét nghiệm cho thấy có sự mất cân bằng của nội tiết tố nam. Nhóm thuốc hormon nam được chỉ định cần được dùng theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ, thuốc được kê đơn, và theo dõi đánh giá hiệu quả sử dụng, nam giới không nên tự ý sử dụng. Một số tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc hormone nam bao gồm: Đau bụng, đau mỏi khớp, đau cơ, nhức đầu, buồn nôn, tiêu chảy, phát ban ở da,trứng cá, ngứa da… Các tác dụng phụ này có thể mất đi sau khi ngưng thuốc, người bệnh cần thông báo lại cho bác sĩ điều trị để được tư vấn.
  • Các thuốc hormone hoạt động theo cơ chế kích thích sản xuất tinh trùng nhờ tăng cường bài tiết testosterone, giúp điều hòa đường huyết, tăng tiết dịch lỏng và kích thích sản xuất ra nhiều tinh trùng. Một số thuốc khác giúp tăng lưu lượng máu huyết đến cơ quan sinh dục nam nhiều hơn, giúp dương vật cương tốt hơn.

3.2. Điều trị tinh trùng yếu bằng thảo dược chứa bạch tật lê, nhân sâm, keo ong và hoàng bá

Theo Đông y, có nhiều nguyên nhân gây tình trạng tinh trùng yếu. Phần lớn các bài thuốc Y học cổ truyền điều trị tinh trùng yếu đều tác động vào chức năng thận, bổ dưỡng khí huyết và các tạng phủ, tức là nuôi dưỡng từ bên trong tế bào tinh trùng để giúp chúng khỏe mạnh một cách tự nhiên. Trong đó sản phẩm chứa các thành phần như: Nhân sâm, Hoàng bá, Keo ong, Bạch tật lê,… được sử dụng khá nhiều.

Vì là thảo dược tự nhiên nên khi sử dụng sẽ không lo tác dụng phụ và có thể dùng trong thời gian dài. Hiện nay, xu hướng kết hợp thảo dược cùng các thuốc Tây y đang được các bác sĩ khuyên dùng để điều trị bệnh lý tinh trùng yếu. Sự kết hợp các vị thuốc thảo dược như Nhân sâm, bạch tật lê, keo ong, hoàng bá… đã được nghiên cứu chứng minh hiệu quả tại 2 bệnh viện lớn trên cả nước về khả năng giúp cải thiện số lượng và chất lượng tinh trùng, điều hòa hormon sinh dục nam và chống viêm nhiễm hiệu quả. Từ đó, giúp tăng khả năng thụ thai tự nhiên.

Tùy vào tình trạng sức khỏe của từng người mà thầy thuốc Y học cổ truyền sẽ có chỉ định dùng các vị thuốc khác nhau để đạt hiệu quả cao nhất. Do vậy, bạn không nên tự ý kết hợp các vị thuốc trên mà cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc để vừa an toàn, vừa hiệu quả.

3.3. Ngoại khoa (phẫu thuật)

Nguyên nhân gây tinh trùng yếu do giãn tĩnh mạch tinh hoặc bệnh lý tắc ống dẫn tinh,… người bệnh cần được làm phẫu thuật.

3.4. Thay đổi lối sống, môi trường sống

Nếu nguyên nhân từ lối sống hoặc môi trường thiếu lành mạnh, người bệnh cần:

  • Không nên làm việc quá sức, tránh thức khuya, không ngồi lâu 1 nơi trong khoảng thời gian dài, mặc quần thoáng dễ chịu, nhiệt độ xung quanh vùng bìu không nên quá nóng (không đặt laptop lên đùi,…), cần tránh tiếp xúc những hoá chất, tia xạ và kim loại nặng gây hại.
  • Duy trì tập luyện thể dục, giảm cân khi cơ thể béo phì, tinh thần lạc quan, tâm lý thoải mái, tránh các stress, trầm cảm sẽ giúp hỗ trợ cải thiện chất lượng của tinh trùng.
  • Có chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, bổ sung các thực phẩm, thức ăn, đồ uống chứa nhiều các dinh dưỡng có lợi cho tinh trùng như kẽm, mangan, selen, các vitamin (vitamin C, vitamin B12, các vitamin A) và nhóm axit béo omega – 3,… Thức ăn nên đa dạng nhiều loại rau xanh, quả chín như cam chanh, khoai tây, các loại rau cải, rau cải bó xôi, các quả ớt ngọt, thịt đỏ, các loại trứng, ốc, hến, cá hồi, hàu, sữa và sản phẩm từ sữa…
  • Không hút/bỏ thuốc lá, hạn chế tối đa thức uống có ga, có cồn. Có lối sống năng động, khoa học.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.