Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Có nên bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Hoại tử khớp háng thường gặp chủ yếu ở những người lớn tuổi. Nguyên nhân của triệu chứng này một phần cũng do tuổi tác gây nên tình trạng mài mòn khớp kéo dài. Vậy có nên thực hiện điều trị hoại tử khớp háng bằng cách bấm huyệt hay không. Bài viết này sẽ cung cấp thêm những thông tin liên quan đến phương pháp này.
1. Hoại tử khớp háng
Hoại tử khớp háng được biết đến với những cơn đau kéo dài khiến cho cấu trúc của khớp bị biến đổi. Thời gian kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng cho người bệnh trong đó có thể bao gồm cả tàn phế. Những ảnh hưởng này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người bệnh mà còn tạo thêm gánh nặng bệnh tật cho chính người bệnh cũng như gia đình và xã hội. Tuy nhiên, bệnh hoại tử khớp háng được chẩn đoán và điều trị sớm có thể giúp giảm các nguy cơ tiềm ẩn do bệnh gây ra đồng thời làm chậm quá trình phát triển của bệnh, và làm giảm tình trạng đau đớn gây ra cho bệnh nhân.
Hoại tử khớp háng thường bao gồm hai thể bệnh: hoại tử khớp háng nguyên phát chiếm khoảng 50% trường hợp bệnh nhân và thường gặp nhiều ở những người có độ tuổi từ 60 tuổi trở lên. Hoại tử khớp háng thứ phát có thể được chia thành hai loại như hoại tử khớp háng sau chấn thương với các trường hợp như gãy cổ xương đùi, trật khớp háng hoặc vỡ ổ cối… Hoại tử khớp háng với biến dạng mắc phải coxa plana hoặc sau khi bị vô khuẩn chỏm xương đùi. Hoại tử khớp háng trên nền dị dạng cũ với các tình trạng như trật khớp háng, thiểu sản khớp háng…
Những nguyên nhân gây ra tình trạng hoại tử khớp háng bao gồm nguyên nhân nguyên phát do tuổi cao và nguyên nhân thứ phát có thể do tiền sử khớp háng với các bệnh liên quan đến viêm do thấp khớp, viêm khớp, viêm cột sống dính khớp… Hoặc chấn thương khớp háng do lao động, tập luyện thể thao… hay hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi không tuân thủ điều trị dẫn đến thoái hoá khớp háng ở tuổi trung niên, hoặc thoái hoá khớp háng do dị tật bẩm sinh với cấu tạo bất thường ở khớp háng hoặc ở chi dưới.
Một số các triệu chứng của hoại tử khớp háng bao gồm trạng thái đau cơ học, và cơn đau sẽ tăng dần lên khi thực hiện vận động, đau cả người khi nghỉ ngơi, hạn chế vận động và đi lại cảm thấy khó khăn, người bệnh có thể bị đau vùng bẹn, sau đó lan sang đùi, và mức độ đau tăng lên khi cử động hoặc đứng lâu, người bệnh thường xuyên có cảm giác tê mỏi và tê cứng khi vận động hoặc do duỗi khớp đùi háng… Những cơn đau đối với tình trạng hoại tử khớp háng có thể xảy ra đột ngột khi đổi tư thế hoặc khi đi lại hoặc khi thời tiết chuyển mùa với nhiệt độ nóng lạnh đột ngột.
2. Những tác dụng của bấm huyệt trong điều trị hoại tử khớp háng
Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng hay bấm huyệt chữa đau khớp háng sẽ có tác dụng làm chậm nhịp nhàng và mềm mại với các tác động ức chế thần kinh làm cơ thư giãn đồng thời giảm đau. Khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt có kích thích cơ thể tiết ra morphin nội sinh endorphin giúp giảm đau nhưng không gây nghiện và không độc hại cho cơ thể như sử dụng thuốc tiêm morphin. Đồng thời hợp chất này còn có tác dụng giúp cơ thể giảm đau và thư giãn cơ thể.
Thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa đau khớp háng còn giúp làm tăng lưu thông máu qua hệ thống mao mạch, tĩnh mạch ở các cơ quan và bộ phận của cơ thể. Những tác dụng của xoa bóp bấm huyệt sẽ tác động tới sự lưu thông mao mạch cũng như ảnh hưởng tới số lượng mao mạch hoạt động. Sự giãn nở mạch máu đồng thời giúp máu huyết lưu thông tốt làm cho các cơ quan và bộ phận trong cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, oxy, đồng thời thải trừ các loại chất độc, cặn bã ra khỏi cơ thể. Vì vậy, khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt sẽ giúp các các tổ chức cơ thể được hoạt động lại và phục hồi nhanh chóng.
Đối với khớp khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt có thể tăng cường cung cấp chất dinh dưỡng đến bao hoạt dịch giúp tăng tiết nhờn làm trơn các ổ khớp đặc biệt khớp háng. Còn đối với xương thì hoạt động xoa bóp bấm huyệt giúp cải thiện tuần hoàn cơ giúp cho xương được nuôi dưỡng tốt hơn đồng thời làm tan tụ máu cơ, chống kết dính các sợi cơ và gân trong chấn thương. Xoa bóp bấm huyệt còn giúp cung cấp máu đến khớp xương, bao khớp, gân cơ, dây chằng tốt hơn, gia tăng quá trình tiết hoạt dịch làm tăng tính đàn hồi của dây chằng.
3. Cách thực hiện xoa bóp bấm huyệt chữa hoại tử khớp háng
Trong điều trị hoại tử khớp háng thì cần kết hợp cả xoa bóp bấm huyệt và vận động khớp háng. Chú ý cả xoa bóp bấm huyệt chi dưới, xung quanh khớp háng đau và đùi bên đau.
Để thực hiện xoa bóp bấm huyệt thì người bệnh cần nằm ngửa và bác sĩ trị liệu đứng bên cạnh. Trước tiên sẽ thực hiện xoa xát vùng đùi bên tổn thương để giúp bôi trơn dầu xoa tránh trầy xước da. Tiếp đến bóp nắn cơ khu vực đùi với các cơ tứ đầu đùi, cơ may, cơ tam đầu, và không thực hiện bóp cơ vùng mặt trong của 1⁄3 trên đùi vì ở vị trí này có khá nhiều các tổ chức bạch huyết. Sau đó, sử dụng hai bàn tay nhào các cơ tứ đầu đùi và cơ tam đầu vùng đùi. Tiếp tục sử dụng mô ngón cái và ngón út day ở các vị trí cơ vùng đùi. Sau đó, sử dụng đầu ngón tay áp sát da vùng đùi và thực hiện vuốt cơ vùng đùi.
Sau đó thực hiện vận động khớp háng với tư thế ngả đùi thì bệnh nhân nằm ngửa, để bàn chân này lên gối của bàn chân kia rồi thực hiện ngả đùi xuống, bác sĩ trị liệu đúng bên cạnh thực hiện một tay giữ hông, một tay ấn đầu gối sao cho chạm giường với tần suất từ 2 đến 3 lần và sau đó thực hiện đổi bên chân kia. Trạng thái khép đùi, bệnh nhân sẽ thực hiện nằm ngửa, co gối, đồng thời dang rộng hai bàn chân. Bác sĩ trị liệu đứng bên cạnh và giữ đầu gối của người bênh cho luân phiên khép đùi vào bên trong, sao cho đầu gối chạm giường từng bên một và thực hiện động tác này từ 2 đến 3 lần. Người bệnh tiếp tục thực hiện co đùi với tư thế nằm ngửa và bác sĩ trị liệu đúng cạnh để giúp bệnh nhân co gối và giữ đầu gối gập đùi vào trong bụng. Thực hiện động tác này hai đến ba lần và đổi chân. Khi bệnh nhân ở tư thế nằm sấp bác sĩ trị liệu sẽ cho thực hiện dang đùi bằng cách cầm hai cổ chân người bệnh rồi dạng chân ra khép chân vào vài lần.
4. Biện pháp phòng ngừa bệnh hoại tử khớp háng
Nếu trường hợp người bệnh bị viêm hoặc chấn thương hoặc dị tật bẩm sinh ở khớp háng thì cần được điều trị tích cực càng sớm càng tốt giúp hạn chế những nguy cơ gây hoại tử khớp háng khi tuổi càng tăng cao. Những người bị tình trạng thoái hóa khớp háng có thể thực hiện phòng ngừa tình trạng này bằng cách tập thể dục nhẹ nhàng hàng ngày, đồng thời nên thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cùng với thực hiện lối sống lành mạnh. Hơn nữa, với những bệnh nhân thoái hóa khớp nên duy trì tinh thần thoải mái, ngủ đủ giấc cũng giúp cải thiện tình trạng bệnh.
Bệnh hoại tử khớp háng có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng tác động tiêu cực tới sức khoẻ. Cho nên bệnh nên được chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Nếu bạn có cảm thấy những dấu hiệu hoặc triệu chứng nghi ngờ về căn bệnh này thì bạn nên đi khám bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân và phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.