Viêm gan B là gì ?
Bệnh viêm gan B ( HBV – Hepatitis B virus) là một dạng bệnh gan do virus viêm gan siêu vi B gây ra. Viêm gan có thể làm tổn thương gan, thậm chí ung thư gan.
Con đường lây nhiễm viêm gan B
Virus viêm gan B chỉ có thể thông qua con người để lan trueyefn, nguồn lây nhiễm chủ yếu là người bệnh. Thời kì sau tiềm ẩn và thời kì đầu phát bệnh của viêm gan B cấ tính, tình truyền nhiễm rất mạnh. Có rất nhiều trường hợp bệnh nhân không vàng da, nhưng do không vàng da và không có triệu chứng đặc thù, thường khó phát hiện bệnh sau khi phát bệnh, do vậy tính nguy hiểm lớn là dễ được lây truyền trong đám đông.
Một số con đường lây truyền chủ yếu sau
- Truyền qua máu: ví dụ truyền máu, huyết tương, huyết thanh và các chế phẩm từ máu khác thông qua tiêm vào nguồn máu mà lan truyền
- Lan truyền sang thai nhi: trong quá trình mang thai, người mẹ nhiễm virus viêm gan B thì đứa trẻ sẽ mắc bệnh, do virus được truyền trực tiếp từ mẹ sang con.
- Truyền bệnh do tiếp xúc: qua con đường mại dâm, quan hệ đồng tính, vợ chồng đều có khả năng lây nhiễm viêm gan B.
- Truyền qua côn trùng cắn: những vết cắn của côn trùng hút máu và muỗi hút máu có thể truyền virus viêm gan B.
- Truyền qua tiếp xúc gần gũi trong sinh hoạt
Tiếp xúc gần gũi trong thời gian dài với người bị viêm gan B, nước bọt, máu, sữa của người bệnh đều có thể nhiễm vào các sản phẩm đồ dùng, khi niêm mạc da tổn thương dễ dẫn đến nhiễm virus viêm gan B.
Triệu chứng
Viêm gan B thể cấp tính
Thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 6 tháng. Ở Tình trạng cấp tính thì hệ miễn dịch của cơ thể tự xóa virus khỏi cơ thể.
- Sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh
- Người mệt mỏi không muốn ăn uống, đi lại làm tồn tại ở các cấp độ khác nhau.
- Vàng da, vàng mắt: đây có thể là triệu chứng rõ ràngđể người bệnh nhận biết có vấn đề về gan hay không? Tuy nhiên ở rất nhiều người biểu hiện này không rõ ràng hoặc có thể không xuất hiện.
Chứng vàng da ở viêm gan do virus là do sự tổn thương của tế bào gan và đường mật. Khi tế bào gan bị tổn thương, không thể chuyển biến toàn bộ bilirubin gián tiếp và cũng không thể bài tiết bilirubin. Đồng thời, đường mật bị phá vỡ làm cho bilirubin gián tiếp và bilirubin trực tiếp chảy trở vào khe dạng xoang và máu, bilirubin trong huyết thanh tăng cao gây vàng da, vàng mắt.
- Gan phù : gan nằm ở vùng hông bên phải, có thể chạm thấy, đường kính trên lớn hơn phạm vi bình thường và cứng, mép và bề mặt có thể thay đổi, chạm thấy đau. Ở thể cấp tính loại hình vàng da, gan phù nhẹ và mềm.
Đợt cấp kéo dài từ 2-3 tuần. Những biểu hiện như: mệt mỏi, gầy sốt, đau bụng… rất dễ làm cho người bệnh hiểu lầm là bị suy nhược thần kinh hoặc tiêu hóa kém. Điểm đặc biệt đáng lưu ý ở viêm gan B thể cấp tính là có thể không xuất hiện triệu chứng, hoặc triệu chứng nhẹ người bệnh có thể hồi phục nếu phát hiện và chữa trị kịp thời.
Viêm gan B thể mạn tính
Phần lớn người bệnh dần phục hồi sau 3-5 tháng, nhưng khoảng 10-20% bệnh nhân từ cấp tính chuyển biến thành mạn tính. Cũng có người bắt đầu đã có viêm gan B mạn tính. Viêm gan B mạn tính kéo dài nhiều năm, có thế có hoặc không có triệu chứng. Tuy nhiên hậu quả nghiêm trọng khi mắc viêm gan B mạn tính là xơ gan, ung thư gan…
ở dạng tiềm ẩn thể viêm gan B mạn tính: triệu chứng không rõ rệt, ví dụ như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón, có thể hơi căng tức vùng gan. Thời kì này kéo dài nhưng khả năng phát triển bệnh rất tốt.
Viêm gan B mạn tính dạng hoạt động: Biểu hiện thường rõ ràng hơn ở thể tiềm ẩn, gan hoạt động kém hiệu quả rõ rệt. Ngoài các triệu chứng ở thể tiềm ẩn được biểu hiện nặng hơn thì còn kèm theo :
- răng mũi chảy máu hoặc nhiệt độ hạ thấp
- một số người bệnh còn kèm theo các triệu chứng ngoài gan như viêm khớp, viêm thận, dị ứng, nổi mề đay
- thỉnh thoảng có đợt sốt bất thường, màu máu sẫm
- Tỳ phù to: ở giai đoạn đầu thì tỳ chỉ phù nhẹ và mềm, sau khi bệnh dần hồi phục tỳ cũng bớt phù và trở lại bình thường. Viêm gan mạn tính do virus, đặc biệt là viêm gan B thì tỳ phù to hơn và khá cứng, người bệnh đôi khi có cảm giác đau và trướng do sự tăng sinh của tế bào viêm gan và do áp lực tĩnh mạch cửa dẫn đến.
- Phù thũng: gặp ở chân, mặt, mí mắt… nguyên nhân là do sự chuyển hóa của chất điện phân và nước bị trở ngại, phù thũng có tính mạch máu thần kinh do dị ứng dẫn đến, albumin trong huyết thanh hạ thấp, kèm theo chứng thiếu vitamin B1.
Mức độ nguy hiểm của viêm gan B
Mức độ tác hại của viêm gan B ( HBV) không chỉ dựa vào mức độ lây nhiễm mà còn dựa vào tác hại mà viêm gan B có thể gây ra cho người đọc.
Người bị nhiễm HBV đa số có thể tự khỏi vì cơ thể sản sinh ra hệ thống miễn dịch tụ kháng lại HBV .Khi miễn dịch suy giảm, không tạo ra được kháng thể và không nhận ra được kháng nguyên bề mặt của virus thì virus HBV sẽ tiếp tục xâm nhập và phát triển trong cơ thể. Bệnh diễn biến từ từ nhưng phức tạp, gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể chuyển thành xơ gan và ung thư gan.
- Xơ gan : viêm gan virus là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Xơ gan là kết cục cuối cùng của bệnh lý gan mạn tính. Các tế bào gan sẽ chết đi và thay vào đó là các chất xơ.
- Nôn ra máu: bệnh nhân có thể nôn ra rất nhiều máu tươi, có thể bị choáng váng do mất máu cấp tính và tụt huyết áp.Trong nhiều trường hợp có thể dẫn đến tử vong.
- Hôn mê do suy gan nặng
- Ung thư gan: mỗi năm có khoảng 2,5% bệnh nhân bị xơ gan có thể chuyển hóa thành ung thư gan. Giai đoạn đầu bệnh nhân thường không có triệu chứng gì, Khi khối ung thư phát triển lớn hơn thì bệnh nhân bị sụt cân, đau vùng dưới sườn bên phải, chán ăn, ăn không tiêu, sốt, sức khỏe suy sụp nhanh. Nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, bệnh nhân ung thư gan thường chỉ sống được trong 2-6 tháng, tùy mức độ di căn của khối u.
- Viêm gan D : Bất cứ ai khi đã nhiễm virus viêm gan B thì cũng có thể mắc thêm virus viêm gan D. Từ đó 2 virus tích hợp sẽ phá hủy tế bào gan mạnh hơn.
- Tăng áp suất mạch môn: Bình thường, gan có chức năng lọc máu. Tuy nhiên khi bị nhiễm virus siêu vi B thì sẽ dẫn đến tình trạng xơ gan ( tạo các mô xơ gan). Nếu mô xơ ở vị trí tĩnh mạch thì sẽ khiến các mạch máu bị xiết lại làm tăng áp suất mạch môn, từ đó sẽ gây ra hàng loạt biến chứng nguy hiểm
Phòng ngừa viêm gan B
Con đường lan truyền của bệnh viêm gan B hết sức phức tạp . Sau đây là 3 cách đề phòng chủ yếu:
a, Kiểm soát nguồn truyền bệnh:
Bệnh nhân viêm gan B cấp tính và người mang virus viêm gan B là nguồn truyền bệnh. Người mang virus mạn tính rất nhiều khó khăn lớn cho việc kiểm soát nguồn truyền bệnh. Khi kiểm tra cơ thể của những người làm các nghề ăn uống, dịch vụ nếu phát hiện nguồn truyền bệnh, cần điều chỉnh cương vị công tác. Những người hiến máu thông qua kiểm tra phát hiện mang virus thì cấm không cho hiến máu.
b, Cắt đứt con đường truyền bệnh:
Phòng chặn truyền bá nguồn bệnh từ bệnh viện, giảm truyền nhiễm do truyền máu, người hiến máu mỗi lần hiến đều phải dùng phương pháp mẫn cảm tiến hành kiểm tra virus viêm gan B. Chế phẩm từ máu đều được chọn lựa nghiêm ngặt, những nơi chế tạo bảo đảm không có ô nhiễm. Dụng cụ y khoa cần được tiệt trùng nghiêm chỉnh, khi tiêm phải dụng cụ tiêm một lần. ngăn cản việc truyền từ mẹ sang con, trẻ sơ sinh cần được tiêm chủng vaccine chống viêm gan B, đề phòng sự lan truyền qua quan hệ giới tính và lan truyền trong gia đình.
c, Bảo vệ nhóm người dễ bị nhiễm:
Thứ nhất là trẻ sơ sinh và trẻ trước tuổi đi học là nhóm người chủ yếu dễ bị nhiễm virus viêm gan B. Thứ hai là những người trong cùng gia đình với người bị nhiễm virus viêm gan B. Thứ ba là nhóm người làm việc ở những nơi có nguy cơ nhiễm virus viêm gan B cao( ăn uống, nhân viên điều dưỡng…) cần phải được tiêm chủng vaccine viêm gan B.
Những người chưa nhiễm viêm gan B đều có thể tiêm vaccine viêm gan B.
Biện pháp điều trị
Theo Tây y:
Đối với bệnh viêm gan cấp tính thì biện pháp điều trị chủ yếu là: chú ý nghỉ ngơi, chú ý về ăn uống và điều trị bằng thuốc.
- Chú ý nghỉ ngơi: tế bào gan bị tổn thương nên phù trương, hoạt tử. Do vậy một khi xác định đúng cần phải lập tức nằm nghỉ ngơi, nằm vài ngày cho bệnh ổn định. Chủ yếu dựa vào sự suy giảm của vàng da hoặc gần trở lại bình thường, chức năng gan cơ bản hồi phục.
- Chú ý ăn uống: nguyên tắc là dùng những thức ăn giàu protein, vitamin, ít chất béo là chính, tránh ăn cay và những chất kích thích có tính nóng như ớt, hành tây… Tránh ăn nhưng thức ăn giàu purin như gan, thận, heo…
- Sử dụng thuốc: nguyên tắc điều trị bằng thuốc ở thời kì cấp tính, chủ yếu là tiêu viêm giải độc( Potenlin) , bảo vệ gan( glucurolacton; vitamin B12,…) hạ enzyme, giải vàng da và điều tiết miễn dịch( interferon).
Đối với bệnh viêm gan mạn tính
Viêm gan B mạn tính gồm hai dạng là dạng tiềm ẩn và dạng hoạt động. Phương pháp điều trị là phải có chế độ nghỉ ngơi hợp lí, tăng dinh dưỡng, thuốc điều trị giống viêm gan B cấp tính tuy nhiên trọng điểm là thanh trừ virus, điều tiết miễn dịch. Do vậy, trên con đường điều trị cơ bản phải khống chế sự phục hồi virus và điều tiết phản ứng miễn dịch của cơ thể, đây là mục đích căn bản trong điều trị viêm gan B mạn tính.