Các phương pháp điều trị khô cứng khớp theo Y Học Cổ Truyền

Các phương pháp điều trị khô cứng khớp theo Y Học Cổ Truyền

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các phương pháp điều trị khô cứng khớp theo Y Học Cổ Truyềncung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Khô khớp là hiện tượng khi cử động khớp có tiếng kêu lạo xạo, trước đây bệnh lý này thường mắc do tuổi tác tuy nhiên ở thời buổi hiện nay, khô khớp, cứng khớp còn là nguyên nhân của các bệnh gout, viêm khớp, viêm bao hoạt dịch, do ảnh hưởng của lối sống, cân nặng và chế độ ăn uống thiếu chất cũng ảnh hưởng tới khớp.

1. Dấu hiệu nhận biết bệnh khô khớp, cứng khớp

Có một vài biểu hiện dễ dàng nhận thấy nhất ở bệnh khô khớp như sau:

  • Đau mỏi khớp
  • Khớp phát ra những tiếng kêu
  • Cứng khớp
  • Sưng tấy khớp

Hãy đi khám bác sĩ đông y khi gặp phải những tình trạng trên để có những phác đồ điều trị triệt để nhất tình trạng này.

2. Nguyên nhân khô khớp gối

Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khô khớp gối là tổn thương sụn khớp, tổn thương xương dưới sụn khớp và giảm tiết dịch khớp.

Do tính chất công việc và thói quen sinh hoạt mà ngày nay tình trạng khô khớp ngày càng trẻ hóa. Điều đó phát sinh do các thói quen như: không cung cấp đầy đủ chất, dùng chất kích thích dễ gây tổn thương cho xương khớp, người thừa cân béo phì, lao động nặng gây mòn sụn khớp, dân văn phòng ngồi cả ngày ít vận động…

3. Nên và không nên ăn gì ở người khô, cứng khớp?

Một số thực phẩm nên ăn tốt cho xương khớp:

Các loại thực phẩm giàu Omega 3 như cá biển, cá hồi, cá trích, cá ngừ… nên ăn 2-3 lần/ tuần. Ngũ cốc như yến mạch, gạo lứt, các loại đậu đặc biệt là đậu nành. Sử dụng sữa đều đặn và thường xuyên 2-3 ly/ ngày giúp cơ thể dẻo dai hơn. Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây, cung cấp đầy đủ vitamin C. Đặc biệt, uống nhiều nước để giúp tạo môi trường ẩm, giúp bôi trơn và tăng thêm độ đàn hồi cho khớp.

Thực phẩm nên ăn chống khô khớp, cứng khớp
Thực phẩm nên ăn chống khô khớp, cứng khớp

Thực phẩm không nên ăn có hại cho cơ thể và xương khớp:

Hạn chế tối đa đồ ăn dầu mỡ, chất béo, đặc biệt là dầu mỡ động vật. Không nên ăn thức ăn nhanh, thực phẩm đóng gói, đóng hộp sẵn vì thực phẩm đó chứa nhiều hàm lượng muối gây nên bệnh viêm khớp.

4. Cách điều trị khô cứng khớp bằng Y Học Cổ Truyền

Theo Y Học Hiện Đại thường chỉ dùng các thuốc giảm đau và thực phẩm chức năng bổ sung canxi.

Theo Đông y đau khớp là do Kinh lạc bế tắc. Nguyên lý của Y Học Cổ Truyền là điều trị bệnh từ gốc rễ bệnh. Đông y có thể dùng các phương pháp vật lý trị liệu, trị liệu thần kinh và cột sống.

  • Vật lý trị liệu: phương pháp này giúp các khớp được dần dần cải thiện, vận động linh hoạt, dễ dàng hơn, giảm đau và phù nề tại các khớp. Hiện nay có nhiều thiết bị hỗ trợ quá trình trị liệu giúp phát huy tác dụng tái tạo sụn, thúc đẩy sản xuất dịch nhờn, collagen tại các mô, hỗ trợ sụn khớp được phục hồi an toàn và hiệu quả hơn.
Phương pháp vật lý trị liệu
Bên cạnh thuốc đông y chữa xương khớp thì có thể tham khảo các phương pháp vật lý trị liệu
  • Trị liệu thần kinh, nắn chỉnh xương khớp: đây là phương pháp cần đến sự can thiệp của các y bác sĩ có chuyên môn và kỹ thuật cao để điều chỉnh lại các vùng khớp bị sai lệch trở về vị trí ban đầu, kích thích khả năng tự chữa lành của cơ thể, cắt cơn đau và trở về trạng thái cân bằng của cơ thể.
Nắn chỉnh khớp gối
Nắn chỉnh khớp gối có thể kết hợp với các loại thuốc điều trị khô khớp
  • Xoa bóp bấm huyệt:
  • Kỹ thuật thực hiện: xoa bóp, ấn day, lăn các vùng cổ, mặt, đầu, vai, gáy và các huyệt vị.
  • Các huyệt vị:tùy từng bệnh nhân khác nhau mà có những phương pháp xoa bóp và bấm, day vào các huyệt vị tương ứng tại vùng đau (vị trí huyệt vị như hình mô tả). Thực hiện xoa bóp 30 phút/ lần/ngày. Một liệu trình điều trị tùy theo mức độ và diễn biến bệnh của từng bệnh nhân.
Bấm huyệt điều trị khô cứng khớp
Bấm huyệt điều trị khô cứng khớp kết hợp với thuốc điều trị khô khớp

Châm cứu: Để chữa bệnh viêm khớp và giúp giảm đau, cứng khớp, bác sĩ có thể đưa ra các phác đồ châm cứu tại các huyệt đạo sau:

  • Đau vai gáy: Tác động tại huyệt Phong trì, Phong môn, A thị huyệt, cách du, khúc trì, hợp cốc, thiên tông
  • Đau lưng: Tác động tại huyệt Ủy trung, thận du, chí thất, Yêu dương quan
  • Viêm khớp gối: Tác động tại huyệt Tất nhãn, độc tỵ, Huyết hải, Lương khâu, Âm lăng tuyền, Tuyệt cốt, Thận du…
  • Ngoài ra còn các huyệt đạo chữa viêm khớp dạng thấp và thoát vị đĩa đệm được châm theo chỉ định của bác sĩ

Cấy chỉ: Đây là phương pháp được chỉ định trong điều trị thoái hóa khớp gối bằng cách dùng kim đưa chỉ tự tiêu vào huyệt đạo của người bệnh có vai trò kích thích huyệt đạo để cân bằng được âm – dương trong cơ thể.

Cấy chỉ và các huyệt điều trị thoái hóa khớp gối như: huyệt Độc Tỵ, Lương Khâu, Huyết Hải, Âm Lăng Tuyền…

Các phương pháp nói trên đều cần có chuyên môn kỹ thuật từ các bác sĩ và có phác đồ điều trị rõ ràng với cơ sở vật chất cũng như bác sĩ có chuyên môn tay nghề cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.