Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Các thảo dược tốt cho xương khớpcung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Từ lâu việc sử dụng các thảo dược từ tự nhiên trong điều trị các bệnh lý về xương khớp đã được chứng minh là an toàn, hiệu quả và ít gây tác dụng cho người bệnh. Cùng tìm hiểu về các loại dược liệu tốt cho xương khớp qua bài viết dưới đây.
1. Ngưu tất
Trong Y Học Cổ Truyền, ngưu tất là dược liệu có tính ôn, vị chua, đắng và quy vào kinh can thận. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh công dụng của dược liệu này là hành ứ, phá huyết và sau khi chế biến có tác dụng bổ can thận, mạnh gân cốt nên được sử dụng rất phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền điều trị các bệnh lý về xương khớp. Trong đó bài thuốc thường được áp dụng là dùng 3 – 9g ngưu tất đem sắc lấy nước uống theo đợt – giúp lợi gân cốt, bổ thận, giảm các triệu chứng viêm khớp, đau khớp, đau bụng kinh. Đặc biệt, cao khô Ngưu tất bào chế dạng viên uống được dùng trong điều trị huyết áp cao, tăng cholesterol máu, xơ vữa động mạch.
2. Dây đau xương
Dây đau xương có tên khoa học Tinospora sinensis Merr. – thuộc họ Tiết đề Menispermaceae, có tính mát, vị đắng và quy và kinh can. Đây là một trong những loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp. Thảo dược này dạng dây leo, chiều dài từ 7 – 8cm có cành rũ xuống, thân và lá cây có lông, lá cây hình tim có phần cuống tròn và hõm lại, phía đỉnh hẹp thành mũi nhọn với chiều dài 10 – 20cm, chiều rộng 8 – 10cm tỏa hình chân vịt.
Các nghiên cứu khoa học cho thấy, dây đau xương chứa hàm lượng lớn các alcaloid, một hợp chất glucosid phenoic có tên là tinosinen, 2 hợp chất dinorditerpen là tinosinesid A và B. Tác dụng dược lý của dược liệu này như sau:
- Ức chế hoạt tính gây có thắt cơ trơn của acetylcholin và histamin ở động vật thí nghiệm;
- Gây ảnh hưởng đến huyết áp trên động vật thí nghiệm, ức chế hệ thần kinh trung ương biểu hiện trên các triệu chứng quan sát bên ngoài của động vật thí nghiệm, tác dụng hiệp đồng với thuốc ngủ, tác dụng lợi tiểu và an thần.
Dựa vào những tác dụng dược lý đã được nghiên cứu, dây đau xương được chủ trị dùng trong điều trị đau nhức xương khớp, phong thấp tê bại, đau người. Một số bài thuốc Đông y sử dụng dây đau xương trong điều trị như sau:
- Bài thuốc chữa bong gân, sai khớp xương: Dùng lá cây đau xương, vỏ sồi, quế, hồi hương, gừng sống, mủ xương rồng bà, lá canh châu, lá náng, lá mua, lá kim cang, củ nghệ, huyết giác, hạt máu chó, hạt trấp, lá tầm gửi cây khế, lá bưởi bung. Hỗn hợp dược liệu đem giã nhỏ, sao nóng và chườm lên vị trí bong gân, sai khớp xương;
- Bài thuốc trị rắn cắn: Dùng 20g lá dây đau xương, 20g lá tía tô, 30g lá thài lài, 50g rau sam. Hỗn hợp dược liệu được dùng khi còn tươi, đem giã nhỏ, vắt lây nước uống, bã dùng đắp lên vết thương;
- Bài thuốc trị thấp khớp: Sử dụng một lượng bằng nhau các dược liệu gồm dây đau xương và củ kim cang. Chế biến hỗn hợp dược liệu thành dạng cao đặc và dùng uống 6g cao mỗi ngày. Ngoài ra có thể sử dụng bài thuốc gồm các vị thuốc dây đau xương, thổ phục linh, độc lự, lá lốt, huyết giác, tầm xuân, bưởi bung, kê huyết đằng, hoàng nàn chế, ngưu tất chế biến thành cao và đem uống mỗi ngày;
- Bài thuốc trị đau lưng mỏi gối do thận hư yếu: Dùng 12g dây đau xương, 20 củ mài, 20g cẩu tích, 16g đỗ trọng, 16g tỳ giải, 16g bổ cốt toái, 12g củ mài, 12g rễ cỏ xước, 12g thỏ ty tử. Hỗn hợp dược liệu đem sắc hoặc ngâm rượu uống;
- Bài thuốc chữa đau nhức xương khớp, viêm khớp vùng thắt lưng và cổ: Dùng dây đau xương giã nhỏ và trộn với ít nước, đắp lên những vị trí đau nhức.
3. Lá lốt
Ngoài công dụng được dùng như một loại gia vị, lá lốt còn được biết đến là một loại thảo dược tốt cho xương khớp. Trong Y Học Cổ Truyền, thảo dược này có tính ấm, vị cay và công dụng tán hàn, ôn trung, hàn khí chỉ thống, giúp giảm đau xương khớp. Dùng lá lốt phơi trong bóng râm, đến khi héo đem bỏ vào nồi sắc và nấu cùng nước trong thời gian khoảng 30 phút, gạn bỏ phần cặn, lấy nước uống sau bữa ăn tối. Ngoài ra sử dụng lá lốt trong các bữa ăn hoặc dùng ngâm chân cũng rất tốt cho xương khớp.
4. Cây thiên niên kiện
Thiên niên kiện là một vị thuốc quý trong Y Học Cổ Truyền. Trong danh sách các loại thảo dược tốt cho hệ xương khớp thì thiên niên kiện là một trong những vị thuốc đứng đầu trong điều trị. Dược liệu này có vị đắng, cay, tính ấm và mùi thơm, chứa hàm lượng lớn các hoạt chất có công dụng giảm đau. Thiên niên kiện được sử dụng trong điều trị với tác dụng chữa phong thấp, bổ gân cốt, chỉ thống tiêu thũng, nhức mỏi các gân xương, đau nhức khớp hoặc bị tê bại co quắp, viêm dây chằng, thoái hóa khớp và đau thần kinh tọa.
Một số bài thuốc Đông y sử dụng bách niên kiện như sau:
- Bài thuốc chữa tê thấp và nhức mỏi gân cốt: Dùng 9 – 12g Thiên niên kiện kết hợp với Cỏ xước, Độc lực và Thổ phục linh đem sắc thành thuốc uống. Duy trì sử dụng bài thuốc theo đợt từ 2 – 3 tháng;
- Bài thuốc chữa thoái hóa cột sống: Dùng 6 – 12g thiên niên kiện đem ngâm rượu hoặc sắc lấy nước uống. Bài thuốc giúp thúc đẩy lưu thông khí huyết, giảm đau nhức hiệu quả, mạnh gân cốt cho người bệnh xương khớp.
5. Gừng
Gừng là vị thuốc có công dụng giảm đau và kháng viêm tự nhiên hiệu quả, thảo dược này chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, tác dụng hiệu quả giúp thải trừ độc tố khỏi cơ thể. Ngoài việc sử dụng đơn độc, có thể kết hợp gừng với hành tây và muối rang để đem lại hiệu quả chữa đau khớp tốt. Người bệnh nên sử dụng bài thuốc chườm gừng, muối và hành tây mỗi ngày, liên tục đến khi giảm được triệu chứng đau thì có thể giảm tần suất chườm muối.
Một số dược liệu khác được sử dụng trong các bài thuốc Đông y điều trị đau nhức xương khớp như sau:
- Cây đỗ trọng (Eucommia): Công dụng tăng cường gân cốt khỏe mạnh, trị đau nhức xương khớp, tốt cho thận và gan;
- Rễ cây ngưu bàng: Chứa hoạt chất có công dụng kháng viêm, thường được bào chế dưới dạng bột khô và nên sử dụng 2 lần mỗi ngày;
- Cây tầm ma: Công dụng kháng viêm, giảm đau xương khớp ở mức độ lớn. Dược liệu này chứa nhiều chất khoáng cần cho sự khỏe mạnh của xương khớp (canxi, magie, kali). Dùng cây tầm ma đem sắc lấy nước uống 1 – 2 lần mỗi ngày;
- Vỏ cây liễu trắng: Chứa hoạt chất salicin có công dụng điều trị đau viêm, đặc biệt là viêm khớp lưng, cổ, hồn và đầu gối. Thảo dược này có thể được sử dụng bằng cách sắc lấy nước uống, nhai trực tiếp hoặc bào chế thành viêm. Tuy nhiên vỏ cây liễu trắng chống chỉ định dùng ở phụ nữ đang mang thai;
- Cây thiên lôi: Được sử dụng trong Y Học Cổ Truyền với công dụng điều trị đau khớp, ớn lạnh, sốt, phù và viêm tại chỗ;
- Móng mèo: Chứa các hoạt chất chống viêm khớp, chống oxy hóa nên có công dụng giảm sưng, giảm viêm và tăng cường hệ miễn dịch.
Như vậy, việc sử dụng các bài thuốc nam bào chế từ thảo dược tốt cho xương khớp mang lại nhiều lợi ích và giúp cải thiện triệu chứng ở người bệnh. Tuy nhiên phương pháp điều trị nào cũng có những tác dụng phụ đi kèm nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng trong điều trị bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.