Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?

Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

An xoa là một loại dược liệu cổ truyền được đánh giá có giá trị tốt với rất nhiều loại bệnh. Nhưng trên thực tế vẫn có rất nhiều câu hỏi được đưa ra như cây an xoa chữa được bệnh gì hay cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không? Bài viết này sẽ giải đáp cho công hỏi cây an xoa có công dụng gì.

1. Có thể tìm kiếm cây an xoa ở đâu?

Trong tự nhiên, không quá khó để có thể tìm kiếm cây an xoa bởi đây là giống cây mọc dại. Nó xuất hiện phổ biến ở nhiều tỉnh thành nước ta như Hòa Bình, Bình Phước, Sơn La… ở những nơi có khí hậu ẩm ướt.

Theo Y Học Cổ Truyền, an xoa là cây thân gỗ với hoa màu tím mọc thành cụm. Bao bọc quanh hoa sẽ là những lớp lông mọc li ti. Hai mặt lá cũng có lớp lông màu trắng cứng. Có thể tìm thấy an xoa quanh năm nhưng thời điểm tốt nhất để thu hoạch chính là từ tháng 9 đến tháng 12. Khi đó, thời tiết lạnh những dược chất trong an xoa sẽ đạt cao nhất. Có thể sử dụng tất cả bộ phận trên cây an xoa để làm thuốc như thân, lá, củ,…

2. Cây an xoa có công dụng gì?

Để trả lời cho câu hỏi cây an xoa có công dụng gì thì phải kể đến những thành phần dược liệu quý có trong an xoa. Những dược chất này sẽ mang lại tác dụng tốt cho sức khỏe con người:

  • Alkaloid: Đây là dược chất có tác dụng hỗ trợ, kiềm chế sự phát triển của các tế bào ung thư. Các khối u đặc biệt là u gan cũng sẽ được Alkaloid kiềm hãm lại, kháng ung.
  • Flavonoid: Chất này có trong cây an xoa có khả năng chống lại quá trình oxy hóa của cơ thể, hỗ trợ bảo vệ các tế bào. Hơn nữa flavonoid còn thúc đẩy quá trình tái tạo các niêm mạc bị tổn thương
  • Enzyme: Trong cây an xoa còn chứa thêm rất nhiều enzyme và các hoạt chất tốt khác. Khả năng chính là bảo vệ, tăng cường sức khỏe của gan.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211202_040850_019774_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]cây an xoa chữa bệnh gì
Cây an xoa chữa bệnh gì được nhiều người thắc mắc khi tìm hiểu về loài cây này

3. Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không?

Thông thường, cây an xoa sẽ được kê đơn cho các bệnh về gan như ung thư gan, viêm gan B, xơ gan,… nhưng do đặc điểm khá lành tính và ít gây ra tác dụng phụ nên dù không trực tiếp hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày thì cây an xoa cũng sẽ không gây ra kích ứng niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy khi bị bệnh dạ dày, người bệnh vẫn có thể sử dụng cây an xoa. Tuy nhiên, có những lưu ý rất quan trọng trong việc sử dụng cây an xoa để trị bệnh dạ dày:

  • Trên lá cây an xoa có rất nhiều lớp lông mỏng, chính vì vậy trước khi sử dụng phải sao vàng hạ thổ an xoa. Đây là phương pháp giúp đốt cháy các lông tơ bám trên cây an xoa. Nếu không sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, tạo ra phản ứng phụ nguy hiểm.
  • Không được sử dụng cây an xoa vào lúc đói. Đối với người bệnh dạ dày thì thời gian tốt nhất là 15 phút sau bữa ăn.
  • Dù là dược liệu tốt, lành tính nhưng cũng không được sử dụng quá liều lượng. Chỉ nên dùng tối đa 50gr an xoa trong một ngày.
  • Trong thời gian đầu sử dụng an xoa, nếu có cảm giác bồn chồn, bụng cồn cào thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ – giảm nửa lượng an xoa sử dụng.
  • Phụ nữ có thai và đang trong thời gian cho con bú không được sử dụng cây an xoa. Với trẻ nhỏ đặc biệt là dưới 3 tuổi cần có sự đồng ý của bác sĩ mới được sử dụng.
[wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxsmall/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 128px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxsmall/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 256px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xsmall/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 320px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/small/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 480px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/medium/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 768px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/large/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1024px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xlarge/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1280px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxlarge/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1600px)” _close=”0″][wpcc-element _tag=”source” srcset=”/s3-images/size/xxxlarge/20211202_040736_420875_cay-an-xoa-chua-ben.max-1800×1800.jpg” media=”(max-width: 1920px)” _close=”0″]cây an xoa chữa bệnh gì
Cây an xoa có chữa được bệnh dạ dày không là thắc mắc của nhiều người bệnh

4. Cây an xoa chữa bệnh gì?

Câu hỏi được người bệnh quan tâm nhất chính là cây an xoa chữa được bệnh gì. Các bác sĩ Đông y đã sử dụng rất nhiều an xoa vào các thang thuốc chữa bệnh về gan. Không chỉ dừng lại ở đó, an xoa còn chữa được nhiều bệnh như:

  • Phục hồi chức năng gan: Đối với người bệnh trong tình trạng gan suy yếu, bị tàn phá thì nên sử dụng cây an xoa. Bởi đây là thảo dược có thể giúp làm mát gan, giải độc cho gan và hạ men gan hiệu quả. Nếu sử dụng thường xuyên có thể hỗ trợ tái tạo và phục hồi gan.
  • Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Tuy chưa có một bài nghiên cứu chính thức nào nhưng trên thực tế đã có nhiều người bị bệnh tiểu đường được chữa khỏi nhờ uống an xoa thường xuyên. Khi đó lượng đường trong máu giảm rõ rệt giúp cơ thể phục hồi như trạng thái ban đầu.
  • Điều trị cao huyết áp: Nếu sắc an xoa rồi uống thay nước lọc có thể giúp điều hòa khí huyết. Tránh tình trạng thay đổi huyết áp đột ngột quá cao hay quá thấp.
  • Giảm đau nhức xương khớp do tuổi tác: Khi qua tuổi trung niên, người lớn tuổi rất dễ gặp các vấn đề về xương khớp. Uống nước an xoa thường xuyên cũng có thể giảm thiểu khả năng và làm nhẹ triệu chứng đau xương. An xoa có thể phòng ngừa bệnh loãng xương khá tốt.
  • Viêm đại tràng: Các chất trong an xoa có khả năng bài trừ độc tố ra khỏi cơ thể, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Những người bị bệnh viêm đại tràng khi sử dụng cây an xoa có thể tái tạo lại các tế bào và niêm mạc bị tổn thương. Khi sử dụng an xoa, sẽ có những triệu chứng như đi vệ sinh nhiều, lỏng, cồn cào khó chịu trong ruột. Không cần lo lắng bởi đây là dấu hiệu thể hiện độc tố đang được đẩy ra bên ngoài.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.