Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bạc thau có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Bạc thau được xem như một loại thảo dược quý trong Y Học Cổ Truyền tại Việt Nam. Cố Giáo sư-Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi cũng đã nhắc đến bạc thau trong cuốn sách “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam”. Cây được dùng trong cầm máu, tiêu đờm, thanh nhiệt, … Dưới đây là những thông tin về đặc điểm cụ thể và tác dụng của cây bạc thau.
1. Đặc điểm của cây bạc thau
Bạc thau có tên khoa học: Argyreia acuta Lour. Ngoài ra, loài cây này còn có tên gọi khác như: thau bạc, mộ bạc, thảo bạc, bạch hạc đằng, bạch hoa đằng, bạc sau, chấp miên, lú lớn (Hải Hưng), chấp miên, người Tày gọi là pác túi.
Bạc thau thuộc họ: Bìm bìm-Convolvuìaceae và thuộc chi: Argyreia.
Bạc thau là một loại dây leo bò hoặc cuốn. Vỏ thân có màu nâu và nhiều lông màu trắng nhạt áp vào thân. Lá nguyên, hình bầu dục hay trái xoan, mọc so le, phía cuống hơi hình tim. Mặt trên lá nhẵn màu xanh thẫm, phía mặt dưới có lông dày, ngắn, mịn, màu ánh bạc (Đây là lý do thồm lồm có tên là bạc sau). Đầu lá nhọn, dài khoảng 5- 11cm và rộng từ 5 đến 8cm. Cuống dài 1,5-6cm, có lông mịn màu trắng nhạt. Hoa màu trắng, phía mặt trong cũng có lông mịn. Hoa cây bạc thau mọc thành đầu hoặc tán ở đầu cành. Đài hoa hình chén, có lông màu ánh bạc. Cụm hoa có hình tán mọc xen ở kẽ lá.
Quả bạc thau hình cầu, chín mọng sẽ có màu đỏ, đường kính khoảng 8mm. Quả được bao bọc bởi lá đài, mặt trong lá đài màu đỏ. Quả chứa 2 đến 4 hạt màu nâu. Hạt có hình trứng, tễ hình tim. Hạt bạc thau có 3 cạnh và dài khoảng 5mm.
Bạc thau được tìm thấy ở Hoa Nam Trung Quốc và mọc hoang nhiều nơi tại Việt Nam. Cây phân bố chủ yếu ở miền Bắc, từ đèo Hải Vân trở ra như Hoà Bình, Thái Nguyên, Hà Nội, Đồng Nai, Khánh Hòa. Chúng thường mọc ở các bờ bụi, lụm cây, nhất là trên các triền đồi núi đá vôi.
2. Cây bạc thau có tác dụng gì?
Theo Đông y, bạc thau có tính mát, vị đắng, hơi cay và chua. Cây có tác dụng điều kinh, lợi tiểu, thanh nhiệt, cầm máu, thư cân hoạt lạc, tiêu đờm, nhuận phế, chỉ khái.
Vậy cây bạc thau chữa bệnh gì? Trong dân gian Việt Nam, bạc thau thường được dùng để làm thuốc chữa kinh nguyệt không đều,rong kinh, bí tiểu tiện, rát buốt, tiểu ít, màu nước tiểu đục. Ngoài ra, bạc thau dùng trong điều trị lở ngứa, mụn nhọt, sát khuẩn, giải độc, viêm phế quản và sốt rét cũng rất hiệu quả. Người ta thường dùng tươi, giã nát ra đắp lên những nơi bị gãy xương hoặc đắp lên mụn nhọt cho hút mủ lên da non. Bên cạnh đó, người ta hay dùng bạc thau phơi khô để chữa ho đặc biệt là cho trẻ em.
Ở Quảng Tây (Trung Quốc), bạc sau được dùng bằng cách lấy toàn cây để trị ho, nhức mỏi chân tay, viêm thận thuỷ thũng hay dùng ngoài trị độc do giang mai.
3. Cách thu hái và chế biến bạc thau
- Thu hái: Có thể thu hái bạc thau quanh năm, sử dụng tươi hoặc phơi khô dùng dần đều được.
- Bộ phận thường dùng để chế biến làm thuốc là lá. Bên cạnh đó, thân và rễ cũng được dùng để làm thuốc bổ đắng (giúp ăn ngon miệng và dễ tiêu hoá), điều kinh.
- Thành phần hóa học: Chưa tìm thấy tài liệu nghiên cứu.
- Bảo quản: Nơi khô ráo, thoáng mát.
4. Các bài thuốc từ cây bạc thau
Các bài thuốc Đông y điều trị bệnh từ bạc thau, đó là:
- Trị băng huyết: Lấy10g lá bạc thau, 16g ngổ trâu, sao vàng và sắc uống từ 5 – 7 lần một ngày. Đối với bạc thau tươi, có thể dùng với liều gấp 3 – 5 lần sau khi rửa sạch, giã nát. Thêm nước vào và vắt lấy nước để uống.
- Chữa rong kinh, rong huyết: Rửa sạch 20g lá bạc thau, 20g lá bạch đầu ông và ngải cứu 20, để ráo nước. Giã nát hỗn hợp rồi cho thêm chút nước và vắt lấy nước để uống. Sử dụng trong 5 ngày.
- Chữa kinh nguyệt không đều: Phơi khô 10g lá bạc thau, rễ cỏ tranh 10g, rễ xích đồng nam 10g, 8g lá huyết dụ, vỏ thân mía tía 10g, 8g rễ móc diều và cỏ hàn the 8g. Cho tất cả vào ấm, đổ ngập nước nấu nhỏ lửa. Còn 300ml chia ra 1 ngày uống 3 lần và uống trước chu kỳ kinh nguyệt khoảng 15 ngày.
- Chữa ho cho trẻ em: Rửa sạch 6g lá bạc thau, 6g lá chua me và lá xương sông 6g. Để cho ráo nước rồi giã nát và vắt lấy nước cho trẻ uống. Có thể cho vào một ít đường phèn để trẻ dễ uống hơn.
- Vết thương mau lành: Giã mịn bạc thau khô sau đó rắc vào vết thương. Cách làm này giúp vết thương ngừng chảy nước vàng.
- Chữa sưng tấy, va đập: Giã nát 30g lá bạc thau tươi, 30g lá dây đòn gánh và lá xuyên tiêu 30g. Cho hỗn hợp vào chảo, đảo nóng kèm với ít rượu rồi đắp lên chỗ sưng đau. Đắp mỗi ngày một lần.
- Trị mụn nhọt, lở loét: Giã nát 30g lá bạc thau, 5g thuốc lào, lá xuyên tiêu 30g và 20g lá trầu không. Đảo đều trên chảo cho nóng, đắp vào chỗ bị lở loét và băng lại. Thay 1 lần mỗi ngày.
- Trị lở ngứa, ghẻ lở và rôm sảy: Nấu nước và lá bạc thau nấu để tắm. Tắm lá bạc thau mỗi ngày sẽ giúp giảm tình trạng ghẻ lở, mẩn ngứa.
Trên đây là những bài thuốc điều trị các loại bệnh được điều chế từ bạc thau. Để đạt được hiệu quả khi sử dụng, bạn cần đọc kỹ thông tin và tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ về liều lượng phù hợp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.