Cây bầu đất có tác dụng gì?

Cây bầu đất có tác dụng gì?

Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây bầu đất có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.

Cây bầu đất là một loại cây thông dụng thường được người dân nước ta sử dụng như rau bầu đất bổ và mát. Thực tế, loài cây này còn được sử dụng như một vị thuốc chữa nhiều bệnh lý. Cùng tìm hiểu cây bầu đất có tác dụng gì trong bài viết sau đây.

1. Đặc điểm cây bầu đất

Cây bầu đất hay cây kim thất thuộc họ cúc là một cây thuốc nam quý dạng cây thảo mọc bò và hơi leo, cao đến 1 mét. Các thành phần dinh dưỡng của cây gồm có nước, protein, gluxit, xơ, tro, caroten và vitamin C. Cây có thể sử dụng toàn thân để làm thuốc với các tác dụng như:

  • Kiểm soát lượng đường trong máu
  • Chống mỡ máu
  • Chống viêm nhiễm

Về mặt Đông y, cây bầu đất có vị cay, ngọt, thơm, hơi đắng, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, tán ứ, tiêu thũng, chỉ khái.

2. Các tác dụng dược lý của bầu đất

Thành phần flavonoid trong dược liệu mang lại tác dụng chống viêm. Nghiên cứu gần đây cho thấy, chiết xuất của nó có hiệu quả trong điều trị viêm da do virus Herpes, giúp nhanh lành, giảm đau, giảm ngứa.

Các nghiên cứu cho thấy, dịch chiết xuất từ lá bầu đất có khả năng ức chế vi khuẩn phát triển do các loài như E. Coli, S. aureus và Candida Albicans. Ngoài ra, dịch chiết xuất lá bầu đất có hoạt tính ức chế glucosidase. Tác dụng này tương tự một thuốc trị đái tháo đường đang được sử dụng là Acarbose. Từ đó cho thấy tiềm năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường của dược liệu này.

Ngoài ra, bầu đất còn có tác dụng điều trị viêm, nhiễm trùng da, đau mắt đỏ, viêm đường tiết niệu nhờ tác dụng kháng khuẩn, kháng virus, cũng như tiềm năng hỗ trợ điều trị đái tháo đường của cây thuốc này.

3. Một số cách dùng cây bầu đất chữa bệnh

Người dân thường sử dụng cây bầu đất như một loại rau, cành lá, ngọn non được chần qua nước sôi, xào hoặc nấu canh cua, trộn dầu giấm. Trong trị bệnh, thân và lá của cây bầu đất được dùng dưới dạng thuốc sắc với hàm lượng khoảng 30-40g. Thường dùng phối hợp nhiều vị thuốc khác để trị sốt, kinh nguyệt không đều, thiếu máu, các bệnh tiết niệu, đau mắt đỏ.

Các bài thuốc chữa bệnh dùng cây bầu đất gồm:

  • Đái són, đái buốt, đái dầm: bầu đất tươi 80g, sắc nước uống vào buổi trưa. Hạn chế ăn canh, uống nước nhiều buổi tối
  • Viêm bàng quang, khí hư, bạch đới: dùng bầu đất sắc nước uống với bột Thổ tam thất và ý dĩ sao với liều bằng nhau. Mỗi lần dùng 10-15g ngày uống 2 lần
  • Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Nhai nuốt mỗi làn 7-9 lá rau bầu đất, ngày 2 lần sáng, chiều có tác dụng điều hòa lượng đường trong máu rõ rệt. Vị thuốc không gây phản ứng phụ, có thể kết hợp với các vị thuốc trị đái tháo đường khác
  • Trị viêm họng, ho gió, ho khan hoặc có đờm: nhai vài lá rau bầu đất, ngậm nước nuốt dần
  • Trịviêm phế quản mạn: nấu canh rau bầu đất ăn trong ngày
  • Chữa vết thương chảy máu: dùng rau bầu đất rửa sạch đắp, buộc vào vết thương giúp cầm máu và bớt viêm sưng, đau nhức
  • Chữa va đập bầm tím: Giã nát một nắm rau bầu đất khô và vài hạt hồ tiêu rồi đắp vào vết thương, sau 3 giờ lại đắp tiếp miếng khác, dùng trong 3 ngày
  • Trị đái dắt, đái buốt: dùng bầu đất 80g, rửa sạch, sắc với 700ml nước nhỏ lửa cho tới 200 ml, chia làm 2 lần uống trong ngày.
  • Trị khí hư, bạch đới: rau bầu đất 20g, rễ củ gai sao vàng 15g, cỏ xước 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo đất 16g, sắc uống ngày 1 thang, chia 2-3 lần
  • Trị đái dầm ở trẻ: Nấu canh rau bầu đất cho trẻ ăn hàng ngày vào buổi trưa
  • Chữa táo bón, kiết lỵ: Giã một nắm rau bầu đất hoà với 100ml nước sôi để nguội, chia làm 2 phần uống vào buổi sáng và chiều trong 5-6 ngày
  • Trị mất ngủ: Thường xuyên ăn tươi rau bầu đất hoặc xao, nấu canh có tác dụng an thần, điều hoà máu huyết, tạo điều kiện cho giấc ngủ tốt hơn.

Hi vọng những thông tin trong bài viết trên đã giúp độc giả hiểu hơn về tác dụng của cây bầu đất. Nếu có bất kỳ băn khoăn thắc mắc nào hãy liên hệ với bác sĩ để sử dụng một cách hiệu quả, tránh tự ý sử dụng gây ra những tác dụng phụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.