Bạn đang theo dõi bài viết chủ đề về Cây canh châu có tác dụng gì?cung cấp tại Hoàng Mộc Can mong rằng sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong cuộc sống và chăm sóc sức khỏe.
Cây canh châu hay còn được gọi là trân châu, kim châu, chanh châu, xích như và sơn minh trà. Ở Việt Nam, canh châu là một loại cây mọc hoang hoặc được trồng quanh nhà khá nhiều. Với tính mát, có vị đắng hơi chua cây canh châu là một loại dược liệu có tác dụng điều trị bệnh sởi, thủy đậu, mụn nhọt, lở loét và bong gân. Vậy cây canh châu có tác dụng gì?
1. Đặc điểm cây canh châu
Cây canh châu là cây gì? Cây canh châu hay còn được biết đến với nhiều cái tên khác nhau như kim châu, trân châu, xích chu đằng, tước mai đằng, khan slam,… Canh châu thuộc họ táo ta Rhamnaceae và có tên khoa học là sageretiatheezans. Cây canh châu là một loài cây nhỏ có nhiều nhánh con. Trên cành có nhiều gai ngắn và nhỏ, những cành non có những sợi lông nhỏ. Lá dai và cứng, ở phía trên cành lá mọc đối xứng nhau, phía dưới cành mọc rời nhau. Canh châu có phiến lá hình trái xoan, rộng khoảng 10-35 cm và dài khoảng 10 cm. Mép lá canh châu có răng cưa nhỏ, đầu lá nhọn và phía cuống lá hơi tròn. Hoa canh châu dài và mọc thành từng cụm ở ngọn hoặc kẽ lá. Đài hoa có màu trắng hoặc màu lục, đối với những hoa còn non, đài hoa có lông mịn. Quả canh châu có hình cầu, khi chín quả chuyển sang màu đen và phần thịt quả có màu hơi đen, kèm theo với lá đài và vòi nhụy. Cây canh châu có hạt vỏ nhẵn bóng, màu xám sáng.
Cây canh châu được phân bố ở nhiều khu vực đặc biệt là các tỉnh thuộc Trung Quốc và Ấn Độ. Tại Việt Nam, canh chây cũng được tìm thấy rải rác ở một số địa phương. Cây canh châu thường mọc dọc theo bờ suối hoặc ven rừng, nơi có đất nâu và cát ẩm ướt, đôi khi canh châu thường mọc xen lẫn với một số cây bụi dại khác. Người ta thường dùng lá, cành và rễ cây canh châu để làm thuốc. Thường thu hái lá và cành tươi vào mùa xuân còn rễ cây thu hoạch vào mùa đông. Đem những lá cây, cành và rễ rửa sạch nhằm loại bỏ bụi bẩn rồi đem phơi nắng hoặc sấy khô, cất trữ và bảo quản ở những nơi khô ráo thoáng mát và nhiệt độ phòng, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Tốt nhất là nên lưu trữ dược liệu trong bao bì và đậy kín bao bì sau mỗi lần sử dụng.
2. Cây canh châu có tác dụng gì?
Cây canh châu có vị chua hơi ngọt, kèm theo vị đắng, tính mát. Theo Y Học Cổ Truyền, cây canh chây có tác dụng giải độc, thanh nhiệt, lương huyết. Với những tác dụng trên, canh châu dược liệu được dân gian sử dụng để điều trị đậu mùa, kiết lỵ, ban sởi, chữa ghẻ lở và độc tố trong cơ thể không thoát ra được. Có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp cùng với một số dược liệu khác trong các bài thuốc điều trị bệnh dưới dạng đắp ngoài da hoặc thuốc sắc.
3. Một số bài thuốc có chứa vị thuốc canh châu trong điều trị bệnh
Một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây canh châu bao gồm:
- Bài thuốc từ cây canh châu chữa ghẻ lở, ghẻ nước: sử dụng một nắm cành và lá cây canh châu, sau đó đem rửa sạch bằng nước để loại bỏ bụi bẩn rồi nấu cô đặc, lấy phần nước rửa lên vùng da nổi ghẻ lở. Áp dụng bài thuốc cho đến khi tình trạng bệnh dần cải thiện.
- Chữa các vết thương chảy máu: sử dụng lá cây canh dâu và lá đuôi tôm mỗi vị một nắm nhỏ (khoảng chừng 20 gram) kết hợp cùng với 1 nụ cây Đinh hương. Đem tất cả các dược liệu trên rửa sạch bằng nước, rồi giã nhỏ, sau đó đắp lên vị trí bị chảy máu. Kiên trì áp dụng bài thuốc này trong khoảng 2 – 3 ngày hoặc cho đến khi vết thương lành thì ngừng.
- Điều trị chứng mụn nhọt do nóng trong người, chứng ngứa rôm sảy: sử dụng 24 gram cành và lá cây canh châu, kết hợp với một số thảo dược khác bao gồm hạ khô thảo, bồ công anh, rễ cỏ xước mỗi vị 20 gram cùng với 10 gram lá đơn đỏ. Làm sạch các nguyên liệu trên bằng nước lọc rồi cho vào nồi cùng với 750 ml nước lọc, sắc thuốc trên ngọn lửa nhỏ. Sắc cô đặc cho đến khi nước còn khoảng 250 ml là được. Chia phần thuốc sắc được thành hai lần uống mỗi ngày. Nên uống thuốc ngay khi thuốc vẫn còn ấm.
- Hỗ trợ điều trị bệnh sởi: sử dụng 20 gram lá và cành cây canh châu, kết hợp với 12 gram săn dây cùng với hương nhu, 18 gram tầm gửi cây khế, cam thảo dây và hoắc hương mỗi vị 8 gram. Đem tất cả các vị thuốc rửa sạch dưới vòi nước để loại bỏ bụi bẩn và các tạp chất. Sau đó đem nấu các vị thuốc cùng với 400 ml nước, nấu cô đặc cho đến khi còn khoảng 200 ml nước. Chia phần nước thuốc vừa sắc đặc thành hai phần nhỏ để uống mỗi ngày. Kiên trì sử dụng bài thuốc này liên tục trong vòng 5 ngày hoặc cho đến khi tình trạng bệnh thuyên giảm dần. Đồng thời, có thể kết hợp cùng với việc lấy lá canh châu để nấu nước tắm hằng ngày.
- Bài thuốc từ cây canh châu giúp thúc sởi mọc nhanh: chuẩn bị 30 gram rễ cây canh châu hoặc 40 gram lá cây canh châu, đem rửa sạch dược liệu để thải bỏ tạp chất rồi thái thành từng đoạn nhỏ. Sau đó, sắc các vị thuốc trên cùng với 500 ml nước lọc, sắc cô đặc cho đến khi thuốc còn khoảng 300 ml nước. Chia phần thuốc đã cô đặc thành 3 phần nhỏ để uống trong ngày. Lưu ý, uống thuốc ngay khi thuốc còn nóng, nếu thuốc đã nguội thì cần hâm hóng lại trước khi sử dụng.
4. Một số lưu ý khi sử dụng vị thuốc canh châu
Ngoài việc sử dụng đúng thuốc, đúng liều lượng, người đọc cần lưu ý đến các vấn đề khi sử dụng các bài thuốc từ Canh châu như:
- Những trường hợp bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với một số thành phần có trong dược liệu của cây canh châu.
- Những trường hợp người bệnh bị tỳ vị hư hạn, đại tiện phân lỏng không được các bài thuốc từ cây canh châu.
Tóm lại, cây canh châu là vị thuốc đông y được sử dụng khá phổ biến trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền, với công dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết. Tuy nhiên, công dụng chữa bệnh của cây canh châu chưa được giới y học hiện đại nghiên cứu và đưa ra công bố. Do đó, người bệnh không tự ý sử dụng các bài thuốc từ cây canh châu khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ Y Học Cổ Truyền.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số
HOTLINE
hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY.
Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Mong rằng với những thông tin của bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về các loại dược liệu và cách sử dụng chúng đúng cách nhé. Hãy nhớ hỏi ý kiến của chuyên gia, bác sĩ cụ thể trước khi sử dụng các vị thuốc thảo dược nhé. Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung này.